Báo Le Monde: Việt Nam - Rồng nhỏ, ước mơ lớn

Tư liệuThứ Hai, 10/07/2023 17:48:52 +07:00
(VTC News) -

Hôm 29/6, tờ Le Monde nổi tiếng của Pháp có bài viết với nhan đề "Việt Nam, rồng nhỏ với ước mơ vươn lên thay thế kinh tế Trung Quốc".

Tác giả bài viết là nhà báo Brice Pedroletti (đại diện báo Le Monde tại Hải Phòng, Hà Nội, TP.HCM). Mở đầu bài viết, tác giả cho biết, hiện có hơn 150 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất trong khu công nghiệp lấn biển rộng 30 km ở Hải Phòng.

Trong số các doanh nghiệp đầu tư tại đây, có thể kể đến công ty chuyên sản xuất lốp xe Bridgestone (Nhật Bản), tham gia đầu tư từ năm 2011; doanh nghiệp Flat, sản xuất tấm kính năng lượng mặt trời của Trung Quốc; doanh nghiệp Piaggio của Italia, đặt nhà máy sản xuất dòng xe Vespa cho thị trường châu Á. Và tại khu vực liền kề là nhà xưởng của Vinfast, đơn vị tiên phong của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất xe ô tô điện.

Hải Phòng hiện là cảng lớn nhất khu vực Đông Bắc Việt Nam, cách Hà Nội 120 km. Pháp đã xây dựng cảng này từ năm 1874. Cảng Hải Phòng cũng được nối liền với Trung Quốc thông qua tuyến đường sắt chạy đến Côn Minh, Vân Nam. 

Hình ảnh xe điện VinFast chuẩn bị chuyển tới khách hàng Mỹ.

Hình ảnh xe điện VinFast chuẩn bị chuyển tới khách hàng Mỹ.

Tăng trưởng toàn diện

Việt Nam đang lên phương án xây dựng tuyến đường cao tốc đến Thâm Quyến - ngã tư kinh tế của miền Nam Trung Quốc, với tổng thời gian di chuyển trong 12 giờ bằng xe tải. Cơ sở hạ tầng tại Hải Phòng đang đứng trước ngưỡng cửa của sự thay đổi lớn, tương tự như Hà Nội và TP.HCM.

Việt Nam có những lợi thế so với Trung Quốc khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, đạt mức tăng trưởng ngoạn mục (từ 6% trở lên liên tục từ năm 2016) dựa vào nguồn vốn dầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp có nguốn vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 65% - 70% tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam.

Với việc thúc đẩy hội nhập toàn cầu, Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định thương mại tự do, trong đó có hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với EU. Cùng với Singapore, Việt Nam là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á tận dụng tốt lợi thế trên. Hơn nữa, Việt Nam cũng là thành viên sáng kiến "Con đường tơ lụa" của Trung Quốc, thỏa thuận hợp tác CPTPP xuyên Thái Bình Dương do Nhật Bản khởi xướng và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Với mục tiêu đạt mức trung hòa carbon vào năm 2050, Việt Nam là quốc gia thứ hai tại Đông Nam Á - bên cạnh Indonesia, ký kết thỏa thuận Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). Điều này sẽ giúp Việt Nam nhận được sự hỗ trợ thiết yếu trong việc chuyển đổi năng lượng từ các quốc gia phát triển.

Hưởng lợi từ thương chiến Mỹ - Trung

Việt Nam là quốc gia đầu tiên hưởng lợi từ thương chiến Mỹ - Trung. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam có nhiều biến động trong quý I (tăng trưởng 3,3% trong khi mục tiêu là 6,5% năm 2023) khi ngành bất động sản đối mặt nhiều khó khăn. Do đó, Việt Nam sẽ phải hoạch định mô hình phát triên tối ưu hóa, khắc phục những điếm yếu để đạt được mục tiêu đề ra, trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045.

Làn sóng đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam diễn ra mạnh mẽ thời gian qua. Doanh nghiệp Đài Loan - Pegatron, một trong những “gã không lồ" về gia công phần mềm thiết bị điện tử tiêu dùng, trong đó gia công cho các dòng điện thoại iPhone của hāng Apple đã đầu tư 1,5 tỷ USD (1,37 tỷ euro) xây dựng "siêu nhà máy" với 10.000 nhân công tại Việt Nam. Trong khi đó, các doanh nghiệp Hàn Quốc tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Samsung đầu tư 18 tỷ USD tại Việt Nam kể từ năm 2008 và sẽ tiếp tục đầu tư thêm 2 tỷ USD trong năm 2023.

Tập đoàn Samsung cũng thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Hà Nội vào năm 2022. Qua đó, Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu điện thoại thông minh đứng thứ 2 trên thế giới, sau Trung Quốc. Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản hiện là 3 quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.

Ông Bruno Jaspaert (Tổng giám đốc khu Deep C, khu công nghiệp lớn nhất ở Hải Phòng) nhận định: "Các tập đoàn công nghệ cao khu vực Đông Bắc Á đã quyết định dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc nhằm ưu tiên xuất khẩu sang thị trường Mỹ hoặc chỉ giữ lại những cơ sở chuyên sản xuất mặt hàng dành riêng cho thị trường Trung Quốc".

