Đua đòi và muốn khẳng định đẳng cấp của mình qua những món đồ hàng hiệu - không ít nhiều học sinh, sinh viên đã trở thành những “chúa chổm” với những khoản nợ chất chồng....
Không chỉ thành phố với cuộc sống khá giả, nhiều học sinh, sinh viên ở ngoại thành cũng không thoát khỏi mốt đua đòi này.
Nguyễn Văn K. (sinh năm 1993, vừa tốt nghiệp tại Trường THPT Thường Tín) nhớ lại: “Cách đây 1 năm thôi nhưng em thấy mình dại quá. Bố mẹ em là nông dân, gia đình cũng không có điều kiện.
Thế nhưng lớp 11 em bắt đầu thích một bạn cùng khối tên L. Qua tìm hiểu được biết, L. rất thích con trai mặc đồ của hãng này, hãng nọ. Để mong lọt được vào tầm ngắm của nàng, em vay bạn bè sắm từ chiếc đồng hồ đeo tay hiệu “Levi’s”, đôi dép hãng “Chaco” và chiếc mũ lưỡi trai “Nón sơn” sành điệu.
Em như con thiêu thân cứ tự lao mình vào biển lửa của tiền bạc. Cuối tháng, bạn em đòi gấp em không biết kiếm đâu ra vài triệu để trả nên đánh liều chơi lô đề. Chơi 1, 2 lần em lại muốn gỡ thế rồi khoản nợ ở đó lên đến 14 triệu đồng...
Rồi có người mách em đến hiệu cầm đồ để vay lãi. Cứ 1 triệu là lãi suất 5000 đồng/ngày, số tiền vay càng lớn thì lãi càng tăng lên. Em nhắm mắt vay cho dù biết phía trước dường như là ngõ cụt cho con đường trả lãi nhưng chủ lô đòi gấp quá, và bạn em cũng giục nhiều. Em quyết định vay nặng lãi rồi trở thành con nợ.
Từ đây việc học hành sa sút, đầu óc em lúc nào cũng chỉ quẩn quanh suy nghĩ về những khoản nợ. Bây giờ em hối hận lắm”.
Nam sinh thì phải vay nợ....bao gái?
Muốn thể hiện trước bạn gái
Những quán cầm đồ xung quanh Trường THPT Vân Tảo, huyện Thường Tín, Hà Nội là địa chỉ quen thuộc của nhiều học sinh ham chơi đến cầm cố đồ đạc. |
Không chỉ thành phố với cuộc sống khá giả, nhiều học sinh, sinh viên ở ngoại thành cũng không thoát khỏi mốt đua đòi này.
Nguyễn Văn K. (sinh năm 1993, vừa tốt nghiệp tại Trường THPT Thường Tín) nhớ lại: “Cách đây 1 năm thôi nhưng em thấy mình dại quá. Bố mẹ em là nông dân, gia đình cũng không có điều kiện.
Thế nhưng lớp 11 em bắt đầu thích một bạn cùng khối tên L. Qua tìm hiểu được biết, L. rất thích con trai mặc đồ của hãng này, hãng nọ. Để mong lọt được vào tầm ngắm của nàng, em vay bạn bè sắm từ chiếc đồng hồ đeo tay hiệu “Levi’s”, đôi dép hãng “Chaco” và chiếc mũ lưỡi trai “Nón sơn” sành điệu.
Em như con thiêu thân cứ tự lao mình vào biển lửa của tiền bạc. Cuối tháng, bạn em đòi gấp em không biết kiếm đâu ra vài triệu để trả nên đánh liều chơi lô đề. Chơi 1, 2 lần em lại muốn gỡ thế rồi khoản nợ ở đó lên đến 14 triệu đồng...
Rồi có người mách em đến hiệu cầm đồ để vay lãi. Cứ 1 triệu là lãi suất 5000 đồng/ngày, số tiền vay càng lớn thì lãi càng tăng lên. Em nhắm mắt vay cho dù biết phía trước dường như là ngõ cụt cho con đường trả lãi nhưng chủ lô đòi gấp quá, và bạn em cũng giục nhiều. Em quyết định vay nặng lãi rồi trở thành con nợ.
Từ đây việc học hành sa sút, đầu óc em lúc nào cũng chỉ quẩn quanh suy nghĩ về những khoản nợ. Bây giờ em hối hận lắm”.
Nam sinh thì phải vay nợ....bao gái?
