(VTC News) - Báo chí quốc tế tiếp tục chạy những dòng tít ca ngợi vị tướng huyền thoại của Việt Nam cũng như lòng thành kính của người dân trong lễ quốc tang kéo dài hai ngày (12-13/10).
Ngay từ sáng sớm 12/10, giờ Việt Nam, tờ báo uy tín AFP đăng bài viết về lễ quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng bức ảnh các vị lão thành cách mạng Việt Nam mặc quân phục xếp hàng bên ngoài chờ viếng Đại tướng.
AFP đưa tin lễ quốc tang kéo dài hai ngày (12-13/10) đã chính thức bắt đầu từ trưa thứ Sáu tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, lễ treo cờ rủ đã diễn ra trong không khí trang nghiêm.
AFP nói nhiều hoạt động vui chơi giải trí tạm đóng cửa và các kênh truyền hình quốc gia phát sóng những bản nhạc và phim tài liệu để tưởng nhớ vị tướng huyền thoại trong hai ngày quốc tang.
Theo AFP, hơn 100.000 người đã xếp hàng nhiều giờ đồng hồ bên ngoài ngôi nhà số 30 đường Hoàng Diệu, Hà Nội những ngày qua để chờ được đặt những bó hoa lên bàn thờ Đại tướng.
Hãng tin AFP cũng đăng tải cảm xúc của người dân Việt Nam khi tới viếng Đại tướng. “Dù sớm biết ngày này sẽ đến nhưng tôi vẫn cảm thấy rất buồn", một sinh viên kiến trúc tên Bùi Công Giáp bùi ngùi.
AFP dẫn lời trung tá Lê Văn Hải – một người trong Ban tổ chức tang lễ cho Đại tướng nói: "Chúng tôi nghĩ mọi người sẽ tới viếng Đại tướng nhưng không thể tưởng tượng lại đông đến vậy”.
"Ngay cả khi giờ viếng kết thúc, người dân vẫn không muốn rời đi", trung tá Lê Văn Hải nói thêm.
"Cả gia đình tôi ngưỡng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp”, chị Phan Thị Oanh, một nhân viên bán hàng 47 tuổi, người đã xếp hàng đợi hàng giờ đồng hồ bên ngoài chờ viếng Đại tướng nghẹn ngào.
"Thế hệ trẻ ngày nay không chỉ coi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một anh hùng quân đội mà còn là biểu tượng của dân tộc Việt Nam", nhà sử học Phan Huy Lê nói.
Các cựu chiến binh Việt Nam cầm di ảnh Đại tướng tỏ lòng tôn kính được tờ Bloomberg đăng tải |
AFP đưa tin lễ quốc tang kéo dài hai ngày (12-13/10) đã chính thức bắt đầu từ trưa thứ Sáu tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, lễ treo cờ rủ đã diễn ra trong không khí trang nghiêm.
AFP nói nhiều hoạt động vui chơi giải trí tạm đóng cửa và các kênh truyền hình quốc gia phát sóng những bản nhạc và phim tài liệu để tưởng nhớ vị tướng huyền thoại trong hai ngày quốc tang.
Theo AFP, hơn 100.000 người đã xếp hàng nhiều giờ đồng hồ bên ngoài ngôi nhà số 30 đường Hoàng Diệu, Hà Nội những ngày qua để chờ được đặt những bó hoa lên bàn thờ Đại tướng.
Việt Nam treo cờ rủ để quốc tang Đại tướng trưa 11/10 được hãng tin Euronews đăng tải |
Hãng tin AFP cũng đăng tải cảm xúc của người dân Việt Nam khi tới viếng Đại tướng. “Dù sớm biết ngày này sẽ đến nhưng tôi vẫn cảm thấy rất buồn", một sinh viên kiến trúc tên Bùi Công Giáp bùi ngùi.
AFP dẫn lời trung tá Lê Văn Hải – một người trong Ban tổ chức tang lễ cho Đại tướng nói: "Chúng tôi nghĩ mọi người sẽ tới viếng Đại tướng nhưng không thể tưởng tượng lại đông đến vậy”.
"Ngay cả khi giờ viếng kết thúc, người dân vẫn không muốn rời đi", trung tá Lê Văn Hải nói thêm.
