(VTC News) - Người ta đồn đại và tin rằng những kho báu của vua Thái từng được chôn sâu dưới lòng đất.
Kỳ 1: Thân thế bí ẩn của ông vua cai quản 12 xứ Thái Tây Bắc
Suốt một thời gian dài, câu chuyện về những bảo vật của vua Thái cất dấu trước khi chạy trốn được người đời thêu dệt thành những huyền thoại. Rất nhiều người tin rằng kho báu ấy đã ẩn sâu dưới lòng sông Đà, được trấn yểm bởi những phương pháp bí ẩn của người Tàu thuở trước.
Và cũng có lời đồn, những bảo vật ấy đã biến mất theo dấu vết của thời gian, chiến tranh và những cuộc tàn phá, cướp bóc thuở lịch sử nhuốm đầy khói lửa, và cả những kẻ săn lùng cổ vật sau này.
Người ta không thể không quan tâm, không thể không hiếu kỳ khi thi thoảng lại rộ thông tin có người nhặt được một cục vàng lớn, hay một vài cổ vật quý hiếm... tại khu “thánh địa”, những dãy núi bao quanh ngã ba sông Đà, hay khu nương rẫy nào đó.
Sẽ không quá lời khi nói rằng vùng đất ngã ba sông Đà và sông Nậm Na (Nậm Nhùn, Lai Châu) là một miền huyền thoại, chứa đựng rất nhiều huyền tích kỳ bí cũng như những câu chuyện lịch sử của một vùng giang sơn tận cùng tây bắc của Tổ quốc.
Nếu như miền đất cao nguyên đá Đồng Văn có vua mèo Vương Chí Sình, xứ Bắc Hà (Lào Cai) có vua Hoàng A Tưởng, thì mảnh đất tây bắc cũng từng có vị vua cai quản 12 xứ Thái, đó là vua Đèo Văn Long.
Trong lịch sử hình thành hơn 100 năm của hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu, thì hơn nửa thế kỷ vùng đất này nằm dưới sự cai trị của dòng họ Đèo. Hiện nay tại xã Lê Lợi (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) còn đó khu phế tích dinh thự của vua Thái, ghi dấu một thời thống khổ của nhân dân tây bắc. Một phần lớn đã chìm sâu dưới lòng hồ Sông Đà.
Ông Truy Văn Phát, cán bộ MTTQ xã Lê Lợi cho biết, trước đây nhiều người còn gọi nó là Di tích căm thù, cũng bởi sự việc vua Thái Đèo Văn Long đã đầu hàng giặc và quay lại áp bức nhân dân quanh vùng.
Tại ngã ba sông này trước có một hòn đảo nhỏ mà người Thái gọi là Hin Bát, tương truyền đó là hòn đá thiêng mà những ai sống gần nó sẽ luôn gặp may mắn.
Người Thái kể rằng hòn đảo nhỏ vốn ở thượng nguồn sông Nậm Na, cách đây mấy trăm năm không hiểu sao cứ trôi theo dòng nước khiến cho người Thái cứ đi theo để lập làng, Hin Bát trôi đi và dừng lại ở ngã ba sông cho đến giờ, nay thuộc bản Nậm Na, xã Lê Lợi.
Không biết có phải tin vào sự linh thiêng hay không mà dòng họ Đèo đã quyết định xây dinh thự trên chính mảnh đất này.
Cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà xã này mang tên Lê Lợi. Cách bản Trang 3 km về phía Tây vẫn còn một tấm bia đá lớn đề thơ chữ Hán. Tương truyền những dòng chữ trên đó là do chính tay Lê Lợi dùng kiếm thần khắc lên trong một lần đi thuyền tuần du sông Đà, khẳng định chủ quyền của nước Việt.
Theo các tài liệu, vua Đèo Văn Long thuộc dân tộc Táy Khao (Thái Trắng), dòng dõi bang tá, là con thứ hai của Đèo Văn Trì, cháu nội của Đèo Văn Sinh, quê ở bản Nậm Dòn, xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè, Lai Châu.
Ông nội của vua Thái, Đèo Văn Sinh vốn mang họ Cầm, là con cháu của một nhà buôn có thế lực ở vùng Quảng Đông, Trung Quốc. Do bạo loạn Thái Bình Thiên Quốc, Cầm Văn Sinh đã trốn sang Việt Nam, nương náu ở Lai Châu và sau đó lấy con gái một tù trưởng họ Đèo ở trong vùng. Về sau, khi viên tù trưởng chết, y nhanh chóng đoạt lấy quyền lực.
Nhờ những cuộc chiến nhỏ lẻ, Cầm Văn Sinh cùng thuộc hạ của mình đã giành được quyền cai quản 12 xứ Thái, một vùng lãnh thổ khá rộng lớn từ bờ tây sông Đà sang một phần đất tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Cũng từ đó, y đổi sang họ Đèo. Để dễ bề cai trị, triều đình Huế đã phong cho Sinh chức quan đạo, nắm mọi quyền sinh sát trên 3 tỉnh Tây Bắc thời trước là Phong Thổ, Lai Châu và Sơn La.
