(VTC News) - Báo điện tử uy tín hàng đầu nước Nga đăng bài viết khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam từ hàng thế kỷ trước.
Giữa bối cảnh căng thẳng ở biển Đông và dư luận đang quan tâm đến quan điểm của nước Nga trong vấn đề này, hôm 1/6, trang điện tử uy tín Gazeta.ru của Nga đã đăng một bài viết dài có tiêu đề "Người Việt Nam sẽ không bao giờ chấp nhận" (Вьетнамцы никогда не смирятся) của tác giả Vladimir Koryagin.
Mở đầu, Koryagin viết :"Cuộc đối đầu giữa các cường quốc ven biển Đông luôn ẩn chứa các cuộc xung đột lãnh thổ, trong đó một bên là Trung Quốc. Các sự kiện gần đây cho thấy những xung đột dường như bị lãng quên có thể bùng phát trở lại với một cường độ mới.
Việt Nam xác lập chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa từ hàng thế kỷ trước |
Gazeta,ru phân tích lại những vụ xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam, để lý giải tại sao quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam".
Tiếp theo, tác giả Vladimir Koryagin đã nêu ra hàng loạt chứng cứ, cho thấy từ thế kỷ XVII Việt Nam đã thành lập Hải đội Hoàng Sa để thực thi nhiệm vụ của mình với các đảo trong biển Đông.
Trong khi đó, trong các cuốn sử của Trung Quốc cùng thời, thậm chí ngay trong cuốn sử ký triều Thanh, không có một dòng nào nhắc tới Hoàng Sa cũng như Trường Sa.
Tác giả dẫn chứng tiếp:
Trong các cuốn nhật ký hải trình của các nhà hàng hải Pháp và Hà Lan cũng mô tả quân lính Việt Nam thời đó đã thu được "số lượng lớn" đạn dược và nhiều hàng hóa quý giá từ các tàu bị đắm ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Thậm chí những người Việt Nam còn thành lập một đội tàu nhỏ, có nhiệm vụ kiểm soát các tàu nước ngoài tham gia khai thác tại khu vực Hoàng Sa.
Đầu thế kỷ XIX, Gia Long-vị vua đầu tiên của triều Nguyễn đã tuyên bố chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng thời này đã phát hành một số lượng lớn các bản đồ, thể hiện Hoàng Sa là lãnh thổ Việt Nam.
Năm 1838, nhà truyền giáo người Pháp Jean-Louis Taberd đã cho xuất bản cuốn Từ điển "Latinh-Annam" (Dictionarium Latino-Annamiticum completum et novo ordine dispositum). Trong cuốn này, Hoàng Sa được ghi rõ là Paracel seu Cát Vàng.
Tên gọi phương Tây Pracel của quần đảo Hoàng Sa được nhà bản đồ học Hà Lan Willem Janszoon Blae đặt ra, sau đó các nhà hàng hải Pháp đã biến âm nó thành "Le Paracel".
Vladimir Koryagin đưa thêm một ví dụ nữa :"Cuối thế kỷ XIX, ở vùng biển Hoàng Sa xảy ra vụ hai tàu vận tải chở đồng của nước Anh bị đắm. Người dân đảo Hải Nam (Trung Quốc) đã xuống 'khai thác' thứ kim loại quý này khiến cho chính quyền Anh không hài lòng.
Khi đó, phía Trung Quốc tuyên bố Hoàng Sa không phải thuộc lãnh thổ Trung Quốc, do vậy chính quyền nước này không chịu trách nhiệm về những gì xảy ra ở khu vực này".
Trong tiểu mục tiếp theo có tên gọi 'Trỗi dậy tư tưởng bá quyền', tác giả nêu lại sự kiện Pháp cho đặt bia đá khắc dòng chữ:"République française- Royaume d’Annam- Archipels des Paracels 1816-Île de Pattle 1938", tái khẳng định chủ quyền Việt Nam từ thời Gia Long.
Video: Trung Quốc hiểu rõ họ là kẻ cướp Hoàng Sa của Việt Nam
Tác giả Vladimir Koryagin dẫn thêm nhiều tư liệu về quân Nhật đã chiếm đóng Hoàng Sa, Trường Sa, sau đó quân Tưởng Giới Thạch đã đánh chiếm trái phép Hoàng Sa ra sao...
Các sự kiện năm 1959 (tháng 2/1959, CHND Trung Hoa cho một số lính đóng giả ngư dân bí mật đổ bộ đánh chiếm nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa, bị quân đội Việt Nam Cộng hòa đồn trú tại đây phá tan được âm mưu).
Tác giả vạch rõ tháng 1/1974, tranh thủ "đục nước béo cò" khi tình hình rối ren, quân đội Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Video: Thiêng liêng lễ chào cờ ở Hoàng Sa
"Từ đó đến nay, quan điểm của Trung Quốc đối với Biển Đông hoàn toàn không có sự thay đổi gì"-tác giả viết và dẫn sự kiện đầu tháng 5 năm nay, Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt dàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển Hoàng Sa, với sự trợ giúp của 60 tàu và bắt đầu trận chiến "phun vòi rồng".
"Tất cả những gì diễn ra đều không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc"-tác giả khẳng định và bình luận "Phía Trung Quốc không hề đưa ra phản ứng mang tính xây dựng nào về những tuyên bố dựa trên luật pháp của cộng đồng quốc tế".
Tiếp theo, Gazeta.ru đã phỏng vấn các chuyên gia Nga có uy tín nhất về biển Đông và quan hệ Trung Quốc- Việt Nam để nghe những đánh giá của của họ về thực chất vụ việc và triển vọng giải quyết xung đột hiện nay.
>> ĐỌC TIẾP...
Bình luận