• Zalo

Bệnh ung thư vòm họng có biểu hiện gì?

Bệnh và thuốcChủ Nhật, 05/02/2023 10:34:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Ung thư vòm họng là căn bệnh vô cùng nguy hiểm nhưng dấu hiệu nhận biết thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Theo thống kê, tại Việt Nam tỷ lệ người mắc ung thư vòm họng chiếm 12%, con số khá cao so với những bệnh ung thư khác. Ung thư vòm họng thường xuất hiện nhiều ở nam giới và thường được phát hiện khi ở giai đoạn cuối nên việc điều trị sẽ rất khó khăn. Vậy làm thế nào để phát hiện ung thư vòm họng sớm nhất để có phương án điều trị kịp thời, hiệu quả nhất?

Bệnh ung thư vòm họng có biểu hiện gì? - 1

Ung thư vòm họng là một trong những căn bệnh ung thư nguy hiểm, gây tử vong hàng đầu

Giai đoạn đầu của ung thư vòm họng thường là ủ bệnh. Khi này, khối u đã phát triển thầm lặng. Biểu hiện của ung thư vòm họng tương tự với các bệnh về đường hô hấp nên rất khó phát hiện. Dưới đây là những biểu hiện thường gặp của bệnh ung thư vòm họng giai đoạn đầu.

  • Đau họng kéo dài trên một tuần, uống thuốc không hiệu quả
  • Ngạt mũi, tắc mũi kéo dài
  • Khó nghe, khó nói, tự nhiên bị chảy máu cam, khó thở
  • Nổi những hạch bất thường ở khu vực vòm họng kèm theo đau nửa đầu.
  • Đau đầu, ù tai
  • Tiên lượng sống của ung thư vòm họng giai đoạn đầu

Tỷ lệ sống còn của một loại bệnh ung thư, có thể được hiểu theo cách đơn giản là tỷ lệ phần trăm những người mắc loại bệnh ung thư đó vẫn còn sống trong khoảng thời gian nhất định (thông thường là 5 năm) sau khi được chẩn đoán và điều trị. Tỷ lệ này không cho biết cụ thể một người mắc bệnh sẽ sống được bao lâu, nhưng có thể giúp hiểu rõ hơn về khả năng thành công của việc điều trị. Bệnh ung thư được chẩn đoán ở giai đoạn càng sớm, khả năng điều trị thành công khỏi hẳn bệnh càng cao, đồng nghĩa với tỷ lệ sống sót càng cao.

Bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn đầu thường có kết quả tốt, tỷ lệ sống trong 5 năm là 60-75%. Trong khi bệnh nhân mắc ung thư vòm họng giai đoạn IV có kết quả kém, tỷ lệ sống trong 5 năm là <40%. (2)

Điều trị bệnh ung thư là quá trình tốn kém, do đó bệnh nhân cần rất nhiều nỗ lực và kiên nhẫn để vượt qua mọi rào cản tâm lý. Việc kết hợp chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng với điều trị có thể giúp sức khỏi phục hồi tốt hơn. Bệnh nhân cũng cần thực hiện đúng các chỉ định mà bác sĩ đã dặn dò sau các đợt xạ trị và hóa trị để hạn chế khả năng bệnh tái phát trở lại.

Vân Anh (tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn