(VTC News) - Chúng tự tung tự ác, coi mình như những anh hùng Lương Sơn Bạc.
Kỳ 2: Đại bản doanh vùng cửa biển
Bị săn lùng ráo riết quá, băng cướp “ngũ hổ rặng ổi” đã kéo về xã Lập Lễ (thuộc huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) lập căn cứ. Lập Lễ là xã nằm ven sông Bạch Đằng, chỗ ngã ba sông Ruột Lợn và sông Bạch Đằng. Xuôi sông Bạch Đằng ra phía cửa biển 2 km là ngã ba sông Cấm.
Đây là vùng đất ngập nước, toàn rừng sú vẹt mênh mông, xen kẽ với bãi bồi. Vùng đất này đi lại cực kỳ khó khăn. Thuyền bè không vào rừng sú vẹt được, xe cộ không qua lại được, mà máy bay có càn quét trên đầu cũng chẳng ăn thua khi toán cướp này tản mát vào rừng, lặn ngụp dưới nước, rúc vào gốc sú vẹt tua tủa rễ nằm bất động với cua cáy.
Nếu lực lượng công an, quân đội càn quét vào rừng, chúng sẽ có nhiều đường thoát thân. Chúng chỉ việc bơi sang bên kia sông Bạch Đằng là thoát sang đất Quảng Yên (Quảng Ninh), hoặc xuôi sông Bạch Đằng, sẽ ra biển, rồi lẩn trốn vào khu vực Đình Vũ tấp nập tàu thuyền, hay rẽ sang phía huyện đảo Cát Bà, rồi mất tích trong núi thẳm.
Có thể nói, khu vực rừng sú vẹt thuộc xã Lập Lễ là địa bàn trú ẩn, phòng thủ rất lợi hại. Tuy nhiên, đây cũng lại là địa bàn “làm ăn” cực kỳ thuận lợi. Con sông Bạch Đằng, sông Cấm, cảng Đình Vũ là chốn thuyền bè qua lại tấp nập, là “cửa ra vào” của phần lớn hàng hóa từ Hải Phòng và toàn miền Bắc khi đó.
Toán cướp khét tiếng “ngũ hổ rặng ổi” với vũ khí đầy mình, tha hồ tung hoành khắp sông nước, bến cảng để cướp bóc, thu “thuế”. Chúng tự tung tự ác, coi mình như những anh hùng Lương Sơn Bạc.
Khi đã giết hại nhiều người, cướp bóc tung trời, biết rằng nếu bị bắt, kiểu gì cũng tử hình, nên bọn chúng càng điên cuồng, bấp chấp tính mạng, thách thức công an.
Ông Đỗ Văn Nhật, nguyên chủ tịch UBND xã Thủy Triều cho biết, hồi đó, cứ mỗi đêm, chính quyền lại nhận được 3-4 vụ người dân trình báo bị cướp. Hầu hết các nạn nhân đều trình báo rằng, toán cướp là những kẻ mặc áo mưa kiểu bộ đội, trùm mũ len chỉ hở 2 mắt.
Chúng chạy thuyền máy, hoặc lặn ngụp dưới sông, rồi bất ngờ đột nhập lên tàu, thuyền, gí súng vào đầu khổ chủ cướp bóc sạch sẽ. Đã có nhiều chủ tàu chết mất xác, làm mồi cho cá, thậm chí bị chúng đốt tàu, nếu cố tình chống cự.
Những câu chuyện tàn ác của chúng được người dân nơi đây kể rất nhiều, thậm chí còn được thêu dệt, huyễn hoặc hóa lên.
Chẳng hạn, một đêm đi “săn”, nhưng không thấy “con mồi” nào xuất hiện trên sông, buồn quá, chúng nhảy lên con thuyền của một lão ngư nghèo kiết xác.
Lục tung thuyền chẳng thấy của nả gì đáng giá, chúng quay sang hành hạ lão ngư làm trò vui, xả cơn giận. Thấy đoạn ruột lợn chưa kịp thái, chúng gí súng vào đầu, bắt ông lão nuốt cả đoạn lòng lợn ấy.