Hiện tại, giá điện tại Việt Nam rẻ hơn 25% so với Trung Quốc, giá thuê nhân công rẻ và có nhiều ưu đãi về thuế đối với các khu vực kinh tế trọng điểm (0% trong 4 năm, tiếp đến là 5% trong 9 năm, 10% cho 2 năm tiếp theo và cuối cùng là 20%). Tuy nhiên, hạn chế duy nhất hiện nay là chi phí logistics. Theo đánh giá của ông Bruno Jaspaert, chi phí logistics tại Việt Nam chiếm 20% giá thành phẩm, cao hơn mức 8% so với Trung Quốc.

Thay thế cho Trung Quốc?

Theo ông Filippo Bortoletti, Giám đốc công ty tư vấn luật Dezan Shira có trụ sở tại Hà Nội, những lợi thế nêu trên chưa thể đưa Việt Nam trở thành phiên bản thứ hai của Trung Quốc. "Việt Nam sẽ bổ sung, song chưa thể thay thế vị trí của Trung Quốc. Hệ sinh thái công nghiệp của Trung Quốc hiện chiếm vị trí rất quan trọng và nền kinh tế Việt Nam không thể vận hành nếu thiếu nguồn cung từ Trung Quốc", ông nói.

Sự phụ thuộc này thể hiện qua tỷ lệ thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc ngày càng tăng, đạt mức 60 tỷ USD trong năm 2022. Trong khi đó, Việt Nam đạt tỷ lệ thặng dư thương mại với Mỹ lên tới 95 tỷ USD trong năm 2022.

Theo ông Filippo Bortoletti, các doanh nghiệp Trung Quốc có khả năng chiếm lĩnh thị phần tại thị trường của đối tác. "Rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc chuyển đến đầu tư tại Việt Nam từ sau đại dịch COVID-19, một phần vì quan ngại trước chiến lược 'made in China', một phần nhằm giảm thiểu rủi ro liên quan đến những thay đổi về chế tài, thuế quan nhằm vào các doanh nghiệp tại Trung Quốc", ông Filippo Bortoletti nhận định.

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang đầu tư vào lĩnh vực sản xuất năng lượng, sản xuất linh kiện phục vụ điện gió và điện mặt trời tại Việt Nam. Tuy nhiên, công nghệ của những doanh nghiệp này được đánh giá là tụt hậu hơn so với các nước châu Á khác.

Trung Quốc đã thành công trong việc phát triển kinh tế và là mô hình để Việt Nam học hỏi. Giáo sư Đào Gia Phúc, Viện trưởng Viện Luật quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM, cho rằng giải pháp hiện nay là Việt Nam cần tăng cường mở rộng quan hệ ngoại giao với các quốc gia trên thế giới.

Kinh tế Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển trong thời gian tới.

Kinh tế Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển trong thời gian tới.

Thu hút “nguồn lực lớn"

Việc đẩy mạnh thiết lập quan hệ đổi tác thương mại trên cơ sở tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do phản ánh rõ nét nguyên tắc nhất quán, quan diểm của Việt Nam. Theo đánh giá của Giáo sư Đào Gia Phúc, đây là cách thức để Việt Nam cụ thể hóa đường lối đối ngoại đa phương hóa. Việc tăng cường thiết lập quan hệ đối tác thương mại với các nền kinh tế hàng dầu trên thế giới, tạo nguồn động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nội tại cho thấy hướng đi đúng đắn của Việt Nam.

Tháng 4 vừa qua, Việt Nam “trải thảm đỏ" tiếp đón phái đoàn gồm 52 tập đoàn lớn của Mỹ trong đó có Boeing và Space X. Động thái này cho thấy Chính phủ Việt Nam rất muốn thu hút các tập đoàn chủ lực trên cơ sở có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng, "dọn đường đón lõng" các nhà đầu tư nước ngoài. Theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (Vafie), Chính phủ Việt Nam đang có nhiều cải cách để thu hút các nguồn lực đầu tư mới.

Hiện nay, có thể nhận thấy Việt Nam đang rất quan tâm đến các doanh nghiệp châu Âu và Mỹ. Việt Nam cũng nhanh chóng triển khai các chính sách cải cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức cần khắc phục như nhiều dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm chậm tiến độ. 

Trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động, Việt Nam cũng phải đương đầu với không ít khó khăn trong việc “ươm mầm" gây dựng phát triển nhữmg doanh nghiệp mũi nhọn của đất nước.

Theo đánh giá của Giáo sư Đào Gia Phúc: “Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là những đối tượng đầu tiên được hưởng lợi từ các thỏa thuận, hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam không còn đủ thời gian để điều chỉnh, áp đặt các giới hạn đối với các công ty liên doanh như Trung Quốc để tạo ra các doanh nghiệp quốc gia hùng mạnh. Và cũng rất khó khăn để chính phủ có thể ban hành những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước do những quan ngại về việc vi phạm các quy định về bảo hộ thương mại".

Thế hệ doanh nhân mới của Việt Nam đang làm giàu nhờ bất động sản, đang hợp tác với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đặt cược vào sự phát triển của quá trình đô thị hóa.

Ông Phúc cũng cho rằng: "Các tỷ phú Việt Nam nổi lên từ bất động sản đang rất mong muốn đóng góp cho đất nước và có định hướng muốn đầu tư phát triển vào các lĩnh vực khác".

Kông Anh(Nguồn: Le Monde)
Bình luận
vtcnews.vn