(VTC News) - Nó mang bộ mặt thẫm đỏ, lao đi những bước hung hãn, đầy sự hăm họa tàn phá.
Tôi hỏi về các kỹ sư địa chất, chị chủ quán chỉ một nhóm mấy ông gầy gò, tóc tai bờm xờm, ăn mặc giản dị ngồi uống rượu suông ở góc quán nhậu dã chiến. Chị chủ quán bảo: “Đó là mấy ông kỹ sư địa chất, suốt ngày chỉ lần mò chọc ngoáy ở bờ sông”.
Cảnh đẹp, rượu ngon, nhưng ông nào cũng kiệm lời. Tôi mang chén rượu sắn xin nhập cuộc. Trong nhóm “sơn tràng” toàn là những kỹ sư địa chất kỳ cựu. Anh Huỳnh Phong, trông như bác nông dân, hóa ra là Phó giám đốc Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I.
Rượu vào, lời ra, một kỹ sư già đọc thơ thế này: “Một lều con hứng đầy sao/ Một vành trăng bạc mắc vào đỉnh khoan/ Một câu hát nhỏ bên ngàn/ Một đôi mắt dịu quê làng xa xôi…/ Có gì đáng nói em ơi/ Tình ta địa chất trăm nơi thăm dò”.
Nhà văn Lý Biên Cương sau mười mấy năm trời đi theo đoàn quân địa chất mới thốt lên được những câu thơ đẹp đến thế!
Nghe các anh nói cười rôm rả, tôi chợt nhớ đến người đàn bà có chồng làm kỹ sư địa chất sống ngay vách nhà tôi hồi tôi còn nhỏ. Chị tự hào với dân làng lắm. Mỗi khi ra đường, chị bắt gặp những đôi mắt thán phục, thèm khát của lũ bạn gái.
Nhưng cưới xong anh đi biền biệt, thậm chí cả năm không về. Mỗi lần anh về, lũ trẻ chúng tôi lại kéo nhau sang nhà anh hóng chuyện. Anh kể chuyện gặp gấu, gặp hổ, tìm thấy quặng than, quặng sắt, mang lại cho Tổ quốc không biết bao nhiêu tiền của. Còn gì vinh dự, tự hào bằng?
Nhưng rồi tôi thấy chị ngày một muộn phiền, héo hon khi năm này tháng khác đối mặt với bốn bức tường lạnh lẽo.
Nghe đâu, sau này chị theo giai trốn biệt vào Nam vì chán cảnh cả năm mới gặp được chồng vài ngày tết. Từ bấy cũng không thấy anh về nữa.
Những kỹ sư địa chất như Bùi Khôi Hùng, Nhân Văn Tuân, Huỳnh Phong, Nguyễn Văn Nhân... ngồi trên căn nhà sàn uống rượu suông từ chiều đến tận đêm trăng sơn cước ấy không phải là lớp người đầu tiên khai phá sông Đà, song cũng có thể nói là những người đã hiến trọn tuổi xuân cho những ghềnh thác, cho con sông hung dữ mà cụ Nguyễn Tuân gọi là con ngựa bất kham.
Lời cụ Tuân nói thì chẳng phải đùa, bởi vì từ hồi thuộc Pháp, các nhà khoa học Pháp, những thiên tài hàng đầu thế giới về khai sơn phá thạch đã phải nghiêng mình kính nể trước tầng cuội sỏi dày 70 mét dưới đáy sông, trước những tầng đứt gãy ngầm (hiện tượng kast) nham nhở trong lòng đất và gọi nó là con sông "Ma-cà-rồng".
Rồi các bộ óc lớn của Trung Quốc, nơi xây dựng thủy điện Tam Hiệp lớn nhất thế giới, sau khi đã cuốc bộ dọc bờ sông cũng phải than rằng: "Con sông này quả khó trị".
Trước khi nghiên cứu sông Đà, những lớp kỹ sư này đều phải đọc lại lịch sử và những nghiên cứu của lớp người đi trước.
