(VTC News) - Không ngờ, khi mở rộng diện tích đào bới, thì phát hiện rất nhiều cổ vật, gồm đủ các loại bát hương, lư hương đá xanh, chum, chóe, bát đĩa, bình cổ, đồ sắt, đồ đồng, đồ gốm.
Đó là một pho tượng đá xanh nguyên khối được tạc rất cầu kỳ, đường nét mềm mại, uyển chuyển. Sư tổ ngồi tọa thiền trên đài sen. Ngoài tượng sư tổ Thủy Nguyệt, còn vô số pho tượng đá xanh tuyệt đẹp khác nữa.
Tôi hỏi bảo tháp, nơi cất giữ cốt sư tổ Thủy Nguyệt như trong huyền thoại, sư thầy Thích Diệu Mơ dẫn tôi ra chái chánh điện. Bảo tháp là tòa tháp đá xanh tuyệt đẹp nằm ngay chái chùa.
Theo sư thầy, Tháp Tổ đã bị trộm đào bới nhiều lần. Bọn trộm đã đào rỗng cả ruột tháp để lấy trộm đồ cổ. Cách đây hơn 10 năm, sau một đêm mưa gió, nhà sư trở dậy, thấy Tháp Tổ nghiêng hẳn sang một bên, có nguy cơ đổ.
Bọn trộm đã đục đá, phá tung tòa tháp. Chúng đào một đường hầm dưới chân tháp để tìm của quý dưới đáy, khiến tháp lún nghiêng. Chúng cạy mấy tầng tháp để tìm đồ cổ.
Chiếc hũ đồng mà nhà sư vẫn thấy qua khe hở một tầng tháp đã biến mất. Bọn trộm đổ một số thứ ở trong hũ vung vãi dưới nền đất. Nhà sư nhặt lên xem, bóp thấy cứng. Dùng đá ghè không vỡ mới biết đó là xá lị của tổ. Nhà sư nhặt được 9 viên.
Sư thầy cho mở nốt cửa tháp mà bọn trộm chưa phá. Bên trong tháp vẫn còn hũ gốm lớn. Hũ gốm to đến nỗi phải phá tháp mới lấy ra được. Trong hũ gốm là hũ đồng. Nhà sư đặt xá lị tổ vào hũ đồng, rồi cho người đổ xi măng bít kín, giữ tháp tổ như ngày hôm nay.
Sư thầy Thích Đàm Mơ là người gắn bó với chùa Thánh Quang từ nhỏ. Cụ nội Mơ là người xuất gia, hương khói ngôi chùa. Thời Pháp, ngôi chùa bị tiêu thổ kháng chiến. Hòa thượng Vô Vi phải dựng tạm một ngôi nhà tre để thờ tự sư tổ. Chùa Thánh Quang thời gian dài bị người đời lãng quên.
Có duyên với Phật môn, nên hồi 10 tuổi cô bé Mơ đã vào chùa ở. Vừa đọc kinh vừa học chữ. Năm lớp 4, gia đình xin chùa cho Mơ về nhà đi học. Học hết lớp 7 thì Mơ vào chùa hẳn.
Khi đó, ngôi chùa nhỏ Nhẫm Dương nằm dưới chân núi, hoang vu khủng khiếp, dưới đất là rắn rết, trong rừng là khỉ cáo, chẳng có dân ở. Hòa thượng Vô Vi dặn sư Mơ: “Chú cứ ở đây tu hành, rồi sau này cố gắng xây dựng lại chốn tổ”. Nói rồi, ông giao lại chùa cho nhà sư, về chùa Muống (Quang Khánh tự) ở huyện Kim Thành trụ trì.
Cách đây hơn chục năm, thấy sức yếu, Hòa thượng Vô Vi tìm về chốn tổ. Ông dặn nhà sư Thích Diệu Mơ: “Bây giờ là lúc cần thỉnh tổ về. Bác phải trông nom, săn sóc chốn tổ cho tốt nhé”.
