Tin theo những lời đồn thổi mê tín dị đoan, đứa con tập hợp anh em dònghọ đến quật mộ cha làm rõ nghi vấn “người chết sống lại”.
Người cha qua đời trong sự tiếc thương vô hạn của gia đình. Phần mộ người quá cố được an táng chu đáo cẩn thận tại nghĩa trang địa phương. Nào ngờ, chỉ vì tin theo những lời đồn thổi mê tín dị đoan mà đứa con tập hợp anh em dòng họ đến quật mộ cha làm rõ nghi vấn “người chết sống lại”.
Đồn đại “người chết sống lại”
Sự việc hi hữu xảy ra tại thôn Bù La, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập (Bình Phước). Người xấu số bị quật mộ là ông Điểu Chên (51 tuổi). Nguyên nhân chỉ vì quá thiếu hiểu biết và tin những đồn đại mê tín dị đoan.
Trưởng thôn Điểu Khon, cũng là anh trai người bị quật mồ, ngậm ngùi: “Chỉ vì bản tính nông dân thiệt thà, nghe theo mấy lời đồn đại tầm bậy, lại quá thương cha nên mấy đứa cháu tôi tổ chức đi đào mộ. Khi phát hiện thì chuyện đã rồi, tôi rất buồn về việc làm của những đứa cháu mình”.
Trước đó, chiều một ngày cách đây 4 tháng, đang lượm điều trên rẫy, ông Điểu Chên cảm thấy mệt mỏi và uể oải. Trời nắng nóng, ông vào bóng cây nghỉ ngơi. Mồ hôi thấm ướt vai áo, lấy nước uống cho đỡ khát, chỉ vài giây sau, da mặt ông tái mét, người xanh xao.
“Cha tôi lúc đó tay chân bủn rủn, miệng run cầm cập, toàn thân nóng ran, nhưng lòng bàn chân và tay thì lạnh cóng như bị sốt rét rừng”, người con nhớ lại. Ông Chên liên tục ói mửa ra nước trong rồi ngất lịm. Chuyển đến trạm y tế xã Bù Gia Mập, do tình hình nguy kịch nên nhân viên y tế khuyên chuyển đến Bệnh viện đa khoa huyện Phước Long. Ít phút sau, ông ngừng thở.
Tang lễ người đột tử tổ chức theo thủ tục đạo Thiên chúa. Mộ được xây bằng gạch, cát và xi măng. Sự ra đi của ông Điểu Chên là cú sốc mạnh. “Cha tôi lúc qua đời vẫn còn rất khỏe mạnh. Hằng ngày ông vẫn lên nương rẫy, cùng con cháu làm việc suốt ngày, đi từ sáng sớm đến tối mịt mới về, không có bất kỳ dấu hiệu suy nhược nào trước đó”, một người con cho biết.
Ông Chên vừa được chôn cất vài ngày, những đồn thổi đầy màu sắc ma mị, mê tín dị đoan rộ lên. Theo lời một số đối tượng mê tín, “mỗi lần đi qua lại thấy lòng đất ngay tại vị trí ngôi mộ rung chuyển, có lúc còn nghe những tiếng kêu cứu vọng lên từ dưới lòng đất: “Cứu, cứu với. Cứu tôi với”.
Lời đồn đại nhanh chóng lan truyền, được thêu dệt thành “người chết sống lại”: “Điểu Chên thực sự không chết như người thân nghĩ. Ông ấy chỉ mệt mỏi nhắm mắt chút thôi, nào ngờ bị con cháu chôn chặt xuống lòng đất. Nay ông ấy sống lại, muốn được trở về nhà”; “Ông ấy chỉ giả chết xem thử người nhà có quan tâm hay không thôi”.
Người nhà nhớ lại: Ban đầu nghe những kẻ mê tín đồn thổi, gia đình không tin. Nhưng nhiều ngày, những đồn đại không dứt, càng dồn dập đến, khiến mọi người không khỏi phân vân. Người con trai trưởng cũng bị hoang tưởng theo những điều nhảm nhí: “Từ ấy cứ mỗi lần đến mộ cha, tôi cũng có cái cảm giác rờn rợn, rồi tưởng tượng ra những âm thanh kêu cứu của cha”.
Bỏ hết công việc nương rẫy, người con trưởng suốt ngày chỉ quẩn quanh trong đầu một câu hỏi: “Có phải cha vẫn còn sống như lời người ta đồn thổi?”. Những người thân khác xác nhận: “Khi ấy tâm trạng nó ngổn ngang, rối như tơ vò không biết làm thế nào để tháo gỡ khúc mắc này. Chỉ có một cách là đào mộ lên xem thử và nó quyết tâm thực hiện”.
