Mấy chục năm qua, với hòn “đá thần” trong tay, ông Khản đã chữa trị cho không biết bao nhiêu người bị rắn độc cắn thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”.
Đến xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, hỏi ông Vũ Văn Khản chữa bệnh rắn cắn thì người dân không ai không biết. Mấy chục năm qua, với hòn “đá thần” trong tay, ông Khản đã chữa trị cho không biết bao nhiêu người bị rắn độc cắn thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”.
Điều đặc biệt hơn nữa là trong khoảng thời gian dài chữa bệnh cứu người, ông không bao giờ nhắc đến chuyện tiền nong. Ông chỉ tâm niệm một điều: “Làm phúc cứu người là đạo nhà từ xưa mà các cụ đã răn dạy”.
Báu vật của gia đình
Được sự hướng dẫn của người dân địa phương, chúng tôi tìm đến nhà ông Vũ Văn Khản ở thôn Dương Cước, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Đây là một “thần y” chữa trị rắn độc cắn chỉ với viên “đá thần” trong tay. Khi được hỏi về nguồn gốc viên đá nổi tiếng, ông Khản cho biết: “Viên đá này là do cụ nội truyền lại. Từ trước Cách mạng tháng 8, các cán bộ nhận nhiệm vụ về hoạt động ở xã Hồng Thái (xưa vốn là vùng rừng nhiều rắn độc) nên được cấp trên cho viên đá hút nọc, phòng khi hữu sự.
Hồi năm 1945, khi chiến tranh xảy ra ác liệt nhất, gia đình ông đã cưu mang, bảo vệ cho hai chiến sĩ hoạt động bí mật. Trước lúc chia tay để chuyển hoạt động sang vùng khác, hai chiến sĩ muốn trả ơn nên đã tặng lại gia đình viên đá phòng thân. Kể từ đó đến nay, viên đá luôn được gia đình cất giữ cẩn thận.
Vừa tiếp chuyện phóng viên, ông Khản khẽ mở chiếc hộp nhỏ được khóa bằng chiếc ổ khóa chắc chắn, lấy ra một viên đá màu đen. Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là một viên đá giống như một thỏi nam châm hình vuông có chiều dài 2cm, nặng khoảng 50g. Viên đá có màu đen hơi đậm và hình dạng khá đặc biệt.
Trên hai bề mặt đều có hình vòng tròn và một lỗ lõm sâu xuống dạng hình chữ U, một mặt đá đã bị xước. Khi được hỏi về ý nghĩa của vòng tròn và chữ U, ông Khản chia sẻ: “Từ khi viên đá này được các cụ truyền lại, nó đã có hình dáng đặc biệt như vậy. Hồi còn nhỏ cũng không thấy các cụ nhắc đến nên tôi nghĩ có thể do tác dụng đặc biệt của viên đá cho nên hình dạng nó hơi khác thường cũng không có gì lạ”.
Chia sẻ về phương pháp trị độc rắn cắn, ông Khản cho biết: “Khi người ta đến nhờ chữa trị, tôi chỉ cần đặt viên đá lên vết cắn. Nếu vết cắn còn mới thì chỉ cần 1 giờ đồng hồ, lâu hơn thì cũng chỉ 2 giờ đồng hồ là viên đá sẽ hút hết nọc độc, không cần mổ xẻ hay kết hợp thêm một phương pháp nào khác. Khi hết nọc, viên đá sẽ tự động rơi ra”.
Ông chia sẻ thêm: “Ban đầu, tôi hoàn toàn dựa vào viên đá để chữa trị nhưng sau này chữa cho nhiều bệnh nhân nên cũng tích lũy thêm một số kinh nghiệm. Tôi quan sát vết cắn thì biết ngay vết cắn rắn nào là rắn độc, rắn nào là rắn thường và phương án chữa trị”. Tuy nhiên để bệnh nhân an tâm thì với vị khách nào ông cũng dùng viên đá kiểm tra qua.
Điều kì lạ là nếu vết cắn do rắn độc, viên đá sẽ dính chặt vào vết cắn, hút cho đến khi hết độc mới tự động nhả ra. Còn nếu không phải rắn độc, viên đá không phát sinh biểu hiện bất thường. Theo ông Khản thì khác với nam châm chỉ dính được ở hai mặt, viên “đá thần” có thể dính được cả bốn mặt. Có nghĩa là ở mặt nào, viên đá cũng có thể hút được nọc độc.
