• Zalo

Bất lực cả thập kỷ, công nghiệp phụ trợ Việt sẽ được VinFast ‘giải cứu’

Kinh tếThứ Ba, 02/10/2018 07:35:00 +07:00Google News

Tầm quan trọng của công nghiệp phụ trợ đã được nhìn nhận từ cả thập kỷ qua thế nhưng phải chờ đến sự xuất hiện của VinFast, ngành công nghiệp này mới được kỳ vọng “cất cánh”.

Truyền thông Việt luôn nhắc đi nhắc lại câu chuyện Việt Nam không thể tự sản xuất được những sản phẩm đơn giản nhất như cái kim, cái đinh ốc,… Đó là do công nghiệp phụ trợ của chúng ta quá lạc hậu, yếu kém.

Tầm quan trọng của công nghiệp phụ trợ đã được các chuyên gia kinh tế và nhiều lãnh đạo Bộ ban ngành nhìn nhận từ cả thập kỷ qua. Thế nhưng, công nghiệp phụ trợ dường như “bất lực”. Tuy nhiên, khi VinFast xuất hiện, nhu cầu về phụ tùng, vật liệu cho ngành sản xuất ô tô được đánh giá là sẽ nâng tầm công nghiệp phụ trợ Việt Nam.

“Bất lực” cả thập kỷ

Từ đầu những năm 2000, công nghiệp phụ trợ đã là đề tài “nóng” trong nhiều hội thảo, hội nghị do nhiều Bộ, ban, ngành tổ chức. Trong đó, ông Phan Đăng Tuất, khi đó vẫn là một chuyên gia kinh tế và chưa nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Sabeco là một trong những cá nhân nhiệt tình phổ biến tầm quan trọng của công nghiệp phụ trợ.

vin-1218516

 VinFast đầu tư công nghệ cho ngành công nghiệp sản xuất ô tô rất lớn.

Ông Phan Đăng Tuất nhiều lần khẳng định tính “sống còn” của công nghiệp phụ trợ. Theo ông Tuất, cần phải đẩy nhanh và mạnh ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, dù tầm quan trọng đã được nhận ra từ lâu nhưng cho đến nay công nghiệp phụ trợ của Việt Nam vẫn còn manh mún và chưa đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Và điều này ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế.

Sau cả thập kỷ khởi động, tính đến đầu năm 2016, Việt Nam mới chỉ có 1.383 doanh nghiệp làm công nghiệp phụ trợ trên 3 nhóm ngành: Cơ khí, điện tử, nhựa cao su. Số doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ chỉ chiếm 0,3% trong tổng số 500.000 doanh nghiệp.

GS.TS Phan Đăng Tuất, Vụ trưởng - Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (Bộ Công thương) đánh giá đây là con số quá nhỏ, quá ít ỏi, đáng suy nghĩ cho một nước muốn tiến lên công nghiệp hóa.

“Một con số đáng xấu hổ với ngành công nghiệp hỗ trợ, không thể có công nghiệp bền vững dựa trên con số này”, ông Tuất nhấn mạnh.

vin1

VinFast đang hướng tới tỷ lệ nội địa hóa cho các linh kiện ô tô. 

Nhiều chuyên gia nhận định, sự thiếu hụt công nghiệp phụ trợ và sự chậm trễ của chính sách cũng như góc nhìn từ các doanh nghiệp FDI, các tập đoàn đa quốc gia muốn đầu tư vào Việt Nam phải cân nhắc nhiều vì thiếu công nghiệp hỗ trợ. Thay vì mua được các phụ tùng ở trong nước họ phải nhập khẩu khiến chi phí bị đội lên rất nhiều.

VinFast sẽ “giải cứu”?

Cho tới nay, ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam vẫn chưa có nhiều khởi sắc bất chấp việc ngành này luôn nhận được sự quan tâm từ các cơ quan chức năng và chuyên gia kinh tế.

Thậm chí, vào ngày 18/3/2017, Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã tổ chức đại hội thành lập. Sự ra đời của Hiệp hội là bước tiến mới góp phần quan trọng nâng cao năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, thay đổi diện mạo các ngành công nghiệp hỗ trợ và góp phần phát triển bền vững các ngành công nghiệp Việt Nam.

