Trong suốt sự nghiệp lừng lẫy chiến công của mình, vị vua triều Tây Sơn này luôn gắn liền với thanh Ô long đao đầy huyền thoại.
Giai thoại về “tướng nhà trời”
Nguyễn Huệ sinh năm Quý Dậu (1753?), nhỏ hơn Nguyễn Nhạc 10 tuổi. Nhờ gia đình khá giả và có chí lớn nên ba anh em Nguyễn Nhạc – Nguyễn Huệ - Nguyễn Lữ sau khi thọ giáo một thầy đồ ở xã Bàng Châu (huyện Tuy Viễn, tỉnh Bình Định) thì đến theo học thầy Trương Văn Hiến, một thầy đồ giỏi cả văn lẫn võ. Nhờ thân vóc mạnh mẽ, nên Nguyễn Huệ chuyên về môn sử dụng đao ngoài những môn võ khác. Môn đao phát huy được sức mạnh trời cho của Nguyễn Huệ.
Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn chú trọng nghiên cứu binh thư, nhất là đọc rất kỹ 2 bộ binh pháp của Tôn Tử và Trần Hưng Đạo. Thời gian theo thầy học tập của Nguyễn Huệ lâu hơn cả. Sau khi cha mất, Nguyễn Nhạc phải trở về xã Kiên Mỹ (huyện Tuy Viễn) nối nghiệp cha, Nguyễn Lữ thì xuất gia tu hành. Năm Tân Mão (1771), Nguyễn Nhạc được tôn làm Tây Sơn vương. Đất Tây Sơn (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) trở thành một tiểu quốc.
Nguyễn Huệ được giao trọng trách tổ chức và huấn luyện quân sự cho nghĩa binh. Phụ tá có các ông Trần Quang Diệu, Võ Đình Tú, Võ Văn Dũng. Hằng ngày lo luyện tập cho binh sĩ các môn: côn, quyền, đao, kiếm, bắn cung, cỡi ngựa, ghép thành đội ngũ. Ngoài ra, còn kết hợp với sản xuất làm ruộng, phá rừng, trồng hoa màu... Trong các môn võ đó thì Nguyễn Huệ tinh thông sử dụng đại đao hơn cả.
Sách Võ nhân Bình Định của Quách Tấn - Quách Giao ghi lại thời Tây Sơn có “Tam đại thần đao” đó là: Ô long đao của Nguyễn Huệ, Huỳnh long đao của Trần Quang Diệu và Lôi long đao của Võ Văn Dũng. Ô Long đao là tên đao của Nguyễn Huệ.
Truyền rằng một hôm Nguyễn Huệ đi tuần nơi đèo An Khê (giáp huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), khi cùng anh là Nguyễn Nhạc lo xây dựng cơ đồ khởi nghĩa. Để tạo nên một không khí thần linh, Nguyễn Huệ đã loan tin là trong dịp đi tuần này có hai con rắn mun to lớn đón đường dâng đao rồi từ tạ vào rừng. Tại nơi rắn dâng đao, Nguyễn Huệ cho lập miếu thờ gọi là Miếu xà.
Về truyền thuyết Xà thần dâng Ô long đao cho Nguyễn Huệ có một số tài liệu sử ghi lại rằng: Khi Nguyễn Huệ đưa một đoàn quân mới đến đoạn đèo An Khê, một buổi sáng còn mờ sương, trên đường hành quân, có hai con rắn cực kỳ to, nước da đen tuyền (sách gọi là ô long - rắn đen như mun, to lớn như rồng) chắn ngang đường, nghĩa quân ùn lại, rối hàng ngũ vì không dám tiến tới.
Nguyễn Huệ đến xem sự thể, ông bước xuống ngựa chắp tay khấn rắn: “Nếu Sơn thần, Xà thần phù trợ cho việc làm chính nghĩa của anh em nhà Tây Sơn, biết trước sự thành công thì xin Xà thần mở đường cho quân đi, còn sự nghiệp không thành, thì xin Xà thần hãy trị tội mình tôi, để nghĩa sĩ trở về với gia đình, đồng ruộng”.
