Thông tin nhóm các cầu thủ U.21 Báo Thanh Niên “mải chơi” ở quán bar quá nửa đêm khiến nhiều người giật mình; thế nhưng, cũng có người cho rằng đó là “chuyện thường” trong giới cầu thủ.
Điều “chướng tai gai mắt” ở đây là các cầu thủ này còn gọi 1 chai rượu đắt tiền rồi cụng ly sành điệu trong khói thuốc mù mịt.
Cầu thủ đi bar, uống rượu, hút thuốc ngay trong giải đấu mà mình tham dự. Đó là chuyện bất thường, nhất là trước mặt họ có một trận đấu quyết định tranh chức vô địch.
Mặc dù đội U.21 này không phải là tuyển U.21 VN, nhưng chuyện ngang nhiên và hồn nhiên đi bar khi mặc đồng phục lại cho thấy điều đáng bàn.
Nơi nhạy cảm
Quán bar về bản chất là một địa điểm mà người ta vui tới giải trí, giải tỏa căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Thế nhưng ở Việt Nam, bar là một nơi khá nhạy cảm, đặc biệt với giới cầu thủ.
Cách đây tròn 10 năm, ngay trước cửa vũ trường Phương Đông- Đà Nẵng, cựu thủ môn Đà Nẵng bị đâm trọng thương. Mặc dù cơ quan điều tra kết luận Ngọc Thế bị đâm là do mâu thuẫn cá nhân, không liên quan gì tới cá độ bóng đá, nhưng cho tới giờ nhiều người vẫn tin rằng đằng sau đó là cả một câu chuyện dài. Ngọc Thế sau đó giải nghệ luôn.
Chuyện đi bar cũng từng gây ra những khó dễ cho “thần đồng” bóng đá một thời là Phạm Văn Quyến. Số là năm 2004, trước Tiger Cup, Văn Quyến bị loại khỏi đội tuyển, mà một trong những lý do là HLV Tavares không chấp nhận được sự vô kỷ luật của cầu thủ này, đặc biệt là những thông tin nhạy cảm như ngay trước ngày đi Maldiver, người ta còn thấy Văn Quyến vật vờ ở vũ trường New C… tới 2 giờ sáng.
Quyến sau này không xa lạ gì với các vũ trường, khi có tiền và cả khi hết tiền. Có tiền thì tìm vui, mà lúc khó khăn hết tiền thì vào bar giải sầu.
Nếu trong sự nghiệp của Quyến không có mấy chữ “quán bar”, “vũ trường” có lẽ giờ này người ta sẽ nhắc đến Văn Quyến theo cách khác.
Gần đây, người ta lại nhắc lại câu chuyện về một cầu thủ từng dính vào vũ trường, thuốc lắc đã được gọi trở lại đội tuyển. Đó là trường hợp Xuân Thành. Vào một đêm năm 2007, Xuân Thành- cầu thủ trẻ đầy tiềm năng của LG.HN ACB - bị công an Hà Nội bắt quả tang khi tàng trữ 10 viên thuốc lắc tại một vũ trường lớn ở Hà Nội. Thành khai đã có vài lần dùng thuốc lắc, nhưng 10 viên thuốc ấy là bạn bè nhờ mua mang vào. Xuân Thành bị VFF treo giò 18 tháng và rất may là khi trở lại cầu thủ này đã chơi khá tốt và được gọi vào đội tuyển.
Tất nhiên, không phải ai cũng có ác cảm với quán bar. Chẳng hạn, HLV Calisto từng “khuyến khích” cầu thủ đi bar, thậm chí cho phép uống vài ly. Dù vậy, thời gian đi bar cũng giới hạn ở mức cho phép và rượu cũng chỉ đủ để đầu óc thoải mái chứ không phải để say ngất ngưởng. Mặt khác, chuyện đi bar là lúc xả trại, trước trận đấu, Calisto cấm tiệt và sẽ kỷ luật rất nặng nếu cầu thủ nào vi phạm.
Từ U.21 nghĩ tới U19 Việt Nam
Các cầu thủ lớn đi bar đã là chuyện đã khó nghe, ngay cả khi những cuộc bay đêm ấy trong phạm vi cho phép.