Nói rồi, Hòa thượng Vô Vi dẫn nhà sư Thích Diệu Mơ đến hang Thánh Hóa sau chùa. Ông bảo: “Thời Pháp, đất nước loạn lạc, chiến tranh, cướp bóc liên miên, nên nhà chùa và một số Phật tử tin cẩn đã chôn cất tượng sư tổ và những đồ vật quý trong hang này. Lành vỡ thế nào thì cũng đào lên”.
Bao nhiêu năm trụ trì ngôi chùa, lúc đó, nhà sư Thích Diệu Mơ mới biết đến hang đá chứa tài sản của ngôi chùa 700 năm tuổi mà bà trụ trì. Kể cũng lạ, xưa kia, ngôi chùa to là thế, do chính vua Trần cho xây dựng, mà bao năm nhà sư Mơ trụ trì, thứ còn lại chỉ là túp lều tranh lúp xúp, lúc nào cũng như sắp đổ.
Nhà sư Thích Diệu Mơ cùng một số Phật tử thân tín bắt đầu công cuộc khai quật hang Thánh Hóa. Khi đó, nhiều ngách của hang Thánh Hóa bị lấp kín bằng đá. Gỡ lớp đá tảng bịt kín một ngách hang, thì hiện ra lớp đất.
Nói là hang, nhưng cái ngách này chỉ bé như hang chuột, người không chui vừa. Quan sát kỹ, thì có thể thấy rằng, đất lấp ngách hang được đào từ nơi khác. Rõ ràng, người xưa đã múc đất ở nơi khác đến lấp hang, vì quanh miệng hang toàn là đá, không moi đâu ra đất.
Cuộc đào bới diễn ra mấy ngày liền, moi ra vô số đất, đá. Khi đến độ sâu chừng 3m, thì thấy tượng sư tổ Thủy Nguyệt bằng đá xanh. Nhà sư Thích Diệu Mơ nhớ lại: “Khi đó, nhà chùa nghĩ rằng, tìm thấy sư tổ là mừng lắm rồi, nên cũng không nghĩ đến chuyện đào bới tìm cổ vật. Thế nhưng, càng đào thì thấy trong hang chứa vô số cổ vật quý”.
Theo sư thầy, để thỉnh được sư tổ ra, thì phải moi đất, đào rộng lòng hang. Không ngờ, khi mở rộng diện tích đào bới, thì phát hiện rất nhiều cổ vật, gồm đủ các loại bát hương, lư hương đá xanh, chum, chóe, bát đĩa, bình cổ, đồ sắt, đồ đồng, đồ gốm nung thời Trần, rồi rất nhiều công cụ lao động, trang sức bằng đá trong lòng hang…
Riêng tiền cổ thì chứa đầy các chum, chóe, gồm đủ các loại tiền, có niên đại từ đầu công nguyên cho đến tận thời Nguyễn. Có chum tiền đã kết vào thành một cục, đập cũng không rời.
Phát hiện trong hang có rất nhiều đồ cổ, nhà sư Thích Diệu Mơ cùng các Phật tử tiếp tục đào bới các ngách hang khác. Mọi người đều sững sờ khi có quá nhiều đồ cổ cất giấu trong hang.
Chính quá trình đào bới nền hang, các ngách hang, nhà sư Thích Diệu Mơ cùng các Phật tử đã tìm được vô vàn xương cốt hóa thạch, của cả động vật lẫn người. Nhà sư đã cẩn trọng cất giữ những thứ hóa thạch này trong bao, thùng, chum, chóe, không bỏ đi dù một mẩu xương, một chiếc răng.
Thấy có quá nhiều xương cốt, sư thầy đã thông báo cho ông Tăng Bá Hoành, khi đó là Giám đốc Bảo tàng Hải Dương. Ông Hoành đã lập tức tìm về và công bố phát hiện cực kỳ giá trị với ngành khảo cổ nước nhà, ấy là phát hiện xương và răng vượn người Pôn-gô.
Ngoài ra, còn tới mấy chục xương các loài động vật quý hiếm khác nữa, như voi, hổ, báo, tê giác, gấu… Nhà khảo cổ Tăng Bá Hoành về chùa Nhẫm Dương, thấy hang Thánh Hóa là di chỉ khảo cổ cực kỳ quý hiếm và ông đã làm một việc kỳ lạ, ấy là, đề nghị nhà chùa dừng cuộc khai quật, lấp các điểm đào bới dở dang lại.