Kỹ sư địa chất Bùi Khôi Hùng, là người từng tham gia hầu hết các thủy điện ở nước ta đã phải lần mò trong đống tư liệu ít ỏi bằng tiếng Pháp để thấy được những bước chân khai sơn phá thạch đầu tiên của các bộ óc vĩ đại trị vì xứ Đông Dương một thời:
Những năm 30 của thế kỷ trước, nước ta còn chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và còn chìm trong sự lạc hậu về khoa học, thì thực dân Pháp đã nung nấu tham vọng xây dựng một nhà máy thủy điện khổng lồ, lớn nhất châu Á trên sông Đà.
Mục đích là xây dựng hậu chiến Đông Dương vững mạnh, chuẩn bị nguồn lực để đối phó với đại chiến thế giới thứ hai có thể xảy ra (thực tế nó đã xảy ra).
Thực dân pháp đã giao nhiệm vụ cho J.Fomaget, lúc đó là giám đốc Sở địa chất Đông Dương tìm nơi xây dựng thuỷ điện.
J.Fomaget đã kéo hàng chục nhà khoa học tài ba vào cuộc chiến với dòng sông Đà suốt từ Hòa Bình lên đến Sơn La, song vẫn không tìm được một nơi ưng ý để trị con sông hung dữ này.
Chưa chịu thất bại, J.Fomaget đã mời hãng Bachy, khi đó là một công ty lớn nhất Đông Dương, chuyên hoạt động trong lĩnh vực khoan dò địa chất cùng vào cuộc.
Các kỹ sư kỳ cựu của hãng Bachy đã cắm dày đặc mũi khoan xuống lòng sông từ chỗ TP. Hòa Bình lên đến tận Suối Rút, Chợ Bờ, nhưng chỉ thấy những tầng cuội sỏi dày 30 đến 70 mét ở dưới lòng sông.
Với khoa học kỹ thuật thời đó, không thể xây dựng một con đập trên nền cuội sỏi dày như vậy mà vẫn đảm bảo an toàn cho hạ du.
Dòng sông “Ma-cà-rồng” khuất phục các nhà địa chất kỳ cựu của Pháp.
Còn tiếp…
Kỳ 2: Dòng sông "Ma-cà-rồng"
Phải lọ mọ mãi tôi mới tìm thấy tòa nhà cũ kỹ ở quận Hà Đông (Hà Nội). Ấy là Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I, thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam. Tuy nhiên, trong tòa nhà ấy chỉ có mấy chị em văn phòng.
Họ bảo, muốn tìm anh em kỹ sư địa chất thì chỉ có cách ngược sông Đà mà tìm. Nhiều lần liên lạc không có sóng, tôi được anh em kỹ sư thủy điện Sơn La chỉ lên thủy điện Huội Quảng.
Con đường xuyên rừng gập gềnh đá hộc dẫn đến một quán lá dựng tạm chênh vênh bên vực thẳm. Quán chỉ có các món liên quan đến sơn dương.
Vợ chồng chủ quán người Hưng Yên, hai chục năm nay cứ “bám càng” mấy anh thủy điện. Thủy điện khởi công ở chỗ nào, vợ chồng này dỡ quán chuyển lên đó.
Đập thủy điện Sơn La |
Kỹ sư địa chất Nguyễn Văn Nhân (bên trái) và kỹ sư địa chất Huỳnh Phong (thứ 2 từ trái qua) |
Cảnh đẹp, rượu ngon, nhưng ông nào cũng kiệm lời. Tôi mang chén rượu sắn xin nhập cuộc. Trong nhóm “sơn tràng” toàn là những kỹ sư địa chất kỳ cựu. Anh Huỳnh Phong, trông như bác nông dân, hóa ra là Phó giám đốc Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I.
Rượu vào, lời ra, một kỹ sư già đọc thơ thế này: “Một lều con hứng đầy sao/ Một vành trăng bạc mắc vào đỉnh khoan/ Một câu hát nhỏ bên ngàn/ Một đôi mắt dịu quê làng xa xôi…/ Có gì đáng nói em ơi/ Tình ta địa chất trăm nơi thăm dò”.