Hai tuần sau khi người cha qua đời, Điều Chên cùng mộ số người trong dòng họ đem cuốc xẻng đến quyết định thực hiện công việc kinh thiên động địa.
Một nhân chứng có mặt tại buổi đào mộ, thuật lại: “Lúc 7h30 ngày 25/3, Điểu Bé điện cho tôi nói cha nó còn sống, ra ngoài mộ đào lên để đưa về nhà. Nghe vậy tôi rất hoang mang, chưa hiểu gì thì nó giục phải ra gấp để phụ giúp. Thấy em mình cương quyết, thái độ lại dứt khoát nên tôi cũng cầm cuốc xẻng ra nghĩa trang”.
Cách “báo hiếu” kỳ quái
Đến khoảng 9h cùng ngày, Điểu Bé cùng 3 người anh họ có mặt tại nghĩa trang. Sau khi thống nhất lần cuối, Điểu Bé đứng ngoài, để các anh mình xúc đất. Hàng chục người sống gần khu vực vì hiếu kì cũng kéo đến vây quanh. Sau khi phá bỏ lớp xi măng, cả ba người tiếp tục đào xuống. Khi đào đến nắp hòm thì ngửi thấy mùi tử khí rất khó chịu. Những người chứng kiến bàn tán xôn xao, cho rằng nên lấp đất lại. Những người đào mộ định dừng lại nhưng đứa con người chết nhất quyết: “Cứ đào lên để xem sự thể ra sao”.
Cậy nắp quan tài lên, mùi tử khí bốc lên nồng nặc. Thi thể ông Điểu Chên vẫn nằm gọn trong áo quan, phình to, đang trong quá trình phân hủy. Hàng chục người chứng kiến bỏ chạy tán loạn. Ngôi mộ sau đó được lấp lại, trả nguyên hiện trạng cũ.
Chúng tôi tìm đến nhà đứa con quật mồ cha để tìm hiểu sâu xa hơn lý do. Căn nhà nhỏ đơn sơ nơi vợ chồng Điểu Bé tá túc nằm sâu trong cánh rừng cao su ngút ngàn xen lẫn những vạt điều xanh ngút tầm mắt. Điểu Bé tâm sự, là người dân tộc Stiêng, dòng họ bao thế hệ nay chỉ quẩn quanh lam lũ trên nương rẫy gần nhà, giao tiếp bên ngoài hạn chế. Gần như cả nhà mù chữ, Điểu Bé may mắn được học đến lớp 3, chưa đọc thông viết thạo đã nghỉ.
Anh là con trai trưởng trong 4 anh em cả trai lẫn gái. Mẹ mất sớm, với đám trẻ, cha là người chăm lo, gần gũi nhất. Nguồn sống gia đình phụ thuộc vào các mùa điều. Vài năm trở lại đây, người cha mắc chứng cao huyết áp, lúc trái gió trở trời bệnh tình lại tái phát.
“Vì hiểu biết hạn chế nên chỉ nghĩ đây là bệnh thông thường, không gây hại đến tính mạng, mình không ngờ nó lại làm khổ cha đến thế. Cha mình trước đây khỏe lắm, chẳng khi nào ốm đau lặt vặt. Ngay cả lúc có bệnh thì cũng chỉ uể oải, nghỉ ngơi vài ngày lại đi lượm điều với chon cháu”, người con nhớ lại.
Sau ngày lấy vợ, theo luật tục của người đồng bào, Điểu Bé phải ở rể bên vợ, thỉnh thoảng mới về thăm cha. Cũng vì đường xa cách trở, lại nghe những lời đồn cứ ngấm dần vào trí não nên anh đã vội vã quay về đào mộ.
“Sự việc xảy ra khiến mình rất buồn, hối hận nhiều lắm. Cha đã mồ yên mả đẹp mà mình nghe lời những kẻ xấu bụng đồn đại rồi làm chuyện tầm bậy. Sau khi gây ra chuyện, mình luôn tự trách sao không đi hỏi người lớn trong các buôn sóc. Việc mình tự ý đào mộ cha chưa từng xảy ra nơi này. Vì có hiếu với cha già đã khuất nên mới như vậy, may mà các em nó hiểu và thông cảm”, Điểu Bé ân hận.