Với nhiều học sinh nam, “phong cách” thời trang là phải áo phanh ngực, đầu nhuộm màu, tóc dựng ngược, không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy tới trường (?!) |
Trường hợp Ngọc Anh (Quảng Xương, Thanh Hóa) SV năm 1 của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ thì lại có lý do rất “đàn ông” vay nợ vì “bao gái”.
Cậu SV năm nhất bộc bạch: “Em mới ra Hà Nội được hơn một tuần nhưng tiêu bay 15 triệu đồng. Tiền mua đồ dùng mới để sinh hoạt hết có 4 – 5 triệu đồng còn lại em không biết là mình tiêu những gì.
Mới mua tạm được vài bộ quần áo hàng hiệu và khao bạn bè ngoài này được vài bữa. Em đóng tiền ăn mới có 10 ngày là 500.000 đồng cho bạn cùng phòng. Chắc lát nữa em phải gọi điện về xin bố thêm tiền”.
Vẫn giọng tửng tưng, cậu bạn kể tiếp: “Cấp 3 em cũng chơi bời ghê lắm. Lô đề cũng có dính tí tẹo nhưng phần lớn là đi “bao gái”. Cậu SV cười ngượng nghịu, bao gái cho to tát thế thôi chứ chủ yếu vay tiền bạn bè để tỏ ra ga – lăng với các bạn nữ, không để kém cạnh với bọn con trai cùng khối.
Cuối năm lớp 12 mà em vay nợ đến 13 triệu của bạn bè. Cuối cùng không trả nổi lại cầu cứu bố mẹ. Bố mẹ mắng, thậm chí chửi em thậm tệ nhưng rồi cuối cùng lại khăn gói đi trả nợ thay”.
Túc trực trong một quán điện thoại kiêm cầm đồ ở huyện Thường Tín, Hà Nội, chúng tôi bắt gặp một ông bố mang đến hiệu 4 chiếc Iphone dán đủ các màu sắc rồi chua chát nói với chủ quán: “Cháu xem thế nào mua lại giúp chú. Ông tướng nhà này giấu gia đình vay lãi để mua 4 cái này để đua đòi. Không chỉ thế quần áo còn mua mới la liệt ở nhà. Điện thoại dù đắt hay rẻ đều phải bán hết để trả nợ nhưng quần áo thì bán cho ai bây giờ”
Nghiêng ngả vì con
Trước cổng một trường THPT thuộc quận Đống Đa, Hà Nội một số nam sinh tóc cắt theo kiểu gọt hai bên tai, để bờm ở giữa hay dựng ngược tóc lên, tay phì phèo thuốc lá. |
Tâm sự với phóng viên, hầu như gia đình nào cũng cố gắng giữ kín không để bên ngoài biết vì sợ tin đồn làng xóm, khu phố đàm tiếu.
Gặng hỏi, thuyết phục rất lâu một vị phụ huynh (xin được giấu tên) mới tiết lộ: “Từ năm ngoái gia đình đã lao đao, suy sụp vì cậu con trai do đua bạn bè lên chùa Bộc ôn thi, đua đòi bạn bè sắm hàng hiệu rồi nợ nần chồng chất”.
Biết con chơi bời, dễ bị lôi kéo nên người cha nhất quyết không cho con đi học trên Hà Nội. Người mẹ vì thương con nên thường giấu chồng cho 100.000 đồng/lần để lo tiền xe buýt, tiền học phí tiền ăn trưa, tiền uống nước… Thấy con đi học đầy đủ tất cả các ngày đi từ sáng sớm đến 21h mới về nhà nên bác cũng mừng vì con chịu khó.
Một buổi trưa tháng 9/2011, khi đang ngồi ăn cơm một mình dưới bếp thì con trai mang về tờ giấy trong đó có ghi rõ số nợ là 21 triệu bắt buộc mai phải trả “không bọn cho vay sẽ không tha”, người mẹ như rụng rời tay chân.
Ngày đó cũng là ngày con đang cận kề những ngày ôn thi học kỳ rồi chuẩn bị cho thi tốt nghiệp lớp 12. Gặng hỏi mãi con mới khai ra là chơi lô đề gần 6 triệu phần còn lại là dùng vào mua quần áo, giầy, dép mới.
Biết bố nóng nẩy, hơn nữa hai bố con lại hay hục hặc, không hợp nhau nên người mẹ lặng lẽ đi vay hàng xóm, họ hàng để trả nợ cho con mà lòng như bị xát muối...
Theo Vietnamnet
Bình luận