(VTC News) - Trong số 24 thí sinh 'mơ ước thành Công Phượng, Tuấn Anh' ở vòng chung kết tuyển sinh Học viện Nutifood HAGL Arsenal JMG, cậu bé Vương Tuấn Kiệt là trường hợp rất đặc biệt.
Bóng dính chặt lấy chân, cậu khẽ nhắm điểm đường bóng tiếp theo. Nhận thấy "tịt đường" vì đồng đội vẫn chưa theo kịp trong khi đối thủ đã ở ngay sau lưng, Kiệt khựng lại che chắn, giựt lùi bóng trong chân, khiến đối thủ lỡ nhịp và, "đường đây rồi!".
Đó cũng là lúc cậu giơ tay ra hiệu hướng chạy cho đồng đội. Sau 3 giây kể từ lúc có bóng trong chân, giờ đây đồng đội cậu đã trực diện khung thành đối phương.
Đó cũng là lúc cậu giơ tay ra hiệu hướng chạy cho đồng đội. Sau 3 giây kể từ lúc có bóng trong chân, giờ đây đồng đội cậu đã trực diện khung thành đối phương.
Tình huống trên là một trong nhiều khoảnh khắc ghi dấu ấn của Vương Tuấn Kiệt, ở vòng chung kết tuyển sinh Học viện Nutifood HAGL Arsenal JMG.
Vương Tuấn Kiệt là một trong 24 thí sinh lọt vào vòng chung kết tuyển sinh Học viện Nutifood HAGL Arsenal JMG (Ảnh: Hoàng Tùng) |
Từ đội tuyển toán đến đội tuyển bóng đá
Vương Tuấn Kiệt sinh năm 2003, bắt đầu đá bóng hồi 7 tuổi. Kể từ đó, cậu bé này đã trải qua nhiều Đội tuyển khác nhau, ở những cấp độ khác nhau và cả "chuyên ngành" khác nhau. Đầu tiên là tuyển bóng đá... lớp, tuyển trường cấp 1 đến tuyển bóng đá lớp, trường cấp 2.
Trong thời điểm này, Kiệt còn khoác lên mình áo đấu của Đội tuyển chuyên Toán trường THCS An Lạc (Q.Bình Tân, TP.HCM) dự thi học sinh giỏi cấp thành phố.
Trong thời điểm này, Kiệt còn khoác lên mình áo đấu của Đội tuyển chuyên Toán trường THCS An Lạc (Q.Bình Tân, TP.HCM) dự thi học sinh giỏi cấp thành phố.
Nói thêm về việc học văn hóa của Kiệt, bà nội của em - bà Lê Thị Mới chia sẻ: "Nó nhất lớp mấy năm liền, là học sinh tiêu biểu và được một số học bổng khuyến học. Nhưng mà nó lại mê bóng đá hơn. Lúc Kiệt chuyển trường mới để tập đá bóng, mấy cô giáo tiếc nó quá trời".
Trở lại với đá bóng, tài năng của Kiệt lọt vào mắt xanh của ông Nguyễn Thành Nam - người sáng lập CLB bóng đá Thăng Long. Rất nhanh chóng, với năng khiếu cộng thêm niềm đam mê luôn rực cháy, cậu bé thân hình loắt choắt này trở thành trụ cột không thể thiếu trong đội hình dưới trướng "người thầy dạy bóng đá đầu đời".
Cùng đội bóng của thầy mình và cả những lần thi đấu dưới dạng "cho mượn" ở Đội tuyển bóng đá Q.Phú Nhuận (TP.HCM), Vương Tuấn Kiệt bắt đầu in dấu giày ở khắp các giải đấu trẻ danh tiếng, như Viettel, Yamaha,...
'Cháu đi đâu bà theo đó', bà nội Kiệt luôn muốn cháu mình hạnh phúc với đam mê đá bóng (Ảnh: Hoàng Tùng) |
Nhận thấy Tuấn Kiệt đủ tố chất để tiến xa hơn nữa trên con đường bóng đá, thầy Nam đánh tiếng với gia đình xin cho Kiệt chuyển vào trường chuyên năng khiếu TDTT Nguyễn Thị Định - nơi Kiệt có những "đồng lương" đỡ đần gia đình, ở mức 90 ngàn đồng/ngày và nếu có đá giải thì 100 ngàn đồng/ngày.