Lời khấn của Nguyễn Huệ vừa xong, cả hai con rắn to kia quay đầu, tiến lên phía trước mở đường. Đi một quãng, một con lao vào bụi rậm, lúc trở ra miệng ngậm một Ô thanh long đao sáng như nước, vươn cổ trao cho Nguyễn Huệ. Ông kính cẩn nhận thanh Ô long đao và thề với Xà thần sẽ vì đại nghĩa cứu dân, vì ân huệ của Xà thần mà đi đến đích cuối cùng.
Gây dựng nhiều chiến công hiển hách
Trong các cuốn cổ thư từ xưa đã nhận định rằng, binh khí đại đao được suy tôn là “bách quân chi nguyên soái”, có nghĩa là nguyên soái của trăm quân. Kỹ thuật sử dụng đao phần lớn hai tay phải cầm chắc lấy đao mà tấn công, phòng thủ. Đao pháp chủ yếu có chém, bổ, miết, khều, xoay, gác, kéo, đẩy… Các loại đao pháp đều vận dụng rõ ràng ở lưỡi đao nên gọi là “đại đao xem lưỡi”.
Khi thi triển đại đao, một chiêu, một thức bổ mạnh, chém rộng, một động, một tĩnh đều có uy vũ hơn người. Trong chiến tranh xưa, đại đao thường dùng cho chiến tướng làm vũ khí giao đấu ở trên lưng ngựa, uy lực rất lớn. Cả cây đao do thân đao, cán đao, đĩa đao và vòng kêu là bốn bộ phận lớn cấu tạo nên. Sử chép rằng Lý Thường Kiệt (1019 - 1105), danh tướng triều Lý, oai phong lẫm liệt trên lưng ngựa, bằng những võ công kỳ vĩ, với thanh đại đao tung hoành chiến trận Bắc đánh Tống, Nam bình Chiêm bách chiến bách thắng, đã làm rạng rỡ một thời cho Tổ quốc.
Thanh Ô long đao, cán bằng gỗ mun đen nhánh, lưỡi đao cũng bằng một loại kim khí màu đen. Khi đao ra khỏi vỏ thì khí lạnh tỏa ra một vùng khá rộng. Thanh đao không có hào quang mà chỉ có khí lạnh, đồng thời sắc bén vô cùng. Trọng lượng rất nặng, phải một người vác mới nổi. Nguyễn Huệ là một trong số những tướng lĩnh đầu tiên và ông đã cầm quân xông pha trận mạc như thế cho đến tận phút cuối của cuộc đời mình. Ông thường cầm Ô long đao xông lên phía trước trận tuyền.
Và thanh Ô long đao này cũng gắn liền với những chiến công hiển hách, làm rạng rỡ non sông của vị anh hùng áo vải, cờ đào này. Trong trận Rạch Gầm, Xoài Mút năm Giáp Thìn (1785) Nguyễn Huệ đã sử dụng thanh Ô long đao chém tướng quân Xiêm lên đến hàng trăm người. Đao loan đến đâu vũ khí và đầu người rụng đến đó. Đặc biệt, trong trận đánh này sự kết hợp giữa “cặp đao song sát” Ô long đao và Huỳnh long đao, cả 2 tả xung hữu đột đã khiến quân thù khiếp vía. Rồi đến năm Kỷ Dậu (1789) lại một lần nữa thanh Ô long đao lại đẫm máu quân Thanh xâm lược.
Trong một số cuốn sách ghi chép về cuộc đời vua Quang Trung – Nguyễn Huệ cũng như về nhà Tây Sơn đều không có ghi chép cụ thể về các chiêu thức võ thuật khi sử dụng Ô long đao. Các chiêu thức cụ thể ra sao, vận dụng như thế nào, đều chưa thấy có một ghi chép nào chính xác về vấn đề này. Hầu hết, các thông tin liên quan đến các vị hoàng đế sử dụng Ô long đao đều được mô tả một cách ước lệ, khuôn mẫu và mang đậm tính huyền bí chứ ít có những chi tiết cụ thể, rõ ràng. Và hiện nay cũng chưa có một thông tin nào về cách sử dụng đại đao của vị anh hùng này được truyền lại cho hậu thế.
