• 50
  • Zalo

Bất ngờ mức phạt vượt đèn đỏ ở các nước Đông Nam Á

Tư liệuThứ Năm, 02/01/2025 07:00:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Theo Luật giao thông ở nước Đông Nam Á, mức phạt vượt đèn đỏ dựa trên mức độ vi phạm của người điều khiển phương tiện, một số trường hợp có thể bị phạt tù.

Theo Luật Giao thông Đường bộ năm 1959 của Malaysia, người lái xe không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông có thể bị phạt ít nhất 300 RM (khoảng 1,7 triệu đồng) và tối đa 2.000 RM (hơn 11 triệu đồng). Nếu mức độ vi phạm nghiêm trọng người điều khiển phương tiện phải đối mặt với sáu tháng tù giam.

Để nâng tính răn đe khi số trường hợp vi phạm luật giao thông tăng mạnh trong thời gian qua, Malaysia đang xem xét đưa những người vi phạm luật giao thông vượt đèn đỏ ra tòa thay vì chỉ phải nộp tiền phạt như trước đây.

Nhiều nước Đông Nam Á áp dụng mức phạt tăng lũy tiến với các trường hợp không tuân thủ đèn tín hiệu giao thông.

Nhiều nước Đông Nam Á áp dụng mức phạt tăng lũy tiến với các trường hợp không tuân thủ đèn tín hiệu giao thông.

Còn theo luật giao thông 2023 của Thái Lan, mức phạt cao nhất với các trường hợp vượt đèn đỏ lên đến 4.000 baht (gần 3 triệu đồng).

Luật giao thông mới của Thái Lan cũng quy định mức phạt đối với người vi phạm khi vượt đèn đỏ sẽ tăng lũy tiến nếu tiếp tục vi phạm hoặc dựa trên mức độ vi phạm.

Một quốc gia Đông Nam Á khác có mức phạt lũy tiến đối với các trường hợp vượt đèn đỏ là Philippines. Theo luật giao thông 2023 của quốc đảo này, lần phạt đầu tiên sẽ là 2.000 Php (875.000 đồng), lần vi phạm thứ 2: 3.000 Php (hơn 1,3 triệu đồng) và lần vi phạm thứ 3: 10.000 Php (hơn 4,3 triệu đồng).

Theo Luật Giao thông Đường bộ Singapore, vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền và trừ 12 điểm giấy phép lấy xe. Trong đó mức phạt cao nhất là 400 SGD (gần 7,5 triệu đồng) đối với các xe máy và 500 SGD (9,3 triệu đồng) đối với xe hơi khi vượt đèn đỏ ở các vùng bạc (dành cho người cao tuổi) và khu vực trường học.

Ngoài ra dựa trên mức độ vi phạm các hình phạt sẽ tăng theo tương ứng.

Theo luật giao thông năm 2009 của Indonesia, không chấp hành biển báo giao thông, trong đó có vượt đèn đỏ có thể bị phạt 500.000 IDR (hơn 785.000 đồng). Dựa trên mức độ vi phạm, hình phạt có thể bao gồm cả phạt tiền và án tù (2 tháng).

Ở Việt Nam, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe quy định:

Người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt từ 18-20 triệu đồng (quy định cũ phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng).

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; sẽ bị phạt tiền từ 4-6 triệu đồng (quy định cũ phạt từ 800.000 - 1 triệu đồng).

Bình luận (50)
vtcnews.vn
vtcnews.vn

Đọc xong tôi chỉ thấy bất ngờ với hình phạt của Việt Nam, chứ thấy các nước trên xử phạt khá hợp lý và nhân văn.
Thứ nhất, Mức phạt 6 triệu đối với xe máy và 20 triệu đối với ô tô tương đương với 1-4 tháng lương trung bình của người dân là phi lý, trong khi các nước ĐNA khác, đặc biệt là Nhật, Đức, Hàn... thu nhập cao hơn ta rất nhiều, nhưng mức phạt thấp hơn nhiều, tính ra chỉ vài ngày tiền lương.
Thứ 2, ngoài so sánh về mức phạt/ thu nhập, chúng ta cũng nên so sánh về hạ tầng giao thông, mật độ người tham gia giao thông cá nhân, rõ ràng VN ta hạ tầng giao thông còn chưa tốt, giao thông công cộng kém phát triển, do đó người tham gia giao thông không sử dụng phương tiện công cộng rất lớn, khả năng mắc lỗi cao.
Thứ 3, ngoài phạt tiền, còn có rất nhiều hình thức xử phạt khác, như trừ điểm bằng lái, thu hồi bằng lái trong 1 khoảng thời gian, lao động công ích, tham gia các lớp học văn hóa giao thông, phạt lũy tiến, phạt theo phần trăm thu nhập... Theo tôi nên kết hợp nhiều biện pháp, vừa không quá ảnh hưởng đến thu nhập của người dân (khi thu nhập của ta chưa cao), vừa thể hiện tính nhân văn của luật.

3
7 tháng trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Hãy so sánh ý thức tham gia giao thông và con số tử vong vì tai nạn giao thông của các nước trên với VN xem ,rồi hãy kết luận...

7 tháng trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Bạn thử đưa ra con số xem nào. Ý thức tham gia giao thông và con số tử vong vì tai nạn giao thông liên quan đến nhiều yếu tố chứ không chỉ là do người dân. Và xử phạt cũng có nhiều hình thức chứ không phải chỉ phạt tiền.

7 tháng trước Phản hồi
vtcnews.vn

Úc vượt đèn đỏ phạt 500 AUD, trừ 4 điểm 24 tháng sau tự động phục hồi điểm ( 500 AUS tương đương khoảng 8000.000 đ ) lương bình quân khoảng 96.000.000 đ một tháng.

3
7 tháng trướcPhản hồi
vtcnews.vn

CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á NÓI TRÊN CÓ THU NHẬP CAO HƠN VN NHƯNG PHẠT VƯỢT ĐÈN ĐỎ RẤT NHÂN VĂN. MONG RẰNG CƠ QUAN CHỨC NĂNG ĐIỀU CHỈNH.

4
7 tháng trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Các bạn hãy phân tích 4câu (răn đe khâm phục khẩu phục ) an toàn là trên hết ) và an toàn tuyệt đối

7 tháng trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Không thấy so sánh và

7 tháng trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Phạt nặng để cho người ta có ý thức tham gia giao thông tốt hơn thôi.

3
7 tháng trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Phạt thế nào là "nặng"? 100 triệu, 1 tỷ có phải là "nặng"? Vậy tại sao không phạt hẳn 1 tỷ mà chỉ là 20 triệu? Và ngoài phạt tiền ra còn hình thức phạt nào khác không?

7 tháng trước Phản hồi
Xem thêm bình luận
Cùng chuyên mục
Tin mới