Nhà văn Lý Biên Cương sau mười mấy năm trời đi theo đoàn quân địa chất mới thốt lên được những câu thơ đẹp đến thế!
Cảnh thi công đập thủy điện Sơn La |
Nhưng cưới xong anh đi biền biệt, thậm chí cả năm không về. Mỗi lần anh về, lũ trẻ chúng tôi lại kéo nhau sang nhà anh hóng chuyện. Anh kể chuyện gặp gấu, gặp hổ, tìm thấy quặng than, quặng sắt, mang lại cho Tổ quốc không biết bao nhiêu tiền của. Còn gì vinh dự, tự hào bằng?
Nhưng rồi tôi thấy chị ngày một muộn phiền, héo hon khi năm này tháng khác đối mặt với bốn bức tường lạnh lẽo.
Nghe đâu, sau này chị theo giai trốn biệt vào Nam vì chán cảnh cả năm mới gặp được chồng vài ngày tết. Từ bấy cũng không thấy anh về nữa.
Thi công cửa xả |
Cửa xả lũ Thủy điện Sơn La |
Lời cụ Tuân nói thì chẳng phải đùa, bởi vì từ hồi thuộc Pháp, các nhà khoa học Pháp, những thiên tài hàng đầu thế giới về khai sơn phá thạch đã phải nghiêng mình kính nể trước tầng cuội sỏi dày 70 mét dưới đáy sông, trước những tầng đứt gãy ngầm (hiện tượng kast) nham nhở trong lòng đất và gọi nó là con sông "Ma-cà-rồng".
Rồi các bộ óc lớn của Trung Quốc, nơi xây dựng thủy điện Tam Hiệp lớn nhất thế giới, sau khi đã cuốc bộ dọc bờ sông cũng phải than rằng: "Con sông này quả khó trị".
Tác giả bên một tấm bia nằm trên hòn đảo giữa sông Đà đoạn giáp ranh giữa huyện Quỳnh Nhai và Than Uyên. |
Thủy điện Sơn La |
Kỹ sư địa chất Bùi Khôi Hùng, là người từng tham gia hầu hết các thủy điện ở nước ta đã phải lần mò trong đống tư liệu ít ỏi bằng tiếng Pháp để thấy được những bước chân khai sơn phá thạch đầu tiên của các bộ óc vĩ đại trị vì xứ Đông Dương một thời:
Những năm 30 của thế kỷ trước, nước ta còn chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và còn chìm trong sự lạc hậu về khoa học, thì thực dân Pháp đã nung nấu tham vọng xây dựng một nhà máy thủy điện khổng lồ, lớn nhất châu Á trên sông Đà.
Mục đích là xây dựng hậu chiến Đông Dương vững mạnh, chuẩn bị nguồn lực để đối phó với đại chiến thế giới thứ hai có thể xảy ra (thực tế nó đã xảy ra).
Thực dân pháp đã giao nhiệm vụ cho J.Fomaget, lúc đó là giám đốc Sở địa chất Đông Dương tìm nơi xây dựng thuỷ điện.
Các kỹ sư địa chất khảo sát sông Đà 20 năm trước (Ảnh tư liệu) |
Chưa chịu thất bại, J.Fomaget đã mời hãng Bachy, khi đó là một công ty lớn nhất Đông Dương, chuyên hoạt động trong lĩnh vực khoan dò địa chất cùng vào cuộc.
Các kỹ sư kỳ cựu của hãng Bachy đã cắm dày đặc mũi khoan xuống lòng sông từ chỗ TP. Hòa Bình lên đến tận Suối Rút, Chợ Bờ, nhưng chỉ thấy những tầng cuội sỏi dày 30 đến 70 mét ở dưới lòng sông.
Với khoa học kỹ thuật thời đó, không thể xây dựng một con đập trên nền cuội sỏi dày như vậy mà vẫn đảm bảo an toàn cho hạ du.
Dòng sông “Ma-cà-rồng” khuất phục các nhà địa chất kỳ cựu của Pháp.
Còn tiếp…
Phạm Ngọc Dương
Bình luận