Thế nhưng, nhiều cầu thủ trẻ học đòi từ rất sớm. Cách đây tầm chục năm, một trong những thần đồng xứ Nghệ là Phan Thanh Hoàn (3 năm liên tục là cầu thủ xuất sắc nhất giải U.21) từng trốn trại đi chơi đêm, bay lắc tới mức mất cả sức rồi giải nghệ từ sớm.
Xa hơn nữa, khi đi tìm nguyên nhân thất bại của đội U.23 Việt Nam ở SEA Games 2001, người ta mới giật mình với thông tin ngay trước trận đấu then chốt với đội chủ nhà Malaysia, nhiều cầu thủ U.23 Việt Nam vẫn lắc lư ở quán bar tại Kuala Lumpur.
Bây giờ thông tin một số cầu thủ U.21 đi bar, dù chỉ là được mời, dù chỉ là tiếp bạn như cách họ giải thích thì câu chuyện kỷ luật và ý thức chuyên nghiệp của các cầu thủ trẻ là điều rất đáng lo ngại.
Nó cũng lý giải tại sao bầu Đức đã nhất quyết không trao báu vật của mình là lứa cầu thủ U.19 cho VFF quản lý, nhất quyết không cho các cầu thủ trẻ của mình nhận tiền từ VFF để tránh những tác động xấu từ đồng tiền.
Sự thiếu tin tưởng của ông Bầu hơn 10 năm làm bóng đá là có lý do rất chính đáng, nó cũng là điều e ngại cho công tác đào tạo trẻ, giáo dục ý thức của các CLB và của các đội tuyển trẻ ở những giải thi đấu quốc tế.
Khi cầu thủ trẻ… vượt rào
HLV Đinh Văn Dũng của đội U.21 Báo Thanh Niên tỏ ra khá ngạc nhiên khi biết tin các cầu thủ của mình “vượt rào” đi chơi đêm. “Tối 16.10, khoảng gần 21h30 tôi còn đi kiểm tra các phòng thấy ổn. Theo quy định, 10 giờ là các cầu thủ phải lên giường đi ngủ để giữ sức khỏe cho những ngày luyện tập và thi đấu tiếp theo. Bởi thế, dù chỉ là “vượt rào” ra ngoài, các cầu thủ này đã vi phạm nội quy của đội và đáng bị kỷ luật”.
Câu chuyện cầu thủ U.21 bị “phát giác” bởi họ mặc cả đồng phục vào quán bar. Tất nhiên, khi trên 18 tuổi, đủ quyền công dân thì vào chỗ nào cũng được, miễn là không vi phạm pháp luật.
Mặc áo tuyển vào quán bar nhậu nhẹt |
Điều “chướng tai gai mắt” ở đây là các cầu thủ này còn gọi 1 chai rượu đắt tiền rồi cụng ly sành điệu trong khói thuốc mù mịt.
Cầu thủ đi bar, uống rượu, hút thuốc ngay trong giải đấu mà mình tham dự. Đó là chuyện bất thường, nhất là trước mặt họ có một trận đấu quyết định tranh chức vô địch.
Mặc dù đội U.21 này không phải là tuyển U.21 VN, nhưng chuyện ngang nhiên và hồn nhiên đi bar khi mặc đồng phục lại cho thấy điều đáng bàn.
Nơi nhạy cảm
Quán bar về bản chất là một địa điểm mà người ta vui tới giải trí, giải tỏa căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Thế nhưng ở Việt Nam, bar là một nơi khá nhạy cảm, đặc biệt với giới cầu thủ.
Cách đây tròn 10 năm, ngay trước cửa vũ trường Phương Đông- Đà Nẵng, cựu thủ môn Đà Nẵng bị đâm trọng thương. Mặc dù cơ quan điều tra kết luận Ngọc Thế bị đâm là do mâu thuẫn cá nhân, không liên quan gì tới cá độ bóng đá, nhưng cho tới giờ nhiều người vẫn tin rằng đằng sau đó là cả một câu chuyện dài. Ngọc Thế sau đó giải nghệ luôn.
