(VTC News) - Sputnik cảnh báo việc Mỹ đưa tàu chiến của mình đến Biển Đông có thể khuấy động tình hình căng thẳng trong khu vực.
Theo Sputnik, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang ở bên bờ vực của một cuộc xung đột quân sự khi 'Mỹ đang cố gắng kích động một số quốc gia bao gồm Nhật Bản và Philippines để tạo nhóm đối phó với Trung Quốc trong các tranh chấp ở Biển Đông'.
Hãng thông tấn Nga cho rằng một số quốc gia châu Á tranh chấp chủ quyền với các vùng lãnh thổ trên biển khiến khu vực có khả năng trở thành điểm xung đột nguy hiểm.
Trong số đó, Trung Quốc là quốc gia ngang ngược, đưa ra tuyên bố vô lý về chủ quyền trên 80% diện tích Biển Đông. Tuy nhiên, tuyên bố vô căn cứ này của Bắc Kinh bị các quốc gia khác bác bỏ.
Hiện nay, Mỹ xem xét kế hoạch đưa tàu và máy bay của mình thực hiện các cuộc tuần tra quân sự tại Biển Đông. Sự tham dự của Washington và vấn đề đa chiều, phức tạp này có thể làm cho tình hình vốn đã căng thẳng trong khu vực trở nên xấu đi, Sputnik nhận định.
Video sức mạnh máy bay B-1
Hãng thông tấn cho rằng, dù Mỹ nhiều lần khẳng định sẽ giữ lập trường trung lập về tranh chấp lãnh thổ ở châu Á - Thái Bình Dương nhưng các hành động của Washington lại thể hiện điều khác.
Nhà Trắng đã phủ nhận yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc dựa trên các bằng chứng mà Bắc Kinh tự cung cấp. Cùng với đó, Sputnik nói bây giờ Washington đã quay sang ủng hộ các đối thủ của Trung Quốc.
Bắc Kinh đã bày tỏ quan ngại trước các động thái của Washington. Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Mỹ cần tránh 'cách tiếp cận nguy hiểm và khiêu khích để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực'.
Trong khi đó, ngày 18/9, truyền thông Trung Quốc đưa ra kịch bản đối đầu với Mỹ ở Trường Sa, đặc biệt khi máy bay ném bom chiến lược B-1 của Mỹ tham chiến.
Theo tờ Hoàn Cầu thời báo, mặc dù sở hữu tính răn đe chiến lược, nhưng máy bay B-1 của Mỹ ít nhiều chịu sự hạn chế về mặt chiến thuật. Bởi lẽ, khoảng cách từ căn cứ đặt tại Australia đến Biển Đông là khoảng 2.700 hải lý, khoảng cách tới đất liền của Trung Quốc là 4.300 hải lý.
Video khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam
Trong khi đó, giới quân sự Trung Quốc tin rằng cho dù được tiếp liệu trên không, máy bay B-1 chỉ có thể tầm hoạt động là nhất là 12.000 km, nghĩa là B-1 có thể bay từ căn cứ phía bắc Australia đến Trung Quốc rồi bay về, kèm thêm một khoảng thời gian tác chiến ngắn.
Dường như viễn cảnh phải đối đầu với B-1 là điều rất ám ảnh với giới quân sự Trung Quốc, nên các chuyên gia được Hoàn Cầu thời báo đều cho rằng “B-1 tiêu tốn rất nhiều tiền mỗi lần xuất kích, lại thêm ‘thân phận đặc thù’ nên ít có khả năng xuất hiện ở Biển Đông”.
“Mặc dù có sức uy hiếp mạnh mẽ với các điểm đảo, tàu mặt nước, nhưng B-1 khi xuất kích cần có sự hỗ trợ tương đối lớn từ chiến đấu cơ hộ tống, gây nhiễu điện tử. Cho nên khi không có sự hỗ trợ, B-1 khó có thể xuất hiện ở Biển Đông”, tờ Hoàn Cầu thời báo kết luận.
