Báo điện tử VTC News xin trích lược đăng tải bức thư của một độc giả ở xã Minh Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Công ty này sống bằng lừa người và dụ dỗ những thanh thiếu niên còn non dại, chưa va vấp nhiều. Hàng ngày tôi thấy chúng điện cho bạn bè, người thân là ra Thái Bình để học sửa chữa điện tử, sữa chữa ô tô, cắt may…vừa học vừa làm với mức lương 6 – 7 triệu đồng/tháng.
“Tôi là một người dân ở Vũ Thư, Thái Bình, sau khi xem xong loạt bài của quý báo tôi xin thay mặt cho rất nhiều (đại đa số) bà con ở xã Minh Quang cũng như một số xã, thị trấn của huyện Vũ Thư bày tỏ sự đồng tình và nhất trí cao với những thông tin của bài báo đã nêu.
Nhưng gì bài báo đã nêu và phản ánh là hoàn toàn chính xác, là đúng sự thật. Đấy cũng là những điều mà người dân chúng tôi ở phải hàng ngày “bẩn mắt” chứng kiến. đ Cuộc sống ăn chung, ngủ chung của các học viên đa cấp. Ảnh: VTC News
Bên cạnh những gì báo đã phản ánh, chúng tôi nghĩ còn nhiều điều mà quý báo cần tiếp tục phản ánh và đưa ra công luận để mọi người, đặc biệt là bà con ở những vùng nông thôn, vùng xa thấy được sự lừa đảo của công ty đa cấp này.
Có những em đang đi làm ở đâu đó cũng bị chúng gọi điện lôi kéo bảo ra đây làm lương cao hơn. Thực chất làm gì có chuyện học. Hóa chăng 1 tuần vài buổi các em được đưa đến mấy cái nhà văn hóa mà chúng thuê mượn tạm bợ để nghe thuyết trình.
Toàn là những chuyện phiêu lưu viển vông. Thời gian còn lại đám trẻ này lại tụ tập đá bóng, lang thang ở các quán nước cho hết ngày. Đây là một sự lãng phí nhân lực vô cùng lớn mà các cấp chính quyền, nhà nước cần nhận thấy.
Còn sản phẩm mà cái công ty này bán ở đâu không biết, chứ ở quê tôi chúng không dám trưng ra vì chỉ cần nghe nói người dân quê tôi đã nói ngay: “Chúng mày là lũ lừa đảo”. Nhiều gia đình ở đây cũng đã từng bị mắc lừa.
Có gia đình có em bé bị ung thư xương, nghe nói sản phẩm của công ty này chưa được bệnh, nên đã mua một số chai thuốc. Mỗi chai thuốc đâu có ít tiền, giá gần cả chỉ vàng. Thế mà đâu có giải quyết được vấn đề gì, đê khi con chết mới nhận ra vấn đề: “Đó chỉ là trò lừa bịp”. Còn nhiều trò lừa đảo khác mà nếu điều tra, quý báo sẽ thấy ngay.
Còn về chuyện ăn ở, sinh hoạt của đám người này thì đúng là bầy đàn, nguyên thủy như báo đã phản ánh. Nhưng đặc biệt chúng còn gây bức xúc trong nhân dân vì sự mất trật tự.
Lúc bào cũng thấy tiếng la hét, nói to của đám người này. Ăn chúng cũng gào thét, uống cũng gào thét. Rồi cả cái chúng gọi là sinh hoạt nhóm gì đấy cũng ồn ào khó chịu. Buổi sớm hay ban trưa chúng đều mất trật tự, đặc biệt là buổi tối.
Những người lao động như chúng tôi muốn nghỉ ngơi cũng không yên, đám trẻ con thì không thể tập trung học hành được. Nhiều người bức xúc đã dùng gạch đá ném vào một số nhà trọ. Đã có những cụ xô xát nhỏ xảy ra như bác Hải ở thôn Minh Quàn với đám trọ ở nhà anh Quang.
Đại bộ phận nhân dân rất bức xúc về việc này nên đều muốn đuổi chúng đi. Chỉ có một số nhà trọ là còn muốn chứa chúng. Bên cạnh đó, chúng đi máy thường rú ga trong đường làng. Đặc biệt là chúng đi xe gây ồn có khi rất khuya hoặc cả lúc 2 – 3 giờ sáng. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân nơi đây.