Văn Quyến "tan đời cầu thủ" vì sống buông thả |
Chuyện đi bar cũng từng gây ra những khó dễ cho “thần đồng” bóng đá một thời là Phạm Văn Quyến. Số là năm 2004, trước Tiger Cup, Văn Quyến bị loại khỏi đội tuyển, mà một trong những lý do là HLV Tavares không chấp nhận được sự vô kỷ luật của cầu thủ này, đặc biệt là những thông tin nhạy cảm như ngay trước ngày đi Maldiver, người ta còn thấy Văn Quyến vật vờ ở vũ trường New C… tới 2 giờ sáng.
Quyến sau này không xa lạ gì với các vũ trường, khi có tiền và cả khi hết tiền. Có tiền thì tìm vui, mà lúc khó khăn hết tiền thì vào bar giải sầu.
Nếu trong sự nghiệp của Quyến không có mấy chữ “quán bar”, “vũ trường” có lẽ giờ này người ta sẽ nhắc đến Văn Quyến theo cách khác.
Gần đây, người ta lại nhắc lại câu chuyện về một cầu thủ từng dính vào vũ trường, thuốc lắc đã được gọi trở lại đội tuyển. Đó là trường hợp Xuân Thành. Vào một đêm năm 2007, Xuân Thành- cầu thủ trẻ đầy tiềm năng của LG.HN ACB - bị công an Hà Nội bắt quả tang khi tàng trữ 10 viên thuốc lắc tại một vũ trường lớn ở Hà Nội. Thành khai đã có vài lần dùng thuốc lắc, nhưng 10 viên thuốc ấy là bạn bè nhờ mua mang vào. Xuân Thành bị VFF treo giò 18 tháng và rất may là khi trở lại cầu thủ này đã chơi khá tốt và được gọi vào đội tuyển.
Tất nhiên, không phải ai cũng có ác cảm với quán bar. Chẳng hạn, HLV Calisto từng “khuyến khích” cầu thủ đi bar, thậm chí cho phép uống vài ly. Dù vậy, thời gian đi bar cũng giới hạn ở mức cho phép và rượu cũng chỉ đủ để đầu óc thoải mái chứ không phải để say ngất ngưởng. Mặt khác, chuyện đi bar là lúc xả trại, trước trận đấu, Calisto cấm tiệt và sẽ kỷ luật rất nặng nếu cầu thủ nào vi phạm.
Từ U.21 nghĩ tới U19 Việt Nam
Các cầu thủ lớn đi bar đã là chuyện đã khó nghe, ngay cả khi những cuộc bay đêm ấy trong phạm vi cho phép.
U19 Việt Nam sinh hoạt điều độ, lành mạnh |
Thế nhưng, nhiều cầu thủ trẻ học đòi từ rất sớm. Cách đây tầm chục năm, một trong những thần đồng xứ Nghệ là Phan Thanh Hoàn (3 năm liên tục là cầu thủ xuất sắc nhất giải U.21) từng trốn trại đi chơi đêm, bay lắc tới mức mất cả sức rồi giải nghệ từ sớm.
Xa hơn nữa, khi đi tìm nguyên nhân thất bại của đội U.23 Việt Nam ở SEA Games 2001, người ta mới giật mình với thông tin ngay trước trận đấu then chốt với đội chủ nhà Malaysia, nhiều cầu thủ U.23 Việt Nam vẫn lắc lư ở quán bar tại Kuala Lumpur.
Bây giờ thông tin một số cầu thủ U.21 đi bar, dù chỉ là được mời, dù chỉ là tiếp bạn như cách họ giải thích thì câu chuyện kỷ luật và ý thức chuyên nghiệp của các cầu thủ trẻ là điều rất đáng lo ngại.
Nó cũng lý giải tại sao bầu Đức đã nhất quyết không trao báu vật của mình là lứa cầu thủ U.19 cho VFF quản lý, nhất quyết không cho các cầu thủ trẻ của mình nhận tiền từ VFF để tránh những tác động xấu từ đồng tiền.
Sự thiếu tin tưởng của ông Bầu hơn 10 năm làm bóng đá là có lý do rất chính đáng, nó cũng là điều e ngại cho công tác đào tạo trẻ, giáo dục ý thức của các CLB và của các đội tuyển trẻ ở những giải thi đấu quốc tế.
Theo BĐTC
Bình luận