Nguồn: Lê Đại - Kỳ Anh (Người đưa tin)
Giai thoại về “tướng nhà trời”
Nguyễn Huệ sinh năm Quý Dậu (1753?), nhỏ hơn Nguyễn Nhạc 10 tuổi. Nhờ gia đình khá giả và có chí lớn nên ba anh em Nguyễn Nhạc – Nguyễn Huệ - Nguyễn Lữ sau khi thọ giáo một thầy đồ ở xã Bàng Châu (huyện Tuy Viễn, tỉnh Bình Định) thì đến theo học thầy Trương Văn Hiến, một thầy đồ giỏi cả văn lẫn võ. Nhờ thân vóc mạnh mẽ, nên Nguyễn Huệ chuyên về môn sử dụng đao ngoài những môn võ khác. Môn đao phát huy được sức mạnh trời cho của Nguyễn Huệ.
Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn chú trọng nghiên cứu binh thư, nhất là đọc rất kỹ 2 bộ binh pháp của Tôn Tử và Trần Hưng Đạo. Thời gian theo thầy học tập của Nguyễn Huệ lâu hơn cả. Sau khi cha mất, Nguyễn Nhạc phải trở về xã Kiên Mỹ (huyện Tuy Viễn) nối nghiệp cha, Nguyễn Lữ thì xuất gia tu hành. Năm Tân Mão (1771), Nguyễn Nhạc được tôn làm Tây Sơn vương. Đất Tây Sơn (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) trở thành một tiểu quốc.
Nguyễn Huệ được giao trọng trách tổ chức và huấn luyện quân sự cho nghĩa binh. Phụ tá có các ông Trần Quang Diệu, Võ Đình Tú, Võ Văn Dũng. Hằng ngày lo luyện tập cho binh sĩ các môn: côn, quyền, đao, kiếm, bắn cung, cỡi ngựa, ghép thành đội ngũ. Ngoài ra, còn kết hợp với sản xuất làm ruộng, phá rừng, trồng hoa màu... Trong các môn võ đó thì Nguyễn Huệ tinh thông sử dụng đại đao hơn cả.
Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ |
Sách Võ nhân Bình Định của Quách Tấn - Quách Giao ghi lại thời Tây Sơn có “Tam đại thần đao” đó là: Ô long đao của Nguyễn Huệ, Huỳnh long đao của Trần Quang Diệu và Lôi long đao của Võ Văn Dũng. Ô Long đao là tên đao của Nguyễn Huệ.
Truyền rằng một hôm Nguyễn Huệ đi tuần nơi đèo An Khê (giáp huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), khi cùng anh là Nguyễn Nhạc lo xây dựng cơ đồ khởi nghĩa. Để tạo nên một không khí thần linh, Nguyễn Huệ đã loan tin là trong dịp đi tuần này có hai con rắn mun to lớn đón đường dâng đao rồi từ tạ vào rừng. Tại nơi rắn dâng đao, Nguyễn Huệ cho lập miếu thờ gọi là Miếu xà.
Về truyền thuyết Xà thần dâng Ô long đao cho Nguyễn Huệ có một số tài liệu sử ghi lại rằng: Khi Nguyễn Huệ đưa một đoàn quân mới đến đoạn đèo An Khê, một buổi sáng còn mờ sương, trên đường hành quân, có hai con rắn cực kỳ to, nước da đen tuyền (sách gọi là ô long - rắn đen như mun, to lớn như rồng) chắn ngang đường, nghĩa quân ùn lại, rối hàng ngũ vì không dám tiến tới.
Nguyễn Huệ đến xem sự thể, ông bước xuống ngựa chắp tay khấn rắn: “Nếu Sơn thần, Xà thần phù trợ cho việc làm chính nghĩa của anh em nhà Tây Sơn, biết trước sự thành công thì xin Xà thần mở đường cho quân đi, còn sự nghiệp không thành, thì xin Xà thần hãy trị tội mình tôi, để nghĩa sĩ trở về với gia đình, đồng ruộng”.