Tất cả nạn nhân sau khi được chữa trị khỏi hoàn toàn khỏe mạnh và ăn ngủ bình thường, không có biểu hiện khác lạ hoặc có tác dụng phụ. Qua thời gian, viên đá đặc biệt không chỉ là báu vật gia đình ông Khản. Chính những người địa phương cũng coi đó như “vật linh” cần phải hết sức giữ gìn.
Được biết, viên “đá thần” được cụ thân sinh Vũ Văn Vần trao lại cho ông Khản năm 1960. Bắt đầu từ đó, ông Khản mang viên đá cứu giúp mọi người. Cho đến nay, “đá thần” đã cứu sống hàng nghìn người bệnh. Bình thường, những người trong huyện và các huyện lân cận bị rắn độc cắn đều tìm đến ông nhờ chữa trị.
Sau mỗi ca cứu người bị nạn, để “bảo dưỡng đá thần”, ông Khảm phải xin một ít sữa tươi của phụ nữ mới sinh con, cho sữa và “đá thần” vào trong chén để “đá thần” nhả hết nọc độc vào sữa. Những lần như vậy, nọc độc sẽ nổi lên trên có màu đen hoặc vàng, tùy từng loại rắn và có mùi rất tanh, sữa ở trong chén sẽ trong như nước lọc đóng chai.
Hơn 50 năm không lấy tiền công
Nhớ lại lần đầu tiên chữa bệnh cứu người, ông Khản cho biết: “Tôi cũng nghe cụ thân sinh nói về công dụng của viên đá nhưng chưa một lần thử nghiệm. Đến đầu năm 1960, anh Đào Quang Đán (người cùng huyện) bị rắn hổ mang cắn đến nhờ điều trị, tôi mới đánh liều thử sức và đã chữa trị khỏi”.
Kể từ đó, tiếng lành đồn xa, những ai không may bị rắn độc cắn ở các vùng lân cận như Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định... đều tìm đến nhờ ông dùng “đá thần” cứu sống. Vốn tính cẩn thận, ông đều ghi chép lại tên tuổi, địa chỉ từng người bệnh đến gõ cửa cậy nhờ. Thế nhưng điều đặc biệt là qua hơn 50, hàng ngàn bệnh nhân tìm đến (dựa trên danh sách chúng tôi đếm được) rồi ra về khỏi bệnh. Có điều, ông Khản chưa bao giờ lấy của ai, dù chỉ một đồng tiền công.
Ngồi lật từng trang giấy trong quyển sổ ghi danh sách bệnh nhân, ông Khản kể về trường hợp Trần Văn Hạnh ở xã bên: Cách đây hơn 10 năm, anh Hạnh bị rắn hổ mang cắn trong lúc đang ra làm đồng. Do bị rắn độc cắn, lại ở xa nên khi người nhà đưa anh tới nơi, anh đã mê man bất tỉnh, toàn thân bất động, cơ thể tím bầm và lạnh buốt. Ai nấy đều không dám hy vọng anh có thể sống lại. Nhưng bằng kinh nghiệm dùng viên đá quý chữa trị nhiều năm, ông Khản đã cứu sống được ca bệnh thập tử nhất sinh này.
Năm 2008, anh Lương Xuân Nhuận (quê huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng) bị rắn cạp nong cắn khi đang thu hoạch thuốc lào. Khi phát hiện, gia đình lại vòng vèo đưa anh đến nhiều thầy lang nhưng đều bị lắc đầu từ chối. Lúc tìm đến nhà ông Khản, nạn nhân đã rơi vào tình trạng nguy kịch. Nhìn người bệnh, ông Khản cũng lắc đầu buồn bã, việc điều trị lúc đó chỉ có 1% hy vọng. Lấy viên đá, ông cẩn thận áp vào miệng vết thương bị rắn cắn.
Kỳ lạ thay, chỉ nửa giờ đồng hồ sau, anh Nhuận bất ngờ tỉnh lại, da thịt trên cơ thể cũng dần chuyển từ tím tái sang hồng hào. Tiếng lành đồn xa, không chỉ người dân địa phương mà bệnh nhân khắp nơi đều biết về viên đá quý ông Khản sở hữu. Cứ thế, ngày nào ông Khản cũng tất bật đón bệnh nhân có thể đến vào bất cứ thời điểm nào. Nhiều khi, ông phải thức trắng đêm vì bệnh nhân xếp hàng chờ đến lượt.