Theo Hoàng Bắc (Pháp luật VN)
Người cha qua đời trong sự tiếc thương vô hạn của gia đình. Phần mộ người quá cố được an táng chu đáo cẩn thận tại nghĩa trang địa phương. Nào ngờ, chỉ vì tin theo những lời đồn thổi mê tín dị đoan mà đứa con tập hợp anh em dòng họ đến quật mộ cha làm rõ nghi vấn “người chết sống lại”.
Đồn đại “người chết sống lại”
Sự việc hi hữu xảy ra tại thôn Bù La, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập (Bình Phước). Người xấu số bị quật mộ là ông Điểu Chên (51 tuổi). Nguyên nhân chỉ vì quá thiếu hiểu biết và tin những đồn đại mê tín dị đoan.
Trưởng thôn Điểu Khon, cũng là anh trai người bị quật mồ, ngậm ngùi: “Chỉ vì bản tính nông dân thiệt thà, nghe theo mấy lời đồn đại tầm bậy, lại quá thương cha nên mấy đứa cháu tôi tổ chức đi đào mộ. Khi phát hiện thì chuyện đã rồi, tôi rất buồn về việc làm của những đứa cháu mình”.
Trước đó, chiều một ngày cách đây 4 tháng, đang lượm điều trên rẫy, ông Điểu Chên cảm thấy mệt mỏi và uể oải. Trời nắng nóng, ông vào bóng cây nghỉ ngơi. Mồ hôi thấm ướt vai áo, lấy nước uống cho đỡ khát, chỉ vài giây sau, da mặt ông tái mét, người xanh xao.
Hình chỉ mang tính minh họa (internet) |
“Cha tôi lúc đó tay chân bủn rủn, miệng run cầm cập, toàn thân nóng ran, nhưng lòng bàn chân và tay thì lạnh cóng như bị sốt rét rừng”, người con nhớ lại. Ông Chên liên tục ói mửa ra nước trong rồi ngất lịm. Chuyển đến trạm y tế xã Bù Gia Mập, do tình hình nguy kịch nên nhân viên y tế khuyên chuyển đến Bệnh viện đa khoa huyện Phước Long. Ít phút sau, ông ngừng thở.
Tang lễ người đột tử tổ chức theo thủ tục đạo Thiên chúa. Mộ được xây bằng gạch, cát và xi măng. Sự ra đi của ông Điểu Chên là cú sốc mạnh. “Cha tôi lúc qua đời vẫn còn rất khỏe mạnh. Hằng ngày ông vẫn lên nương rẫy, cùng con cháu làm việc suốt ngày, đi từ sáng sớm đến tối mịt mới về, không có bất kỳ dấu hiệu suy nhược nào trước đó”, một người con cho biết.
Ông Chên vừa được chôn cất vài ngày, những đồn thổi đầy màu sắc ma mị, mê tín dị đoan rộ lên. Theo lời một số đối tượng mê tín, “mỗi lần đi qua lại thấy lòng đất ngay tại vị trí ngôi mộ rung chuyển, có lúc còn nghe những tiếng kêu cứu vọng lên từ dưới lòng đất: “Cứu, cứu với. Cứu tôi với”.
Lời đồn đại nhanh chóng lan truyền, được thêu dệt thành “người chết sống lại”: “Điểu Chên thực sự không chết như người thân nghĩ. Ông ấy chỉ mệt mỏi nhắm mắt chút thôi, nào ngờ bị con cháu chôn chặt xuống lòng đất. Nay ông ấy sống lại, muốn được trở về nhà”; “Ông ấy chỉ giả chết xem thử người nhà có quan tâm hay không thôi”.
Người nhà nhớ lại: Ban đầu nghe những kẻ mê tín đồn thổi, gia đình không tin. Nhưng nhiều ngày, những đồn đại không dứt, càng dồn dập đến, khiến mọi người không khỏi phân vân. Người con trai trưởng cũng bị hoang tưởng theo những điều nhảm nhí: “Từ ấy cứ mỗi lần đến mộ cha, tôi cũng có cái cảm giác rờn rợn, rồi tưởng tượng ra những âm thanh kêu cứu của cha”.
Bỏ hết công việc nương rẫy, người con trưởng suốt ngày chỉ quẩn quanh trong đầu một câu hỏi: “Có phải cha vẫn còn sống như lời người ta đồn thổi?”. Những người thân khác xác nhận: “Khi ấy tâm trạng nó ngổn ngang, rối như tơ vò không biết làm thế nào để tháo gỡ khúc mắc này. Chỉ có một cách là đào mộ lên xem thử và nó quyết tâm thực hiện”.
