Những người bị bắt gồm Hà Thị Tâm (SN 1988), trú tại phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò; Lê Sỹ Quang (SN 1988), trú tại phường Đội Cung, thành phố Vinh; Nguyễn Thị Thương (SN 1990), trú tại xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn và Vũ Thị Liễu (SN 1990), trú tại xã Tân Quang, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Theo đó, để có tiền tiêu xài và đầu tư kinh doanh đa cấp qua các sàn giao dịch tiền ảo, sàn ngoại hối…, các đối tượng trên đã lợi dụng quan hệ quen biết, đưa ra nhiều thông tin gian dối khác nhau nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tiền của các nạn nhân.

Vũ Thị Liễu tại cơ quan công an. (Ảnh: Công an cung cấp)
Từ tháng 10/2022 đến tháng 10/2023, Vũ Thị Liễu đã nhiều lần đưa ra các thông tin gian dối về việc cần tiền thực hiện các thủ tục, công đoạn để thực hiện việc mang thai hộ giúp một người phụ nữ trú tại tỉnh Nghệ An từ đó lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nạn nhân với số tiền hơn 560 triệu đồng.
Hay với chiêu trò góp vốn để đầu tư bất động sản, Hà Thị Tâm đã nhiều lần lừa đảo chiếm đoạt tài sản số tiền 1 tỷ đồng của một người đàn ông trú tại thành phố Hà Nội.
Điểm chung của các vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản là sự tin tưởng của các nạn nhân với đối tượng lừa đảo. Thực tế cho thấy nhiều người dân nhẹ dạ cả tin, thiếu hiểu biết, ham kiếm tiền một cách dễ dàng nên trở thành "mồi ngon" cho tội phạm trên không gian mạng.
Thậm chí, có trường hợp là cán bộ nhà nước, cán bộ cơ quan thực thi pháp luật… cũng bị lừa qua mạng. Còn nhiều vụ việc bị hại không khai báo do lo ngại người nhà trách móc hoặc sợ bị mất thể diện.
Công an Nghệ An khuyến cáo người dân cần tăng cường trau dồi kiến thức về pháp luật, chính sách, thường xuyên theo dõi các thông báo phương thức thủ đoạn phạm tội của cơ quan chức năng trên các phương tiện, thông tin đại chúng. Nghiên cứu, kiểm tra kỹ trước khi thực hiện các giao dịch về tài chính, đề phòng trước những khoản đầu tư mang lại “lợi nhuận cao”.
Trước đó, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh vừa ra các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Dương Thị Huỳnh Nga (35 tuổi, trú TP Tam Kỳ), Nguyễn Thị Hiệp (39 tuổi, trú huyện Thăng Bình) và Đinh Thị Tiến (32 tuổi, trú thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Kết quả điều tra xác định, từ năm 2018 đến năm 2022, Dương Thị Huỳnh Nga dùng thủ đoạn gian dối, nói với bà Mai Thị Hành Tr. (trú TP Tam Kỳ) là bản thân có nhiều mối quan hệ, có thể mua được các lô đất tái định cư của người dân tại khu dân cư ADB (phường Tân Thạnh, TP Tam Kỳ) với giá rẻ.
Tin lời Nga nói là sự thật nên bà Tr. nhiều lần giao tiền cho Nga đi mua đất tại khu vực trên. Ngoài ra, Nga còn mượn tiền của bà Tr. với lý do là cho những người có chức vụ, quyền hạn vay để đáo hạn ngân hàng, nộp thuế nhà đất, bỏ bì để làm dự án đất.
Tuy nhiên, Nga không mua đất cho Tr. và cũng không cho những người có chức vụ, quyền hạn mượn tiền như đã nói, mà sử dụng số tiền của Tr. vào mục đích trả nợ, tiền lãi cho nhiều người. Tổng số tiền Nga chiếm đoạt của Tr. và nhiều người khác trên 70 tỷ đồng.
Đối với Nguyễn Thị Hiệp, kết quả điều tra xác định, đầu năm 2021, Hiệp bị TAND tỉnh Quảng Nam tuyên phạt 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng được hoãn chấp hành án do đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Trong thời gian nuôi con nhỏ (giữa năm 2021), Nguyễn Thị Hiệp tiếp tục sử dụng tên giả là Lý Thị Tố Uyên để lừa đảo, chiếm đoạt 1,4 tỷ đồng của anh Nguyễn Đức Th.