Vì số người ở trọ quá đông nên nước thải và rác thải đang gây ô nhiễm môi trường ở vùng quê vốn trong lành từ bao đời nay của chúng tôi. Các sơ cở hạ tầng cũng như điện, nước cũng không đáp ứng được và hậu quả là người dân phải gánh chịu.
Việc ăn ở cho đến cái gọi là học của học viên ở công ty này có lẽ không một nơi nào trên thế giới này có thì phải. Nó hoàn toàn trái ngược với phong trào xây dựng đời sống mới văn hóa ở khu dân cư, hoàn toàn trái ngược với phong trào xây dựng nông thôn mới.
Nhưng chúng tôi thấy chính quyền địa phương vẫn lừng chừng chưa vào cuộc. Đã có rất nhiều vụ việc gây bức xúc trong nhân dân, chẳng hạn như do buổi tối những nhà trọ này quá mất trật tự, nên đã bị người dân địa phương ném gạch đá vào nhà.
Đã có rất nhiều các ông bố, bà mẹ từ miền trong ra để xem con cái học hành thế nào, khi tận mắt chứng kiến họ đã kiên quyết bắt con cái về. Nhiều khi còn bị đám quản lý không trả giấy tờ, gây khó dễ.
Tôi đã từng ngồi chơi ở một quán nước gần cầu Đa Sô và bắt gặp một ông bố chừng 60 tuổi ra thăm con, hỏi thăm đường về trường Đại học Y – Dược Thái Bình. Chúng tôi giải thích ở đây không có trường Đại học Y – Dược, chỉ có trường Đại học Y Thái Bình. Ông bố kiên quyết bảo cháu nó bảo trường cháu đang học ở gần cầu Đa Sô.
Thì ra chúng lừa các bậc phụ huynh là ra học Đại học Y. Ông bố kêu còn vừa bán trâu nên đem ra cho con 10 triệu đồng đóng học. Chúng tôi đã nói cho ông bố biết sự thật thì ông mới vỡ lẽ. Chúng tôi còn được biết chúng còn chỉ vào xí nghiệp may Việt – Hàn và bảo đấy là xưởng chế biên thuốc của công ty. Còn rất nhiều chiêu thức lừa đảo khác mà có lẽ quý báo cũng đã tìm hiểu.
Sau loạt bài của quý báo, nhiều thành viên Lô Hội đã lũ lượt bỏ đi khỏi Thái Bình, nhưng chỉ mấy ngày sai lại có không ít các thành viên khác quay trở lại đây. Nhiều thành viên cho biết, đi đến các nơi khác, chủ nhà trọ đều không chứa.
Cũng sau loạt bài của quý báo, Công ty Lô Hội đã phải có phản hồi với công luận. Trong bài phản hồi, công ty này nói sẽ cho người về xem xét, xử lý những sai phạm mà báo đã đưa tin, nhưng thực tế đâu vẫn hoàn đấy.
Chúng tôi tha thiết đề nghị với quý báo, cho đăng tải rộng rãi hơn loạt bài phóng sự điều tra để các bậc làm cha mẹ cũng như các bạn trẻ nhận rõ vấn đề, để xã hội thấy và cùng vạch trần các thủ đoạn lừa bịp của công ty này.
Chúng tôi cũng kiến nghị các cơ quan chức năng vào cuộc và xử lý nghiêm các dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Chúng tôi cũng kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét, bãi bỏ những quy định quá dễ dãi về loại hình công ty đa cấp.
Những kiến nghị của chúng tôi rất mong quý báo chuyển giúp tới các cơ quan chức năng.
Thay mặt bà con ở Thái Bình, tôi xin chân thành cảm ơn quý báo!"
Độc giả cả nước nếu có bức xúc hoặc phản ánh về tình trạng đa cấp tại địa phương có thể gửi thông tin về cho chúng tôi tại địa chỉ [email protected] hoặc ô thảo luận phía cuối bài viết.
Một độc giả ở Thái Bình (xin giấu tên)
Bình luận