Hơn 1 năm trôi qua, ngành công nghiệp này vẫn chưa có điểm sáng đáng kể nào cho đến khi VinFast xuất hiện. Thương hiệu ô tô đích thực đầu tiên của Việt Nam do Công ty cổ phần Tập đoàn Vingroup đầu tư và phát triển. Với việc xây dựng “siêu nhà máy” nhanh siêu tốc ở Hải Phòng, Vingroup hy vọng ô tô VinFast sẽ trở thành hãng ôtô hàng đầu Đông Nam Á với khối lượng sản xuất 500.000 xe mỗi năm trước năm 2025.

ĐỌC THÊM THÔNG TIN VỀ XE VINFAST TẠI ĐÂY:

Với con số 500.000 xe mỗi năm, chắc chắn VinFast sẽ “ngốn” khối lượng khổng lồ phụ tùng, nguyên vật liệu. Các sản phẩm trong nước hiện nay không đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu. Và VinFast lại không muốn nhập khẩu. Điều đó được thể hiện rõ qua kế hoạch nội địa hóa 60% sản phẩm. Vì vậy, thương hiệu ô tô Việt đã tính đến phương án nâng tầm ngành công nghiệp phụ trợ Việt.

Ông Võ Quang Huệ, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup phụ trách Dự án VinFast cho biết VinFast đang muốn hợp tác với các doanh nghiệp phụ trợ trong và ngoài nước, doanh nghiệp đã và sẽ hoạt động ở Việt Nam.

Ông Huệ khẳng định VinFast cam kết dành 30% diện tích của Tổ hợp sản xuất ô tô, xe máy điện VinFast cho các nhà cung cấp (supplier park – khu công nghiệp của các nhà cung cấp). Đây là ưu đãi rất lớn với các doanh nghiệp.

nha-may-VF

VinFast có đóng góp rất to lớn cho ngành công nghiệp phụ trợ nói riêng và cả nền kinh tế Việt Nam.

Ông Lê Dương Quang, Nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam hi vọng VinFast sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam trong tương lai.

“Chúng tôi rất trân trọng việc VinFast quan tâm và ủng hộ công nghiệp hỗ trợ. Chúng tôi rất mong muốn có sự hợp tác chặt chẽ giữa VinFast và Hiệp hội chúng tôi.

Tôi rất mừng khi được biết tầm nhìn của VinFast là đi đầu Đông Nam Á, tiệm cận với trình độ thế giới và rất mong VinFast thể hiện tính dẫn dắt của mình đối với các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam để cùng nhau phát triển”, ông Quang nói.

Đồng tình với quan điểm trên, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh khẳng định: “Vingroup đang góp phần quan trọng tạo dựng nên một ngành công nghiệp, qua đó đẩy nhiều ngành công nghiệp phụ trợ khác cùng đi lên. Anh đi đầu, anh tạo ra môi trường tốt cho tất cả cùng phát triển”.

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, ngành sản xuất ô tô luôn là niềm tự hào của nhiều quốc gia vì ô tô được coi là chuẩn mực cho một nền công nghiệp phát triển, với trình độ phát triển của công nghệ, thiết kế, sức sản xuất, chuỗi cung ứng, phân phối cũng như tiềm lực lao động.

Buổi ra mắt 2 mẫu ô tô VinFast sẽ diễn ra vào 10h45 ngày 2/10 giờ Pháp, tức 15h45 (giờ Việt Nam) tại  Parc des expositions de la porte de Versailles, Thủ đô Paris (Pháp).

Báo điện tử VTC News sẽ tường thuật trực tiếp tại 3 đường dẫn: Trang chủ của báo: VTC.VN; Fanpage của báo https://www.facebook.com/vtcnewsvn/ và trang Youtube của VTC News.

Video: Bên trong nhà máy VinFast ở Hải Phòng có gì?

Việt Vũ
Chuyên đề: Xe Vinfast
Bình luận
vtcnews.vn