Tùng Đinh (theo Sputnik, Hoàn Cầu Thời Báo)
Theo Sputnik, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang ở bên bờ vực của một cuộc xung đột quân sự khi 'Mỹ đang cố gắng kích động một số quốc gia bao gồm Nhật Bản và Philippines để tạo nhóm đối phó với Trung Quốc trong các tranh chấp ở Biển Đông'.
Chiến hạm Trung Quốc luyện tập |
Trong số đó, Trung Quốc là quốc gia ngang ngược, đưa ra tuyên bố vô lý về chủ quyền trên 80% diện tích Biển Đông. Tuy nhiên, tuyên bố vô căn cứ này của Bắc Kinh bị các quốc gia khác bác bỏ.
Hiện nay, Mỹ xem xét kế hoạch đưa tàu và máy bay của mình thực hiện các cuộc tuần tra quân sự tại Biển Đông. Sự tham dự của Washington và vấn đề đa chiều, phức tạp này có thể làm cho tình hình vốn đã căng thẳng trong khu vực trở nên xấu đi, Sputnik nhận định.
Video sức mạnh máy bay B-1
Hãng thông tấn cho rằng, dù Mỹ nhiều lần khẳng định sẽ giữ lập trường trung lập về tranh chấp lãnh thổ ở châu Á - Thái Bình Dương nhưng các hành động của Washington lại thể hiện điều khác.
Nhà Trắng đã phủ nhận yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc dựa trên các bằng chứng mà Bắc Kinh tự cung cấp. Cùng với đó, Sputnik nói bây giờ Washington đã quay sang ủng hộ các đối thủ của Trung Quốc.
Bắc Kinh đã bày tỏ quan ngại trước các động thái của Washington. Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Mỹ cần tránh 'cách tiếp cận nguy hiểm và khiêu khích để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực'.
Trong khi đó, ngày 18/9, truyền thông Trung Quốc đưa ra kịch bản đối đầu với Mỹ ở Trường Sa, đặc biệt khi máy bay ném bom chiến lược B-1 của Mỹ tham chiến.
Theo tờ Hoàn Cầu thời báo, mặc dù sở hữu tính răn đe chiến lược, nhưng máy bay B-1 của Mỹ ít nhiều chịu sự hạn chế về mặt chiến thuật. Bởi lẽ, khoảng cách từ căn cứ đặt tại Australia đến Biển Đông là khoảng 2.700 hải lý, khoảng cách tới đất liền của Trung Quốc là 4.300 hải lý.
Video khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam
Trong khi đó, giới quân sự Trung Quốc tin rằng cho dù được tiếp liệu trên không, máy bay B-1 chỉ có thể tầm hoạt động là nhất là 12.000 km, nghĩa là B-1 có thể bay từ căn cứ phía bắc Australia đến Trung Quốc rồi bay về, kèm thêm một khoảng thời gian tác chiến ngắn.
Dường như viễn cảnh phải đối đầu với B-1 là điều rất ám ảnh với giới quân sự Trung Quốc, nên các chuyên gia được Hoàn Cầu thời báo đều cho rằng “B-1 tiêu tốn rất nhiều tiền mỗi lần xuất kích, lại thêm ‘thân phận đặc thù’ nên ít có khả năng xuất hiện ở Biển Đông”.
“Mặc dù có sức uy hiếp mạnh mẽ với các điểm đảo, tàu mặt nước, nhưng B-1 khi xuất kích cần có sự hỗ trợ tương đối lớn từ chiến đấu cơ hộ tống, gây nhiễu điện tử. Cho nên khi không có sự hỗ trợ, B-1 khó có thể xuất hiện ở Biển Đông”, tờ Hoàn Cầu thời báo kết luận.
Tùng Đinh (theo Sputnik, Hoàn Cầu Thời Báo)
Bình luận