Tháng 7/1885, Tôn Thất Thuyết chỉ huy lực lượng nổi dậy đánh úp quân Pháp tại Huế, nhưng thất bại. Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phải chạy trốn và ra Hịch Cần Vương kêu gọi dân chúng vùng lên.
Để hưởng ứng, Đèo Văn Sinh đã đứng ra chiêu mộ và lãnh đạo các sắc tộc thiểu số nổi dậy chống Pháp, đặt căn cứ ở Bình Lư (Lai Châu), một vị trí chiến lược quan trọng .
Năm 1886, quân Pháp đánh lên Lai Châu. Được môi giới bởi Auguste Pavie, đầu tháng 1/1888, Đèo Văn Trì chấp thuận đầu hàng và mở đường cho quân Pháp tiến vào vùng Mường Thanh. Sự kiện này đánh dấu cuộc xâm lăng lần thứ nhất của quân Pháp vào thung lũng Điện Biên (ngày 23/1/1888).
Để bảo đảm cho sự trung thành lâu dài của Đèo Văn Trì, người Pháp khôi phục cho Trì quyền cai trị cha truyền con nối tại 12 xứ Thái, không những thế còn nâng y lên địa vị chúa Thái.
Trên thực tế, động thái này đồng nghĩa với âm mưu của người Pháp, để xứ Thái được quyền tự trị hạn chế trong một Đông Dương thuộc Pháp. Năm 1908 Đèo Văn Trì qua đời, cơ nghiệp được giao cho con cả là Đèo Văn Kháng.
Năm 1927, Kháng ốm chết, em trai là Đèo Văn Long thay anh lên nắm quyền hành.
Được sự hỗ trợ của Pháp, Đèo Văn Long ra sức vơ vét của cải, buôn bán thuốc phiện, lâm thổ sản, hàng hóa, tổ chức những đoàn thuyền lớn lấy sông Đà làm tuyến giao thông chính giao thương với vùng đồng bằng sông Hồng, trở thành người giàu có nhất vùng.
Ngày 05/12/1953 quân Việt Minh bắt đầu chiến dịch giải phóng Lai Châu, mở đầu cho cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954.
đầy một tuần sau, ngày 10/12/1953, đại đoàn 316 với vai trò lực lượng chủ công, được lệnh đánh thẳng vào thị trấn Lai Châu (nay là thị xã Mường Lay).
Đèo Văn Long chỉ kịp mang theo gia quyến chạy theo quân Pháp về Hà Nội, không còn cơ hội quay trở lại mảnh đất cũ. Kể từ đây, vĩnh viễn y trở thành tên lãnh chúa sống trọn kiếp lưu vong, bỏ lại cả một gia tài khổng lồ ở ngã ba sông Đà, cùng bao câu chuyện đã trở thành huyền thoại.
Còn tiếp...
Hải Minh – Gia Phan
Kỳ 1: Thân thế bí ẩn của ông vua cai quản 12 xứ Thái Tây Bắc
Suốt một thời gian dài, câu chuyện về những bảo vật của vua Thái cất dấu trước khi chạy trốn được người đời thêu dệt thành những huyền thoại. Rất nhiều người tin rằng kho báu ấy đã ẩn sâu dưới lòng sông Đà, được trấn yểm bởi những phương pháp bí ẩn của người Tàu thuở trước.
Và cũng có lời đồn, những bảo vật ấy đã biến mất theo dấu vết của thời gian, chiến tranh và những cuộc tàn phá, cướp bóc thuở lịch sử nhuốm đầy khói lửa, và cả những kẻ săn lùng cổ vật sau này.
Người ta không thể không quan tâm, không thể không hiếu kỳ khi thi thoảng lại rộ thông tin có người nhặt được một cục vàng lớn, hay một vài cổ vật quý hiếm... tại khu “thánh địa”, những dãy núi bao quanh ngã ba sông Đà, hay khu nương rẫy nào đó.
Sẽ không quá lời khi nói rằng vùng đất ngã ba sông Đà và sông Nậm Na (Nậm Nhùn, Lai Châu) là một miền huyền thoại, chứa đựng rất nhiều huyền tích kỳ bí cũng như những câu chuyện lịch sử của một vùng giang sơn tận cùng tây bắc của Tổ quốc.
Ngã ba sông Đà - sông Nậm Nhùn, nơi vua Thái đóng đô thuở trước |
Trong lịch sử hình thành hơn 100 năm của hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu, thì hơn nửa thế kỷ vùng đất này nằm dưới sự cai trị của dòng họ Đèo. Hiện nay tại xã Lê Lợi (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) còn đó khu phế tích dinh thự của vua Thái, ghi dấu một thời thống khổ của nhân dân tây bắc. Một phần lớn đã chìm sâu dưới lòng hồ Sông Đà.
Ông Truy Văn Phát, cán bộ MTTQ xã Lê Lợi cho biết, trước đây nhiều người còn gọi nó là Di tích căm thù, cũng bởi sự việc vua Thái Đèo Văn Long đã đầu hàng giặc và quay lại áp bức nhân dân quanh vùng.