"Cả gia đình tôi ngưỡng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp”, chị Phan Thị Oanh, một nhân viên bán hàng 47 tuổi, người đã xếp hàng đợi hàng giờ đồng hồ bên ngoài chờ viếng Đại tướng nghẹn ngào.
Phụ nữ Việt Nam mặc áo dài xanh cầm di ảnh Đại tướng trên báo nước ngoài |
"Thế hệ trẻ ngày nay không chỉ coi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một anh hùng quân đội mà còn là biểu tượng của dân tộc Việt Nam", nhà sử học Phan Huy Lê nói.
Hãng tin AFP cũng dẫn lời cựu chiến binh 69 tuổi và cựu quan chức nhà nước Trần Quang Huy: "Ông thuộc về một thế hệ của người cộng sản thực sự, những người hy sinh mạng sống của mình cho đất nước và không đòi hỏi bù đắp".
Cùng ngày, tờ Bloomberg cũng dẫn lời của Jonathan London, giảng viên tại khoa nghiên cứu châu Á và Quốc tế tại Đại học thành phố Hong Kong rằng: “Ở Việt Nam, hiện nay không có người nào có được vị thế như ông Võ Nguyên Giáp”.
Tờ Bloomberg cũng đăng những chia sẻ của một số người dân Việt Nam khi đến viếng Đại tướng.
“Tôi đến đây để gặp Đại tướng lần cuối. Tôi không thể ngừng khóc. Tôi coi ông như cha mình”, cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Sự mặc quân phục và đeo huy chương chiến tranh xếp hàng 4 giờ đồng hồ bên ngoài nhà Đại tướng nức nở nói.
Ông Ngô Vĩnh Tuyên 75 tuổi nhớ lại lần được gặp Đại tướng năm 1972 nói: “Đại tướng rất chu đáo”.
Trong mắt nhiều người dân Việt Nam, Đại tướng là biểu tượng của cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.
“Chúng tôi kính yêu và biết ơn Đại tướng", Đào Thị Hoài, 33 tuổi, một nhân viên đại lý bán vé máy bay xin nghỉ hẳn một ngày để đến viếng Đại tướng nói.
Sinh viên Trần Văn Hiền, 22 tuổi, đã chờ cả một ngày bên ngoài nhà Đại tướng tự hào: “Không ai có thể thay thế Đại tướng”.
Không chỉ báo chí châu Âu mà cả tờ báo lớn của châu Á như Tân Hoa xã của Trung Quốc cũng có bài viết mô tả "Đại tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp sống mãi trong trái tim người Việt Nam".
Cùng ngày, tờ Bloomberg cũng dẫn lời của Jonathan London, giảng viên tại khoa nghiên cứu châu Á và Quốc tế tại Đại học thành phố Hong Kong rằng: “Ở Việt Nam, hiện nay không có người nào có được vị thế như ông Võ Nguyên Giáp”.
Hình ảnh chân dung của Đại tướng Võ Nguyên Giáp uy nghiêm trên tờ báo lớn AFP |
Tờ Bloomberg cũng đăng những chia sẻ của một số người dân Việt Nam khi đến viếng Đại tướng.
“Tôi đến đây để gặp Đại tướng lần cuối. Tôi không thể ngừng khóc. Tôi coi ông như cha mình”, cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Sự mặc quân phục và đeo huy chương chiến tranh xếp hàng 4 giờ đồng hồ bên ngoài nhà Đại tướng nức nở nói.
Ông Ngô Vĩnh Tuyên 75 tuổi nhớ lại lần được gặp Đại tướng năm 1972 nói: “Đại tướng rất chu đáo”.
Trong mắt nhiều người dân Việt Nam, Đại tướng là biểu tượng của cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.
“Chúng tôi kính yêu và biết ơn Đại tướng", Đào Thị Hoài, 33 tuổi, một nhân viên đại lý bán vé máy bay xin nghỉ hẳn một ngày để đến viếng Đại tướng nói.
Sinh viên Trần Văn Hiền, 22 tuổi, đã chờ cả một ngày bên ngoài nhà Đại tướng tự hào: “Không ai có thể thay thế Đại tướng”.
Không chỉ báo chí châu Âu mà cả tờ báo lớn của châu Á như Tân Hoa xã của Trung Quốc cũng có bài viết mô tả "Đại tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp sống mãi trong trái tim người Việt Nam".
Đỗ Hường
Bình luận