Theo ông Hoành, đây là di chỉ cực kỳ quý hiếm, chỉ nên khai quật khi đủ nhân lực, vật lực, phương tiện. Ông muốn giữ di chỉ khảo cổ này cho thế hệ sau. Từ bấy, nhà chùa không khai quật nữa, mà bảo tồn nguyên trạng hang Thánh Hóa. Dù đã bị khai quật, đào bới khá nhiều, nhưng theo ông Hoành, Hang Thánh Hóa vẫn là một kho báu thực sự của ngành khảo cổ nước nhà.
Còn tiếp…
Kỳ 2: Hang động huyền bí
Mặc dù câu chuyện hành đạo rồi hóa của sư tổ Thủy Nguyệt phái Tào Động mang nhiều hơi hướng huyền thoại, huyễn hoặc, nhưng càng ngày, những phát hiện khảo cổ ở chùa Thánh Quang (Duy Tân, Kinh Môn, Hải Dương) càng khẳng định những huyền thoại là có thực.
Sư thầy Thích Đàm Mơ dẫn tôi vào chánh điện chỉ một pho tượng lạ, rất cổ. Đó chính là pho tượng sư tổ Thủy Nguyệt, bằng đá nguyên khối, mà thầy cùng các đệ tử mới đào được khi khai quật hang động.
Bức tượng sư tổ Thủy Nguyệt bằng đá xanh khai quật được ở hang Thánh Hóa |
Tôi hỏi bảo tháp, nơi cất giữ cốt sư tổ Thủy Nguyệt như trong huyền thoại, sư thầy Thích Diệu Mơ dẫn tôi ra chái chánh điện. Bảo tháp là tòa tháp đá xanh tuyệt đẹp nằm ngay chái chùa.
Theo sư thầy, Tháp Tổ đã bị trộm đào bới nhiều lần. Bọn trộm đã đào rỗng cả ruột tháp để lấy trộm đồ cổ. Cách đây hơn 10 năm, sau một đêm mưa gió, nhà sư trở dậy, thấy Tháp Tổ nghiêng hẳn sang một bên, có nguy cơ đổ.
Tháp chứa xá lị của sư tổ Thủy Nguyệt |
Chiếc hũ đồng mà nhà sư vẫn thấy qua khe hở một tầng tháp đã biến mất. Bọn trộm đổ một số thứ ở trong hũ vung vãi dưới nền đất. Nhà sư nhặt lên xem, bóp thấy cứng. Dùng đá ghè không vỡ mới biết đó là xá lị của tổ. Nhà sư nhặt được 9 viên.
Sư thầy cho mở nốt cửa tháp mà bọn trộm chưa phá. Bên trong tháp vẫn còn hũ gốm lớn. Hũ gốm to đến nỗi phải phá tháp mới lấy ra được. Trong hũ gốm là hũ đồng. Nhà sư đặt xá lị tổ vào hũ đồng, rồi cho người đổ xi măng bít kín, giữ tháp tổ như ngày hôm nay.
Hang Thánh Hóa. Ảnh Xuân Thắng |
Có duyên với Phật môn, nên hồi 10 tuổi cô bé Mơ đã vào chùa ở. Vừa đọc kinh vừa học chữ. Năm lớp 4, gia đình xin chùa cho Mơ về nhà đi học. Học hết lớp 7 thì Mơ vào chùa hẳn.
Khi đó, ngôi chùa nhỏ Nhẫm Dương nằm dưới chân núi, hoang vu khủng khiếp, dưới đất là rắn rết, trong rừng là khỉ cáo, chẳng có dân ở. Hòa thượng Vô Vi dặn sư Mơ: “Chú cứ ở đây tu hành, rồi sau này cố gắng xây dựng lại chốn tổ”. Nói rồi, ông giao lại chùa cho nhà sư, về chùa Muống (Quang Khánh tự) ở huyện Kim Thành trụ trì.
