(VTC News) - Dịch sởi lan nhanh khiến nỗi sợ hãi bao trùm cơ quan công sở, các gia đình có con em trong độ tuổi dễ mắc bệnh.
Ở thời điểm hiện tại, 59/63 địa phương ghi nhận có bệnh nhân sởi, hàng trăm trẻ em tử vong do lây nhiễm sởi, tình trạng diễn biến phức tạp, những luồng thông tin trái chiều dồn dập, trong khi Bộ Y tế chần chừ không công bố dịch đã gây nên tâm lý hoang mang và nỗi sợ hãi bao trùm các gia đình, các cơ quan công sở.
Từ những biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong ở hàng trăm cháu nhỏ do bệnh sởi, trên các phương tiện thông tin truyền thông, trang mạng xã hội, diễn đàn xã hội, dòng tin được chia sẻ nhiều nhất liên quan đến cụm từ “bệnh sởi”.
Thiếu thông tin kịp thời từ các cơ quan y tế chức năng, các ông bố bà mẹ tự mày mò, rỉ tai nhau các phương pháp chữa bệnh dân gian, gia truyền, những bài thuốc tự chế mà chưa rõ thực hư hiệu quả khiến sự lo lắng càng nhân lên gấp bội.
Anh H.Minh (Hà Nội) lặn lội đi hàng trăm km về quê để lấy đủ các loại lá thuốc, hạt mùi về để dự phòng trong nhà, đề phòng cậu con trai 3 tuổi lỡ có mắc sởi. Còn vợ anh thì mấy hôm nay phải nghỉ làm ở nhà trông con vì không dám đưa cháu đến trường học.Không khí gia đình lúc nào cũng căng như dây đàn vì không thể đi làm bình thường, ở nhà ôm con vẫn nơm nớp lo sợ.
Nhiều gia đình không dám đưa con em đến các cơ sở y tế, bệnh viện các tuyến dù đã có dấu hiệu ban đầu của sởi sau những thông tin về dịch bệnh tại bệnh viện Nhi TW – nơi đang quá tải bệnh nhân nhiễm sởi và dẫn đầu về số ca tử vong do bệnh sởi.
Chị T.Linh (Hà Nội), dù cô con gái 3 tuổi có những dấu hiệu ho, sốt nhẹ, bắt đầu nổi các nốt phát ban trên người nhưng vẫn không dám đưa con đến bệnh viện, vì chị sợ bệnh viện chính là "ổ dịch" làm lây lan bệnh, con chị đến đó sẽ bội nhiễm thêm các bệnh dễ lây truyền khác.
Chị nói, cả gia đình nơm nớp lo lắng, vì để con ở nhà thì không biết bệnh tình diễn biến thế nào, mà những thông tin ở bệnh viện Nhi TW khiến mọi người can ngăn không cho mang con đến bệnh viện.
Ông bà nội của cháu lo sợ đến nỗi nhất định giữ cháu ở nhà, không cho mang đến bệnh viện khi chứng kiến các ca tử vong đau xót.Bà nội cứ ôm cháu nổi đầy nốt phát ban trên người mà khóc, rồi bấn quá lại đi kiếm các loại lá lẩu thuốc dân gian người ta mách nước.
Không chỉ chị T.L, mà tình trạng chung của những gia đình có con em mang dấu hiệu ban đầu của sởi đều là sự hoang mang tột độ, không biết nên mang con đến đâu cho an toàn, để chữa được bệnh.
Trong khi đó, những gia đình có con em chưa mắc bệnh thì băn khoăn không biết có nên tiếp tục cho con em đến trường học và các địa điểm công cộng, hay để ở nhà cho an toàn, đợi qua đợt dịch bệnh.
Nỗi lo sợ càng tăng khi chị biết tin con nhỏ của 3 đồng nghiệp cơ quan chị đã bị mắc sởi. Cũng như chị, họ phải xin nghỉ vài ngày để chăm sóc và đưa con đi viện.
Chị K.Vân (Hà Nội) chia sẻ, cả gia đình lo thắt ruột khi có 2 con nhỏ ở độ tuổi dễ mắc bệnh. Ông bà phải từ quê Nghệ An ra Hà Nội trông cháu chứ không dám cho đến trường vì sợ lỡ nhiễm bệnh. Bố mẹ đi làm công sở mà nóng ruột không an tâm, vì không thể cho các cháu nghỉ học mãi như thế này.
Không chỉ trên địa bàn Hà Nội, những tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Nguyên...người dân cũng sống trong phấp phỏng lo âu trước những diễn biến khó lường của dịch sởi.
Xem Clip: Bệnh viện Nhi TƯ căng mình chống chọi với bệnh sởi
Vợ chồng chị Lan, anh Hòa (Phúc Yên - Vĩnh Phúc) nhốt cậu con trai nhỏ trong nhà đã 4 ngày hôm nay, vì ngay trong ngõ đã có cháu bé phải nhập viện cấp cứu vì nhiễm sởi. "Ăn không ngon, ngủ không yên mỗi khi nhìn thấy những hình ảnh thương tâm đến quặn lòng về các cháu nhiễm sởi trong bệnh viện. Rồi lại rớt nước mắt lo lắng nếu là con mình thì không biết phải làm sao nữa..." - chị Lan tâm sự.
Nhiều cơ quan, công sở ở Hà Nội cũng náo loạn, hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng rất nhiều bởi dịch sởi vẫn đang tiếp tục lan rộng. "Nghe đài báo, đọc trên các diễn đàn xã hội cũng thấy lo lắng, nhưng khi con bị sốt, tôi bắt đầu sợ hãi. Bệnh sởi đã hiện hữu ở nhà tôi," chị Linh - nhân viên một công ty truyền thông có trụ sở ở quận Hoàng Mai, Hà Nội nói.