Người thân người đã khuất lý giải câu chuyện |
Hai tuần sau khi người cha qua đời, Điều Chên cùng mộ số người trong dòng họ đem cuốc xẻng đến quyết định thực hiện công việc kinh thiên động địa.
Một nhân chứng có mặt tại buổi đào mộ, thuật lại: “Lúc 7h30 ngày 25/3, Điểu Bé điện cho tôi nói cha nó còn sống, ra ngoài mộ đào lên để đưa về nhà. Nghe vậy tôi rất hoang mang, chưa hiểu gì thì nó giục phải ra gấp để phụ giúp. Thấy em mình cương quyết, thái độ lại dứt khoát nên tôi cũng cầm cuốc xẻng ra nghĩa trang”.
Cách “báo hiếu” kỳ quái
Đến khoảng 9h cùng ngày, Điểu Bé cùng 3 người anh họ có mặt tại nghĩa trang. Sau khi thống nhất lần cuối, Điểu Bé đứng ngoài, để các anh mình xúc đất. Hàng chục người sống gần khu vực vì hiếu kì cũng kéo đến vây quanh. Sau khi phá bỏ lớp xi măng, cả ba người tiếp tục đào xuống. Khi đào đến nắp hòm thì ngửi thấy mùi tử khí rất khó chịu. Những người chứng kiến bàn tán xôn xao, cho rằng nên lấp đất lại. Những người đào mộ định dừng lại nhưng đứa con người chết nhất quyết: “Cứ đào lên để xem sự thể ra sao”.
Cậy nắp quan tài lên, mùi tử khí bốc lên nồng nặc. Thi thể ông Điểu Chên vẫn nằm gọn trong áo quan, phình to, đang trong quá trình phân hủy. Hàng chục người chứng kiến bỏ chạy tán loạn. Ngôi mộ sau đó được lấp lại, trả nguyên hiện trạng cũ.
Ông Điểu Khon, Trưởng thôn Bù La: 'Chỉ vì bản tính nông dân thiệt thà, nghe theo mấy lời đồn đại tầm bậy' |
Chúng tôi tìm đến nhà đứa con quật mồ cha để tìm hiểu sâu xa hơn lý do. Căn nhà nhỏ đơn sơ nơi vợ chồng Điểu Bé tá túc nằm sâu trong cánh rừng cao su ngút ngàn xen lẫn những vạt điều xanh ngút tầm mắt. Điểu Bé tâm sự, là người dân tộc Stiêng, dòng họ bao thế hệ nay chỉ quẩn quanh lam lũ trên nương rẫy gần nhà, giao tiếp bên ngoài hạn chế. Gần như cả nhà mù chữ, Điểu Bé may mắn được học đến lớp 3, chưa đọc thông viết thạo đã nghỉ.
Anh là con trai trưởng trong 4 anh em cả trai lẫn gái. Mẹ mất sớm, với đám trẻ, cha là người chăm lo, gần gũi nhất. Nguồn sống gia đình phụ thuộc vào các mùa điều. Vài năm trở lại đây, người cha mắc chứng cao huyết áp, lúc trái gió trở trời bệnh tình lại tái phát.
“Vì hiểu biết hạn chế nên chỉ nghĩ đây là bệnh thông thường, không gây hại đến tính mạng, mình không ngờ nó lại làm khổ cha đến thế. Cha mình trước đây khỏe lắm, chẳng khi nào ốm đau lặt vặt. Ngay cả lúc có bệnh thì cũng chỉ uể oải, nghỉ ngơi vài ngày lại đi lượm điều với chon cháu”, người con nhớ lại.
Sau ngày lấy vợ, theo luật tục của người đồng bào, Điểu Bé phải ở rể bên vợ, thỉnh thoảng mới về thăm cha. Cũng vì đường xa cách trở, lại nghe những lời đồn cứ ngấm dần vào trí não nên anh đã vội vã quay về đào mộ.
“Sự việc xảy ra khiến mình rất buồn, hối hận nhiều lắm. Cha đã mồ yên mả đẹp mà mình nghe lời những kẻ xấu bụng đồn đại rồi làm chuyện tầm bậy. Sau khi gây ra chuyện, mình luôn tự trách sao không đi hỏi người lớn trong các buôn sóc. Việc mình tự ý đào mộ cha chưa từng xảy ra nơi này. Vì có hiếu với cha già đã khuất nên mới như vậy, may mà các em nó hiểu và thông cảm”, Điểu Bé ân hận.
Theo Hoàng Bắc (Pháp luật VN)
Bình luận