Đến gần mục tiêu, tên lửa này bay ở độ cao chỉ 5,1 mét, khiến cho radar và hầu như các hệ thống chống tên lửa của đối phương không thể phát hiện.
Chiếc tàu ngầm Varsavyanka thứ tư mà Việt Nam mua của Nga (NATO phân loại là tàu Kilo) đã được đưa về cảng Cam Ranh.
Tàu ngầm Hà Nội trong biên chế hải quân Việt Nam - Ảnh: báo Người lao động |
Ba tàu được chuyển giao trước đó, được đặt tên là "Hà Nội", "Hồ Chí Minh" và "Hải Phòng" đã được trang bị cho Hải quân Việt Nam.
Đối với Việt Nam, việc thành lập hạm đội tàu ngầm là nhiệm vụ rất quan trọng. Chuyên gia quân sự Nga Viktor Litovkin cho biết:
"Bất kỳ mọi quốc gia giáp biển nếu không sở hữu hạm đội tàu ngầm đều có nguy cơ đe đối với an ninh. Bởi vì tàu ngầm có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ mà hạm đội trên biển không thể giải quyết được.
Tàu nổi dễ dàng bị phát hiện từ không gian bởi máy bay hoặc máy bay không người lái. Tàu ngầm hoạt động ở độ sâu 50 mét gần như không thể bị phát hiện bởi phương tiện quan sát quang học".
Các tàu ngầm được Nga xây dựng cho Việt Nam có thể lặn tới độ sâu 300 mét và di chuyển với tốc độ 20 hải lý, tức 37 km/h.
Tên lửa Klub được trang bị cho tàu ngầm Việt Nam - Ảnh minh họa |
Khác với các tàu tương tự khác trên thế giới, tàu Varsavyanka có độ ồn rất nhỏ, khó bị phát hiện bằng các phương tiện âm thanh dưới nước. Đó là lý do để các chuyên gia phương Tây gọi tàu Kilo của Nga là "hố đen trong đại dương".
Tàu ngầm loại này được sử dụng để chống tàu ngầm và tàu nổi của đối phương, để phòng thủ, bảo vệ căn cứ hải quân, các cơ sở hạ tầng trên bờ và các cơ sở truyền thông liên lạc dưới biển, hoặc trong hoạt động tình báo chống kẻ thù truyền thông.
Trung Quốc cũng có loại tàu tương tự. Nhưng lợi thế của tàu chiến mà Nga cung cấp cho Việt Nam là ngoài vũ khí ngư lôi, tàu còn được trang bị nhiều hệ thống tên lửa Club hiện đại nhất.
Đó là loại tên lửa với tầm bắn lên tới 300 km, ngay từ đầu bay với tốc độ cận âm. Đến khi tiếp cận mục tiêu, đầu đạn chứa 400 kg thuốc nổ sẽ tách ra từ động cơ chính và tăng tốc đến ba lần tốc độ của âm thanh, tức lớn hơn 1km/s.
Nạp tên lửa Club cho tàu ngầm - Ảnh: Defensenews |
Đến gần mục tiêu, tên lửa này bay ở độ cao chỉ 5,1 mét, khiến cho radar và hầu như các hệ thống chống tên lửa của đối phương không thể phát hiện.
Các thủy thủ đoàn Việt Nam đã làm quen với tàu ngầm lần đầu tiên tại nhà máy ở St. Petersburg. Thủy thủ Việt Nam đã tổ chức các buổi thực hành trên bờ và 5 chuyến ra khơi.
Video: Sức mạnh tàu ngầm lớp Kilo
Việc huấn luyện được tiếp tục ở Cam Ranh, nơi các chuyên gia Nga thành lập một trung tâm đào tạo có các giáo cụ trực quan tương ứng, cho phép mô phỏng bất kỳ trường hợp nào khi tàu hoạt động, kể cả trường hợp khẩn cấp mà tàu ngầm có thể gặp trong suốt chuyến đi biển.
Các chuyến hoạt động như vậy có thể kéo dài rất lâu. Tàu Varsavyanka dài 74, rộng 10 mét, phi hành đoàn gồm 52 người, có thể bơi tự động trong một tháng rưỡi. Điều này đặc biệt quan trọng trong tình hình căng thẳng hiện nay ở Biển Đông.
Theo hợp đồng, việc cung cấp toàn bộ sáu chiếc tàu ngầm cho Việt Nam dự kiến sẽ được hoàn tất vào năm 2016.
Xin nói thêm là tên lửa Club không chỉ được trang bị cho tàu ngầm, mà cả cho tàu chiến nổi mà Nga chuyển giao cho Việt Nam.
Các tên lửa như vậy cũng có thể triển khai trên các tàu vận tải. Đặc điểm của tổ hợp gồm bốn tên lửa hành trình là bề ngoài chúng giống như một container tiêu chuẩn loại 12-foot được sử dụng cho vận tải đường biển trên toàn thế giới.
Chuyên gia quốc phòng Mỹ cho rằng loại vũ khí này có thể hoàn toàn thay đổi cán cân quân sự toàn cầu. Theo chuyên gia tư vấn của Lầu Năm Góc Ruben Johnson, bề ngoài các tổ hợp này không phân biệt với container hàng hóa thông thường khiến cho không thể xác định bên trong có gì — tên lửa hay hàng hóa thông thường. Thoạt đầu, tàu chở hàng vô hại xuất hiện gần bờ, và vài phút tiếp theo mục tiêu của đối phương đã bị tiêu diệt.
Nguồn: Sputnik
Bình luận