“Không nên quá hoang mang”
Mang những lo lắng này đến gặp ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, ông đã đưa ra những khuyến cáo cho người dân về tình hình dịch bệnh.
>> ĐỌC TIẾP... Từ những biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong ở hàng trăm cháu nhỏ do bệnh sởi, trên các phương tiện thông tin truyền thông, trang mạng xã hội, diễn đàn xã hội, dòng tin được chia sẻ nhiều nhất liên quan đến cụm từ “bệnh sởi”.
Dịch sởi diễn biến phức tạp khiến không khí sợ hãi bao trùm |
Anh H.Minh (Hà Nội) lặn lội đi hàng trăm km về quê để lấy đủ các loại lá thuốc, hạt mùi về để dự phòng trong nhà, đề phòng cậu con trai 3 tuổi lỡ có mắc sởi. Còn vợ anh thì mấy hôm nay phải nghỉ làm ở nhà trông con vì không dám đưa cháu đến trường học.Không khí gia đình lúc nào cũng căng như dây đàn vì không thể đi làm bình thường, ở nhà ôm con vẫn nơm nớp lo sợ.
Nhiều gia đình không dám đưa con em đến các cơ sở y tế, bệnh viện các tuyến dù đã có dấu hiệu ban đầu của sởi sau những thông tin về dịch bệnh tại bệnh viện Nhi TW – nơi đang quá tải bệnh nhân nhiễm sởi và dẫn đầu về số ca tử vong do bệnh sởi.
>> Xem clip 7 trẻ mắc sởi chen chúc trên một giường bệnh
Nguồn Zing
Chị T.Linh (Hà Nội), dù cô con gái 3 tuổi có những dấu hiệu ho, sốt nhẹ, bắt đầu nổi các nốt phát ban trên người nhưng vẫn không dám đưa con đến bệnh viện, vì chị sợ bệnh viện chính là "ổ dịch" làm lây lan bệnh, con chị đến đó sẽ bội nhiễm thêm các bệnh dễ lây truyền khác.
Chị nói, cả gia đình nơm nớp lo lắng, vì để con ở nhà thì không biết bệnh tình diễn biến thế nào, mà những thông tin ở bệnh viện Nhi TW khiến mọi người can ngăn không cho mang con đến bệnh viện.
Ông bà nội của cháu lo sợ đến nỗi nhất định giữ cháu ở nhà, không cho mang đến bệnh viện khi chứng kiến các ca tử vong đau xót.Bà nội cứ ôm cháu nổi đầy nốt phát ban trên người mà khóc, rồi bấn quá lại đi kiếm các loại lá lẩu thuốc dân gian người ta mách nước.
Không chỉ chị T.L, mà tình trạng chung của những gia đình có con em mang dấu hiệu ban đầu của sởi đều là sự hoang mang tột độ, không biết nên mang con đến đâu cho an toàn, để chữa được bệnh.
Trong khi đó, những gia đình có con em chưa mắc bệnh thì băn khoăn không biết có nên tiếp tục cho con em đến trường học và các địa điểm công cộng, hay để ở nhà cho an toàn, đợi qua đợt dịch bệnh.
Nỗi lo sợ càng tăng khi chị biết tin con nhỏ của 3 đồng nghiệp cơ quan chị đã bị mắc sởi. Cũng như chị, họ phải xin nghỉ vài ngày để chăm sóc và đưa con đi viện.
Chị K.Vân (Hà Nội) chia sẻ, cả gia đình lo thắt ruột khi có 2 con nhỏ ở độ tuổi dễ mắc bệnh. Ông bà phải từ quê Nghệ An ra Hà Nội trông cháu chứ không dám cho đến trường vì sợ lỡ nhiễm bệnh. Bố mẹ đi làm công sở mà nóng ruột không an tâm, vì không thể cho các cháu nghỉ học mãi như thế này.
Không chỉ trên địa bàn Hà Nội, những tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Nguyên...người dân cũng sống trong phấp phỏng lo âu trước những diễn biến khó lường của dịch sởi.
Xem Clip: Bệnh viện Nhi TƯ căng mình chống chọi với bệnh sởi
VTC14
Nhiều cơ quan, công sở ở Hà Nội cũng náo loạn, hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng rất nhiều bởi dịch sởi vẫn đang tiếp tục lan rộng. "Nghe đài báo, đọc trên các diễn đàn xã hội cũng thấy lo lắng, nhưng khi con bị sốt, tôi bắt đầu sợ hãi. Bệnh sởi đã hiện hữu ở nhà tôi," chị Linh - nhân viên một công ty truyền thông có trụ sở ở quận Hoàng Mai, Hà Nội nói.
"Cứ tình hình này, công việc kinh doanh của chúng tôi chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Mỗi khi nghe điện thoại thấy nhân viên báo tin con bị sởi, tôi cứ giật mình thon thót phần vì lo lắng cho các cháu, phần vì lo lắng cho công việc," Bà Lê Lan Hương - Giám đốc Công ty cho hay. "Những gì đang diễn ra dồn dập liên quan đến bệnh sởi khiến chính tôi cũng lo lắng. Các con tôi đã lớn, nhưng cũng không tránh khỏi nỗi sợ hãi con mình có thể lây bệnh."
“Không nên quá hoang mang”
Mang những lo lắng này đến gặp ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, ông đã đưa ra những khuyến cáo cho người dân về tình hình dịch bệnh.
Bình luận