Đối với Đinh Thị Tiến, kết quả điều tra xác định, từ đầu năm 2022 đến tháng 8/2022, lợi dụng sự tin tưởng của bà Trần Thị Kim H. (trú huyện Thăng Bình) và ông Lại Văn H. (trú TP Đà Nẵng), Tiến đề nghị 2 người này góp vốn mua đất tại thị xã Điện Bàn nhằm bán lại để hưởng chênh lệch về giá. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền, Tiến không mua đất mà sử dụng để trả nợ và tiêu xài cá nhân. Tổng số tiền Tiến chiếm đoạt của 2 nạn nhân là trên 45 tỷ đồng.
Bình luận (10)
TÔI LÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG , BPHON MỚI HAY DỞ THẾ NÀO THÌ CHƯA BIẾT, NHƯNG TÔI THẤY CẤU HÌNH VÀ PIN KO ĐẠT YÊU CẦU VÀ GIÁ CAO THÌ DOANH SỐ BP SẼ THUA CÁC HÃNG KHÁC . VÀ CŨNG THUA ĐỒNG HƯƠNG VSMART. XU HƯỚNG HIỆN GIỜ CÁC HÃNG ĐANG CHIẾM THỊ PHẦN ĐT Ở VN NHẰM VÀO PHÂN KHÚC GIÁ RẺ . VÌ HỌ NẮM ĐC TÂM LÝ CỦA NGƯỜI DÙNG. BP CẦN CÓ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HỢP LÝ . BIẾT M̀̀ÌNH LÀ AI , Ở ĐÂU PHÂN KHÚC NÀO. THÌ MỚI MONG HY VỌNG TRỤ ĐC LÂU DÀI. THỰC TÌNH THÌ TỪ KHI CHIẾC BP ĐẦU TIÊN RA ĐẾN GIỜ TÔI CHƯA THẤY AI XÀI TẠ I LONG THÀNH ĐỒNG NAI VÀ CẢ BẠN BÈ LÀ TX ĐI ĐÂY ĐÓ NHIỀU CŨNG KO AI BÍÊT. ..? NHƯ VẬY ĐÃ NÓI LÊN ĐIỀU GÌ....! CEO TỬ QUẢNG CHẮC ĐÃ CÓ CÂU TRẢ LỜI....!
Không ồn ào, không tâng bốc quá mức và đã thành công. Hãy xem cách mà Vinsmart đã và đang làm. Họ đã định hướng đúng với thị trường và tâm lý người dùng
Mấy con cò mồi tung hô không biết ngượng ! Không nói đến Táo hay Sung làm gì vì họ đã là thương hiệu lớn lâu nay, so với Vmart thôi đã thua dài dài vì quá đắt ! Nhưngx ưu điểm vượt trội, di trước xu hướng rồi vượt ngưỡng rồi không giới hạn... toàn do Quảng nói, đến độ chịu nước ip68 thì y cũng phải thêm + vào ip68+.
Đa số người dùng không cần những cái anh Quảng nổ làm gì vì cái đầu tiên là giá cả đi theo cấu hình phần cứng. So vói những máy khác cùng cấu hình Quảng muốn chặt chém người ta thì không xong rồi !!!
Dân buôn quan tâm gì đến công nghệ đâu! Bán dc hàng và thu đc tiền mới là quan trọng. Còn nói giá, B40 có giá 5tr5 đấy sao ko nói
Đừng chê đắt? tiền nào của đó, mình xài B2 gần 3 năm rồi mà vẫn còn chất và tuyệt vời lắm. Điểm mạnh của Bphone là sạc nhanh, pin trâu bò, không có tin rác, bảo mật cao, nhiều phím tắt rất nhanh và phù hợp với người VN. Xài Bphone rồi k muốn xài Iphone nữa
Khi B86 ra mắt, nó được lấy so sánh ngay về cấu hình với các điện thoại thương hiệu khác cùng tầm giá. Dễ thấy B86 thua thiệt từ chip, ram, pin, độ phân giải camera...nhưng đừng chê vội. Nhìn xem B86 làm được gì với số chấm camera đó, các tính năng bảo mật, chống nước, sự mới mẻ thú vị của full cử chỉ...Cần thời gian để xem nó hoạt động như thế nào. Sự mượt mà là điều người dùng cần, nhớ lại xem cấu hình của những iPhone thế hệ đầu.
Với cái giá như vậy thì...