Viên đá quý giá như vậy nên không ngạc nhiên khi thời gian qua, ông Khản đã nhận được nhiều đề nghị hỏi mua với giá cao. Nhưng vì mong muốn cứu người tích đức, mặt khác lại sợ viên đá rơi vào tay kẻ xấu, ông Khản nhất quyết từ chối. Thấy cơ hội kinh doanh kiếm lời, nhiều người lại tìm đến tận nhà, đặt vấn đề bỏ tiền giúp ông mở phòng khám chữa bệnh, xây dựng thương hiệu.
“Nếu làm theo, tôi đã có cơ hội “đổi đời”. Tuy vậy, tôi đã từ chối bởi nghĩ đến những người bệnh. Nơi thôn dã vẫn còn rất nhiều rắn, bà con đi lại, làm việc khó tránh khỏi nguy cơ. Nếu mình bán viên đá hoặc mở phòng khám thu tiền thì bản thân giàu có nhưng cơ hội sống cho người bệnh lại co hẹp lại”, ông Khản lý giải.
Cảm phục tấm lòng nhân đức ấy, nhiều gia đình đã coi ông như người thân trong nhà. Ông khẳng định: “Tôi sẽ giữ viên đá và dùng để cứu người tới khi nào không còn đủ sức khỏe để làm nữa. Tới lúc đó, con tôi, cháu tôi sẽ làm thay tôi việc này”. Lúc này, điều ông Khản lo nhất là sự nổi tiếng của viên đá khiến gia đình ông thường xuyên bị bọn trộm rình rập.
“Có lần, không tìm được viên đá thần, chúng đã lấy đi của gia đình cả tivi và đầu VCD. Để bảo quản viên đá, tôi phải lót một lớp gạo nếp rang khô, đặt viên đá lên trên và đựng trong hộp gỗ. Cứ nửa tháng phải thay gạo nếp trong hộp một lần”, ông Khản chia sẻ. Đến nay vẫn chưa một ai lý giải được vì sao viên đá có “sức mạnh” ghê gớm đến vậy. Người ta chỉ biết rằng, khả năng hút nọc độc rắn của viên đá đã được hàng ngàn người kiểm chứng qua nhiều năm.
Theo Tiến Phúc(Gia đình xã hội cuối tuần)
Đến xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, hỏi ông Vũ Văn Khản chữa bệnh rắn cắn thì người dân không ai không biết. Mấy chục năm qua, với hòn “đá thần” trong tay, ông Khản đã chữa trị cho không biết bao nhiêu người bị rắn độc cắn thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”.
Điều đặc biệt hơn nữa là trong khoảng thời gian dài chữa bệnh cứu người, ông không bao giờ nhắc đến chuyện tiền nong. Ông chỉ tâm niệm một điều: “Làm phúc cứu người là đạo nhà từ xưa mà các cụ đã răn dạy”.
Báu vật của gia đình
Được sự hướng dẫn của người dân địa phương, chúng tôi tìm đến nhà ông Vũ Văn Khản ở thôn Dương Cước, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Đây là một “thần y” chữa trị rắn độc cắn chỉ với viên “đá thần” trong tay. Khi được hỏi về nguồn gốc viên đá nổi tiếng, ông Khản cho biết: “Viên đá này là do cụ nội truyền lại. Từ trước Cách mạng tháng 8, các cán bộ nhận nhiệm vụ về hoạt động ở xã Hồng Thái (xưa vốn là vùng rừng nhiều rắn độc) nên được cấp trên cho viên đá hút nọc, phòng khi hữu sự.
Hồi năm 1945, khi chiến tranh xảy ra ác liệt nhất, gia đình ông đã cưu mang, bảo vệ cho hai chiến sĩ hoạt động bí mật. Trước lúc chia tay để chuyển hoạt động sang vùng khác, hai chiến sĩ muốn trả ơn nên đã tặng lại gia đình viên đá phòng thân. Kể từ đó đến nay, viên đá luôn được gia đình cất giữ cẩn thận.
Ông Khàn chia sẻ với người viết về viên đá kỳ lạ |
Vừa tiếp chuyện phóng viên, ông Khản khẽ mở chiếc hộp nhỏ được khóa bằng chiếc ổ khóa chắc chắn, lấy ra một viên đá màu đen. Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là một viên đá giống như một thỏi nam châm hình vuông có chiều dài 2cm, nặng khoảng 50g. Viên đá có màu đen hơi đậm và hình dạng khá đặc biệt.