Bên trong hang Thánh Hóa |
Nói rồi, Hòa thượng Vô Vi dẫn nhà sư Thích Diệu Mơ đến hang Thánh Hóa sau chùa. Ông bảo: “Thời Pháp, đất nước loạn lạc, chiến tranh, cướp bóc liên miên, nên nhà chùa và một số Phật tử tin cẩn đã chôn cất tượng sư tổ và những đồ vật quý trong hang này. Lành vỡ thế nào thì cũng đào lên”.
Bao nhiêu năm trụ trì ngôi chùa, lúc đó, nhà sư Thích Diệu Mơ mới biết đến hang đá chứa tài sản của ngôi chùa 700 năm tuổi mà bà trụ trì. Kể cũng lạ, xưa kia, ngôi chùa to là thế, do chính vua Trần cho xây dựng, mà bao năm nhà sư Mơ trụ trì, thứ còn lại chỉ là túp lều tranh lúp xúp, lúc nào cũng như sắp đổ.
Rất nhiều tiền cổ tìm được trong hang và quanh chùa |
Nói là hang, nhưng cái ngách này chỉ bé như hang chuột, người không chui vừa. Quan sát kỹ, thì có thể thấy rằng, đất lấp ngách hang được đào từ nơi khác. Rõ ràng, người xưa đã múc đất ở nơi khác đến lấp hang, vì quanh miệng hang toàn là đá, không moi đâu ra đất.
Cuộc đào bới diễn ra mấy ngày liền, moi ra vô số đất, đá. Khi đến độ sâu chừng 3m, thì thấy tượng sư tổ Thủy Nguyệt bằng đá xanh. Nhà sư Thích Diệu Mơ nhớ lại: “Khi đó, nhà chùa nghĩ rằng, tìm thấy sư tổ là mừng lắm rồi, nên cũng không nghĩ đến chuyện đào bới tìm cổ vật. Thế nhưng, càng đào thì thấy trong hang chứa vô số cổ vật quý”.
Sư thầy Thích Diệu Mơ và kho cổ vật thu lượm được |
Nhiều pho tượng bị vỡ trong quá trình khai quật |
Riêng tiền cổ thì chứa đầy các chum, chóe, gồm đủ các loại tiền, có niên đại từ đầu công nguyên cho đến tận thời Nguyễn. Có chum tiền đã kết vào thành một cục, đập cũng không rời.
Phát hiện trong hang có rất nhiều đồ cổ, nhà sư Thích Diệu Mơ cùng các Phật tử tiếp tục đào bới các ngách hang khác. Mọi người đều sững sờ khi có quá nhiều đồ cổ cất giấu trong hang.
Pho tượng có hình "người thạch sùng" bám sau lưng |
Thấy có quá nhiều xương cốt, sư thầy đã thông báo cho ông Tăng Bá Hoành, khi đó là Giám đốc Bảo tàng Hải Dương. Ông Hoành đã lập tức tìm về và công bố phát hiện cực kỳ giá trị với ngành khảo cổ nước nhà, ấy là phát hiện xương và răng vượn người Pôn-gô.
Ngoài ra, còn tới mấy chục xương các loài động vật quý hiếm khác nữa, như voi, hổ, báo, tê giác, gấu… Nhà khảo cổ Tăng Bá Hoành về chùa Nhẫm Dương, thấy hang Thánh Hóa là di chỉ khảo cổ cực kỳ quý hiếm và ông đã làm một việc kỳ lạ, ấy là, đề nghị nhà chùa dừng cuộc khai quật, lấp các điểm đào bới dở dang lại.
Theo ông Hoành, đây là di chỉ cực kỳ quý hiếm, chỉ nên khai quật khi đủ nhân lực, vật lực, phương tiện. Ông muốn giữ di chỉ khảo cổ này cho thế hệ sau. Từ bấy, nhà chùa không khai quật nữa, mà bảo tồn nguyên trạng hang Thánh Hóa. Dù đã bị khai quật, đào bới khá nhiều, nhưng theo ông Hoành, Hang Thánh Hóa vẫn là một kho báu thực sự của ngành khảo cổ nước nhà.
Còn tiếp…
Phong Nguyệt
Bình luận