Tại ngã ba sông này trước có một hòn đảo nhỏ mà người Thái gọi là Hin Bát, tương truyền đó là hòn đá thiêng mà những ai sống gần nó sẽ luôn gặp may mắn.
Người Thái kể rằng hòn đảo nhỏ vốn ở thượng nguồn sông Nậm Na, cách đây mấy trăm năm không hiểu sao cứ trôi theo dòng nước khiến cho người Thái cứ đi theo để lập làng, Hin Bát trôi đi và dừng lại ở ngã ba sông cho đến giờ, nay thuộc bản Nậm Na, xã Lê Lợi.
Không biết có phải tin vào sự linh thiêng hay không mà dòng họ Đèo đã quyết định xây dinh thự trên chính mảnh đất này.
Ông Truy Văn Phát cùng ông Lò Văn Luân, kể chuyện về nguồn gốc vua Thái Đèo Văn Long |
Theo các tài liệu, vua Đèo Văn Long thuộc dân tộc Táy Khao (Thái Trắng), dòng dõi bang tá, là con thứ hai của Đèo Văn Trì, cháu nội của Đèo Văn Sinh, quê ở bản Nậm Dòn, xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè, Lai Châu.
Ông nội của vua Thái, Đèo Văn Sinh vốn mang họ Cầm, là con cháu của một nhà buôn có thế lực ở vùng Quảng Đông, Trung Quốc. Do bạo loạn Thái Bình Thiên Quốc, Cầm Văn Sinh đã trốn sang Việt Nam, nương náu ở Lai Châu và sau đó lấy con gái một tù trưởng họ Đèo ở trong vùng. Về sau, khi viên tù trưởng chết, y nhanh chóng đoạt lấy quyền lực.
Nhờ những cuộc chiến nhỏ lẻ, Cầm Văn Sinh cùng thuộc hạ của mình đã giành được quyền cai quản 12 xứ Thái, một vùng lãnh thổ khá rộng lớn từ bờ tây sông Đà sang một phần đất tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Cũng từ đó, y đổi sang họ Đèo. Để dễ bề cai trị, triều đình Huế đã phong cho Sinh chức quan đạo, nắm mọi quyền sinh sát trên 3 tỉnh Tây Bắc thời trước là Phong Thổ, Lai Châu và Sơn La.
Tháng 7/1885, Tôn Thất Thuyết chỉ huy lực lượng nổi dậy đánh úp quân Pháp tại Huế, nhưng thất bại. Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phải chạy trốn và ra Hịch Cần Vương kêu gọi dân chúng vùng lên.
Để hưởng ứng, Đèo Văn Sinh đã đứng ra chiêu mộ và lãnh đạo các sắc tộc thiểu số nổi dậy chống Pháp, đặt căn cứ ở Bình Lư (Lai Châu), một vị trí chiến lược quan trọng .
Năm 1886, quân Pháp đánh lên Lai Châu. Được môi giới bởi Auguste Pavie, đầu tháng 1/1888, Đèo Văn Trì chấp thuận đầu hàng và mở đường cho quân Pháp tiến vào vùng Mường Thanh. Sự kiện này đánh dấu cuộc xâm lăng lần thứ nhất của quân Pháp vào thung lũng Điện Biên (ngày 23/1/1888).
Để bảo đảm cho sự trung thành lâu dài của Đèo Văn Trì, người Pháp khôi phục cho Trì quyền cai trị cha truyền con nối tại 12 xứ Thái, không những thế còn nâng y lên địa vị chúa Thái.
Trên thực tế, động thái này đồng nghĩa với âm mưu của người Pháp, để xứ Thái được quyền tự trị hạn chế trong một Đông Dương thuộc Pháp. Năm 1908 Đèo Văn Trì qua đời, cơ nghiệp được giao cho con cả là Đèo Văn Kháng.
Phế tích dinh thự một thời cai trị 12 xứ Thái của vua Đèo Văn Long |
Phần lớn phế tích đã chìm dưới lòng hồ thủy điện |
Được sự hỗ trợ của Pháp, Đèo Văn Long ra sức vơ vét của cải, buôn bán thuốc phiện, lâm thổ sản, hàng hóa, tổ chức những đoàn thuyền lớn lấy sông Đà làm tuyến giao thông chính giao thương với vùng đồng bằng sông Hồng, trở thành người giàu có nhất vùng.
Ngày 05/12/1953 quân Việt Minh bắt đầu chiến dịch giải phóng Lai Châu, mở đầu cho cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954.
đầy một tuần sau, ngày 10/12/1953, đại đoàn 316 với vai trò lực lượng chủ công, được lệnh đánh thẳng vào thị trấn Lai Châu (nay là thị xã Mường Lay).
Đèo Văn Long chỉ kịp mang theo gia quyến chạy theo quân Pháp về Hà Nội, không còn cơ hội quay trở lại mảnh đất cũ. Kể từ đây, vĩnh viễn y trở thành tên lãnh chúa sống trọn kiếp lưu vong, bỏ lại cả một gia tài khổng lồ ở ngã ba sông Đà, cùng bao câu chuyện đã trở thành huyền thoại.
Còn tiếp...
Hải Minh – Gia Phan
Bình luận