Trên hai bề mặt đều có hình vòng tròn và một lỗ lõm sâu xuống dạng hình chữ U, một mặt đá đã bị xước. Khi được hỏi về ý nghĩa của vòng tròn và chữ U, ông Khản chia sẻ: “Từ khi viên đá này được các cụ truyền lại, nó đã có hình dáng đặc biệt như vậy. Hồi còn nhỏ cũng không thấy các cụ nhắc đến nên tôi nghĩ có thể do tác dụng đặc biệt của viên đá cho nên hình dạng nó hơi khác thường cũng không có gì lạ”.
Chia sẻ về phương pháp trị độc rắn cắn, ông Khản cho biết: “Khi người ta đến nhờ chữa trị, tôi chỉ cần đặt viên đá lên vết cắn. Nếu vết cắn còn mới thì chỉ cần 1 giờ đồng hồ, lâu hơn thì cũng chỉ 2 giờ đồng hồ là viên đá sẽ hút hết nọc độc, không cần mổ xẻ hay kết hợp thêm một phương pháp nào khác. Khi hết nọc, viên đá sẽ tự động rơi ra”.
Ông chia sẻ thêm: “Ban đầu, tôi hoàn toàn dựa vào viên đá để chữa trị nhưng sau này chữa cho nhiều bệnh nhân nên cũng tích lũy thêm một số kinh nghiệm. Tôi quan sát vết cắn thì biết ngay vết cắn rắn nào là rắn độc, rắn nào là rắn thường và phương án chữa trị”. Tuy nhiên để bệnh nhân an tâm thì với vị khách nào ông cũng dùng viên đá kiểm tra qua.
Điều kì lạ là nếu vết cắn do rắn độc, viên đá sẽ dính chặt vào vết cắn, hút cho đến khi hết độc mới tự động nhả ra. Còn nếu không phải rắn độc, viên đá không phát sinh biểu hiện bất thường. Theo ông Khản thì khác với nam châm chỉ dính được ở hai mặt, viên “đá thần” có thể dính được cả bốn mặt. Có nghĩa là ở mặt nào, viên đá cũng có thể hút được nọc độc.
Ông Vịnh - trạm trưởng trạm y tế xã trao đổi với PV |
Tất cả nạn nhân sau khi được chữa trị khỏi hoàn toàn khỏe mạnh và ăn ngủ bình thường, không có biểu hiện khác lạ hoặc có tác dụng phụ. Qua thời gian, viên đá đặc biệt không chỉ là báu vật gia đình ông Khản. Chính những người địa phương cũng coi đó như “vật linh” cần phải hết sức giữ gìn.
Được biết, viên “đá thần” được cụ thân sinh Vũ Văn Vần trao lại cho ông Khản năm 1960. Bắt đầu từ đó, ông Khản mang viên đá cứu giúp mọi người. Cho đến nay, “đá thần” đã cứu sống hàng nghìn người bệnh. Bình thường, những người trong huyện và các huyện lân cận bị rắn độc cắn đều tìm đến ông nhờ chữa trị.
Sau mỗi ca cứu người bị nạn, để “bảo dưỡng đá thần”, ông Khảm phải xin một ít sữa tươi của phụ nữ mới sinh con, cho sữa và “đá thần” vào trong chén để “đá thần” nhả hết nọc độc vào sữa. Những lần như vậy, nọc độc sẽ nổi lên trên có màu đen hoặc vàng, tùy từng loại rắn và có mùi rất tanh, sữa ở trong chén sẽ trong như nước lọc đóng chai.
Hơn 50 năm không lấy tiền công
Kể từ đó, tiếng lành đồn xa, những ai không may bị rắn độc cắn ở các vùng lân cận như Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định... đều tìm đến nhờ ông dùng “đá thần” cứu sống. Vốn tính cẩn thận, ông đều ghi chép lại tên tuổi, địa chỉ từng người bệnh đến gõ cửa cậy nhờ. Thế nhưng điều đặc biệt là qua hơn 50, hàng ngàn bệnh nhân tìm đến (dựa trên danh sách chúng tôi đếm được) rồi ra về khỏi bệnh. Có điều, ông Khản chưa bao giờ lấy của ai, dù chỉ một đồng tiền công.