Biết rằng không nuốt nổi, nhưng nếu không làm theo thì chúng bắn nát óc, nên ông đành nhắm mắt, nhắm mũi nuốt đoạn lòng. Nuốt mãi, đến giàn dụa nước mắt, nôn thốc nôn tháo mà không được, bọn chúng đạp ông lộn xuống sông, cười rú lên, rồi bỏ đi.
Mặc dù đám giặc cỏ sông nước này lập bản doanh ở rừng sú vẹt, cướp bóc trên sông, nhưng thi thoảng chúng vẫn mò về làng, bất chấp việc công an, dân quân săn lùng, vây bắt ráo riết.
Bà Nguyễn Thị Anh, cán bộ xã Thủy Triều, từng có bố cũng là một cán bộ xã, kể lại rằng, ngày băng cướp “ngũ hổ rặng ổi” hoành hành, làng Kinh Triều, cả xã Thủy Triều, cả vùng Thủy Nguyên lúc nào cũng như có giặc.
Mặc dù dân quân, công an phục kích, tuần tra khắp nơi, song cứ đêm xuống, dân cư trong vùng cửa đóng then cài, đèn thắp sáng choang.
Những gia đình nào nghèo thì sợ chúng “mượn” nhà làm đại bản doanh một vài ngày, còn gia đình nào có của ăn của để thì lo sợ nơm nớp.
Sau này, khi băng cướp “ngũ hổ rặng ổi” bị tiêu diệt, hàng chục gia đình mới thành thật khai báo từng nuôi giấu những tên đại ác này. Tuy nhiên, những gia đình này đều không bị khởi tố tội che giấu tội phạm, bởi họ rơi vào tình thế bắt buộc.
Nhắc lại toán cướp Phạm Văn Động, ông Nguyễn Văn N. (làng Kinh Triều) vẫn còn rùng mình sợ hãi. Ông N. nhớ lại: “Đêm hôm đó, bão chuẩn bị về Hải Phòng, gió rít rặng tre veo véo, vợ chồng con cái tôi tắt đèn ngủ sớm. Tuy nhiên, vừa chợp mắt, thì bọn cướp đạp cửa xông vào trấn áp vợ chồng tôi.
Tôi nhận ra ngay thằng Động. Nhà tôi và nhà nó còn có họ hàng xa, thế nhưng nó cũng chẳng tha. Nó gí súng vào đầu tôi, nhốt cả nhà tôi vào buồng trong. Nó bảo nó mượn nhà vài ngày.
Mấy ngày ấy, cả nhà tôi phục dịch bọn nó như người hầu. Bọn nó thằng nào thằng nấy kè kè súng ống bên mình, thắt lưng đeo lựu đạn lủng lẳng, nên gia đình tôi không ai nghĩ đến chuyện chống cự.
Buổi sáng, nó vẫn thả cho tôi đi làm, bắt vợ tôi đi chợ mua rượu, thịt nấu nướng phục vụ chúng nó. Mấy đứa con tôi chúng nó nhốt trong nhà. Chỉ cần hành tung của chúng nó bị lộ, chúng nó sẽ giết mấy đứa trẻ, vì thế, vợ chồng tôi buộc phải đảm bảo bí mật tuyệt đối cho chúng nó”.
Đã có một người, là ông Nguyễn Văn Được, suýt mất mạng vì “tội” truy hô bọn cướp khi chúng mò về làng.
Theo lời ông Đỗ Văn Nhật, đêm đó, toán cướp mò về làng, tính chọn nhà ông Được làm đại bản doanh, trú ẩn trong những ngày mưa bão. Tuy nhiên, khi tên Động vừa nhảy vào vườn, nhác thấy bóng đen, ông Được đã tri hô.
Tưởng rằng tên trộm sẽ bỏ chạy vì làng xóm và công an sẽ xông đến vây ráp, tuy nhiên, hắn lạnh lùng giương khẩu AK rải nguyên một loạt đạn về phía phát ra tiếng tri hô. Biết không có phục kích và chủ nhà đã trúng đạn, chúng lạnh lùng rút đi, biến mất trong bóng đêm.
Cả làng Kinh Triều bị đánh thức bởi loạt đạn chiu chíu, găm vào tường chát chúa. Tuy nhiên, người dân đóng chặt cửa, không dám ra ngoài, bởi ai cũng biết rằng mấy anh em Phạm Văn Động đã mò về.