Lời khấn của Nguyễn Huệ vừa xong, cả hai con rắn to kia quay đầu, tiến lên phía trước mở đường. Đi một quãng, một con lao vào bụi rậm, lúc trở ra miệng ngậm một Ô thanh long đao sáng như nước, vươn cổ trao cho Nguyễn Huệ. Ông kính cẩn nhận thanh Ô long đao và thề với Xà thần sẽ vì đại nghĩa cứu dân, vì ân huệ của Xà thần mà đi đến đích cuối cùng.
Gây dựng nhiều chiến công hiển hách
Trong các cuốn cổ thư từ xưa đã nhận định rằng, binh khí đại đao được suy tôn là “bách quân chi nguyên soái”, có nghĩa là nguyên soái của trăm quân. Kỹ thuật sử dụng đao phần lớn hai tay phải cầm chắc lấy đao mà tấn công, phòng thủ. Đao pháp chủ yếu có chém, bổ, miết, khều, xoay, gác, kéo, đẩy… Các loại đao pháp đều vận dụng rõ ràng ở lưỡi đao nên gọi là “đại đao xem lưỡi”.
Khi thi triển đại đao, một chiêu, một thức bổ mạnh, chém rộng, một động, một tĩnh đều có uy vũ hơn người. Trong chiến tranh xưa, đại đao thường dùng cho chiến tướng làm vũ khí giao đấu ở trên lưng ngựa, uy lực rất lớn. Cả cây đao do thân đao, cán đao, đĩa đao và vòng kêu là bốn bộ phận lớn cấu tạo nên. Sử chép rằng Lý Thường Kiệt (1019 - 1105), danh tướng triều Lý, oai phong lẫm liệt trên lưng ngựa, bằng những võ công kỳ vĩ, với thanh đại đao tung hoành chiến trận Bắc đánh Tống, Nam bình Chiêm bách chiến bách thắng, đã làm rạng rỡ một thời cho Tổ quốc.
Thanh Ô long đao, cán bằng gỗ mun đen nhánh, lưỡi đao cũng bằng một loại kim khí màu đen. Khi đao ra khỏi vỏ thì khí lạnh tỏa ra một vùng khá rộng. Thanh đao không có hào quang mà chỉ có khí lạnh, đồng thời sắc bén vô cùng. Trọng lượng rất nặng, phải một người vác mới nổi. Nguyễn Huệ là một trong số những tướng lĩnh đầu tiên và ông đã cầm quân xông pha trận mạc như thế cho đến tận phút cuối của cuộc đời mình. Ông thường cầm Ô long đao xông lên phía trước trận tuyền.
Kiểm cổ trong bảo tàng Quang Trung ở Tây Sơn, Bình Định. Ảnh: Phạm Ngọc Dương |
Và thanh Ô long đao này cũng gắn liền với những chiến công hiển hách, làm rạng rỡ non sông của vị anh hùng áo vải, cờ đào này. Trong trận Rạch Gầm, Xoài Mút năm Giáp Thìn (1785) Nguyễn Huệ đã sử dụng thanh Ô long đao chém tướng quân Xiêm lên đến hàng trăm người. Đao loan đến đâu vũ khí và đầu người rụng đến đó. Đặc biệt, trong trận đánh này sự kết hợp giữa “cặp đao song sát” Ô long đao và Huỳnh long đao, cả 2 tả xung hữu đột đã khiến quân thù khiếp vía. Rồi đến năm Kỷ Dậu (1789) lại một lần nữa thanh Ô long đao lại đẫm máu quân Thanh xâm lược.
Trong một số cuốn sách ghi chép về cuộc đời vua Quang Trung – Nguyễn Huệ cũng như về nhà Tây Sơn đều không có ghi chép cụ thể về các chiêu thức võ thuật khi sử dụng Ô long đao. Các chiêu thức cụ thể ra sao, vận dụng như thế nào, đều chưa thấy có một ghi chép nào chính xác về vấn đề này. Hầu hết, các thông tin liên quan đến các vị hoàng đế sử dụng Ô long đao đều được mô tả một cách ước lệ, khuôn mẫu và mang đậm tính huyền bí chứ ít có những chi tiết cụ thể, rõ ràng. Và hiện nay cũng chưa có một thông tin nào về cách sử dụng đại đao của vị anh hùng này được truyền lại cho hậu thế.
Nguồn: Lê Đại - Kỳ Anh (Người đưa tin)
Bình luận