Ngồi lật từng trang giấy trong quyển sổ ghi danh sách bệnh nhân, ông Khản kể về trường hợp Trần Văn Hạnh ở xã bên: Cách đây hơn 10 năm, anh Hạnh bị rắn hổ mang cắn trong lúc đang ra làm đồng. Do bị rắn độc cắn, lại ở xa nên khi người nhà đưa anh tới nơi, anh đã mê man bất tỉnh, toàn thân bất động, cơ thể tím bầm và lạnh buốt. Ai nấy đều không dám hy vọng anh có thể sống lại. Nhưng bằng kinh nghiệm dùng viên đá quý chữa trị nhiều năm, ông Khản đã cứu sống được ca bệnh thập tử nhất sinh này.
Năm 2008, anh Lương Xuân Nhuận (quê huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng) bị rắn cạp nong cắn khi đang thu hoạch thuốc lào. Khi phát hiện, gia đình lại vòng vèo đưa anh đến nhiều thầy lang nhưng đều bị lắc đầu từ chối. Lúc tìm đến nhà ông Khản, nạn nhân đã rơi vào tình trạng nguy kịch. Nhìn người bệnh, ông Khản cũng lắc đầu buồn bã, việc điều trị lúc đó chỉ có 1% hy vọng. Lấy viên đá, ông cẩn thận áp vào miệng vết thương bị rắn cắn.
Hòn đá có khả năng hút độc tố của rắn độc |
Kỳ lạ thay, chỉ nửa giờ đồng hồ sau, anh Nhuận bất ngờ tỉnh lại, da thịt trên cơ thể cũng dần chuyển từ tím tái sang hồng hào. Tiếng lành đồn xa, không chỉ người dân địa phương mà bệnh nhân khắp nơi đều biết về viên đá quý ông Khản sở hữu. Cứ thế, ngày nào ông Khản cũng tất bật đón bệnh nhân có thể đến vào bất cứ thời điểm nào. Nhiều khi, ông phải thức trắng đêm vì bệnh nhân xếp hàng chờ đến lượt.
Viên đá quý giá như vậy nên không ngạc nhiên khi thời gian qua, ông Khản đã nhận được nhiều đề nghị hỏi mua với giá cao. Nhưng vì mong muốn cứu người tích đức, mặt khác lại sợ viên đá rơi vào tay kẻ xấu, ông Khản nhất quyết từ chối. Thấy cơ hội kinh doanh kiếm lời, nhiều người lại tìm đến tận nhà, đặt vấn đề bỏ tiền giúp ông mở phòng khám chữa bệnh, xây dựng thương hiệu.
“Nếu làm theo, tôi đã có cơ hội “đổi đời”. Tuy vậy, tôi đã từ chối bởi nghĩ đến những người bệnh. Nơi thôn dã vẫn còn rất nhiều rắn, bà con đi lại, làm việc khó tránh khỏi nguy cơ. Nếu mình bán viên đá hoặc mở phòng khám thu tiền thì bản thân giàu có nhưng cơ hội sống cho người bệnh lại co hẹp lại”, ông Khản lý giải.
Cảm phục tấm lòng nhân đức ấy, nhiều gia đình đã coi ông như người thân trong nhà. Ông khẳng định: “Tôi sẽ giữ viên đá và dùng để cứu người tới khi nào không còn đủ sức khỏe để làm nữa. Tới lúc đó, con tôi, cháu tôi sẽ làm thay tôi việc này”. Lúc này, điều ông Khản lo nhất là sự nổi tiếng của viên đá khiến gia đình ông thường xuyên bị bọn trộm rình rập.
“Có lần, không tìm được viên đá thần, chúng đã lấy đi của gia đình cả tivi và đầu VCD. Để bảo quản viên đá, tôi phải lót một lớp gạo nếp rang khô, đặt viên đá lên trên và đựng trong hộp gỗ. Cứ nửa tháng phải thay gạo nếp trong hộp một lần”, ông Khản chia sẻ. Đến nay vẫn chưa một ai lý giải được vì sao viên đá có “sức mạnh” ghê gớm đến vậy. Người ta chỉ biết rằng, khả năng hút nọc độc rắn của viên đá đã được hàng ngàn người kiểm chứng qua nhiều năm.
Theo Tiến Phúc(Gia đình xã hội cuối tuần)
Bình luận