Nói về "cậu học trò cưng", ông Nam đánh giá: "Tôi huấn luyện Kiệt 3-4 năm nay. Kiệt ở ngoài ít nói, hiền khô. Nhưng lúc đá bóng cậu bé này rất tinh quái, tư duy tốt và rất đồng đội. Điều nữa tôi nhận thấy ở Kiệt là dù em nó thể hình mỏng cơm nhưng bù lại sức rướn tốt, tì đè theo bản năng thôi nhưng rất khó chịu".
"Kiệt có thành cầu thủ chuyên nghiệp hay không thì còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đầu tiên là về dinh dưỡng vì gia đình em khó khăn. Hai nữa là môi trường phải thực sự chuyên nghiệp", ông Nam nói thêm.
Tính tự lập của cậu bé mồ côi cha
Theo như danh sách 24 thí sinh ở vòng chung kết tuyển sinh Học viện Nutifood HAGL Arsenal JMG, Tuấn Kiệt là thí sinh duy nhất có hoàn cảnh mồ côi.
Bà nội Kiệt tâm sự: "Em nó mất ba hồi 3 tuổi. Mẹ nó không đi bước nữa, ở vậy rồi đi bán hải sản ngoài chợ, thỉnh thoảng về thăm.
Kiệt giờ sống với bà nội và chú ruột. Rồi thì chú nó cũng lấy vợ có con, cũng phải lo cho gia đình riêng. Lúc đó tôi lại bị té, chấn thương cột sống nên không thể đi bán. Nhưng dù sao bà cũng rất ủng hộ cháu. Cháu đi đâu bà theo đó dù nó biết suy nghĩ tự lập sớm. Thương cháu lắm".
Kiệt giờ sống với bà nội và chú ruột. Rồi thì chú nó cũng lấy vợ có con, cũng phải lo cho gia đình riêng. Lúc đó tôi lại bị té, chấn thương cột sống nên không thể đi bán. Nhưng dù sao bà cũng rất ủng hộ cháu. Cháu đi đâu bà theo đó dù nó biết suy nghĩ tự lập sớm. Thương cháu lắm".
Vào sân, cậu bé luôn cháy hết mình với trái bóng tròn (Ảnh: Hoàng Tùng) |
"Thầy Nam cũng cưng cháu lắm vì biết hoàn cảnh như thế. Thầy khuyên đi thi tuyển vì HAGL đầu tư tốt lắm. Mà buổi đầu tiên thi em nó đá vô 6 trái đó cậu.
Kiệt nó mê bóng đá lắm, trước ngày thi hai tuần nó bị ngã trật cổ tay mà lo quá trời. Ở xóm ai cũng động viên thằng nhỏ ráng thành Công Phượng, được lên tivi đồ", bà nội Kiệt ngấn nước mắt khi nói về đứa cháu đam mê trái bóng tròn.
Kiệt nó mê bóng đá lắm, trước ngày thi hai tuần nó bị ngã trật cổ tay mà lo quá trời. Ở xóm ai cũng động viên thằng nhỏ ráng thành Công Phượng, được lên tivi đồ", bà nội Kiệt ngấn nước mắt khi nói về đứa cháu đam mê trái bóng tròn.
Theo chân Kiệt trong ngày đầu thi tuyển Học viện Nutifood HAGL Arsenal JMG còn có mẹ cậu bé - chị Trần Thị Hồng Anh. Suy nghĩ của chị Hồng Anh lúc nào cũng chỉ là: "Ủng hộ đam mê của con nó đến cùng. Mong muốn con thành cầu thủ giỏi".
Kết
Dù không lọt vào top 10 học viên khóa I Học viện Nutifood HAGL Arsenal JMG, nhưng với giấc mơ "trở thành Công Phượng, Tuấn Anh" hay "được mặc áo số 10 như Lionel Messi" luôn cháy bỏng, Vương Tuấn Kiệt đang bước đi chặng đầu tiên, trên con đường của một cầu thủ chuyên nghiệp - gia nhập lứa năng khiếu HAGL, nơi khởi đầu của "Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất V-League 2014" - Trần Minh Vương.
Dõi theo từng bước chạy của em là bà nội luôn mong mỏi cháu hạnh phúc với đam mê, người mẹ tảo tần vì cuộc sống no đủ hơn, người chú ruột âm thầm thay thế hình bóng người cha và người thầy nghiêm khắc để con thêm cứng cáp.
Clip bài tập 'đá ma' của các thí sinh vòng chung kết thi tuyển Học viện Nutifood HAGL Arsenal JMG
Hoàng Tùng
Bình luận