Chỉ đến khi không thấy động tĩnh gì, nghe thấy tiếng ông Được kêu cứu, thì xóm làng mới xúm đến đưa ông Được đi cấp cứu. Một viên đạn trúng bụng, khiến ruột ông Được sổ ra ngoài. May mắn là ông Được vẫn giữ được tính mạng.
Còn tiếp…
Phong Nguyệt
Kỳ 2: Đại bản doanh vùng cửa biển
Bị săn lùng ráo riết quá, băng cướp “ngũ hổ rặng ổi” đã kéo về xã Lập Lễ (thuộc huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) lập căn cứ. Lập Lễ là xã nằm ven sông Bạch Đằng, chỗ ngã ba sông Ruột Lợn và sông Bạch Đằng. Xuôi sông Bạch Đằng ra phía cửa biển 2 km là ngã ba sông Cấm.
Đây là vùng đất ngập nước, toàn rừng sú vẹt mênh mông, xen kẽ với bãi bồi. Vùng đất này đi lại cực kỳ khó khăn. Thuyền bè không vào rừng sú vẹt được, xe cộ không qua lại được, mà máy bay có càn quét trên đầu cũng chẳng ăn thua khi toán cướp này tản mát vào rừng, lặn ngụp dưới nước, rúc vào gốc sú vẹt tua tủa rễ nằm bất động với cua cáy.
Nếu lực lượng công an, quân đội càn quét vào rừng, chúng sẽ có nhiều đường thoát thân. Chúng chỉ việc bơi sang bên kia sông Bạch Đằng là thoát sang đất Quảng Yên (Quảng Ninh), hoặc xuôi sông Bạch Đằng, sẽ ra biển, rồi lẩn trốn vào khu vực Đình Vũ tấp nập tàu thuyền, hay rẽ sang phía huyện đảo Cát Bà, rồi mất tích trong núi thẳm.
Băng cướp "ngũ hổ rặng ổi" đã lấy rừng sú vẹt xã Lập Lễ làm đại bản doanh |
Có thể nói, khu vực rừng sú vẹt thuộc xã Lập Lễ là địa bàn trú ẩn, phòng thủ rất lợi hại. Tuy nhiên, đây cũng lại là địa bàn “làm ăn” cực kỳ thuận lợi. Con sông Bạch Đằng, sông Cấm, cảng Đình Vũ là chốn thuyền bè qua lại tấp nập, là “cửa ra vào” của phần lớn hàng hóa từ Hải Phòng và toàn miền Bắc khi đó.
Toán cướp khét tiếng “ngũ hổ rặng ổi” với vũ khí đầy mình, tha hồ tung hoành khắp sông nước, bến cảng để cướp bóc, thu “thuế”. Chúng tự tung tự ác, coi mình như những anh hùng Lương Sơn Bạc.
Khi đã giết hại nhiều người, cướp bóc tung trời, biết rằng nếu bị bắt, kiểu gì cũng tử hình, nên bọn chúng càng điên cuồng, bấp chấp tính mạng, thách thức công an.
Ông Đỗ Văn Nhật, nguyên chủ tịch UBND xã Thủy Triều cho biết, hồi đó, cứ mỗi đêm, chính quyền lại nhận được 3-4 vụ người dân trình báo bị cướp. Hầu hết các nạn nhân đều trình báo rằng, toán cướp là những kẻ mặc áo mưa kiểu bộ đội, trùm mũ len chỉ hở 2 mắt.
Chúng chạy thuyền máy, hoặc lặn ngụp dưới sông, rồi bất ngờ đột nhập lên tàu, thuyền, gí súng vào đầu khổ chủ cướp bóc sạch sẽ. Đã có nhiều chủ tàu chết mất xác, làm mồi cho cá, thậm chí bị chúng đốt tàu, nếu cố tình chống cự.
Ông Đỗ Văn Nhật, nguyên chủ tịch UBND xã Thủy Triều kể lại chuyện băng cướp "ngũ hổ rặng ổi" |
Những câu chuyện tàn ác của chúng được người dân nơi đây kể rất nhiều, thậm chí còn được thêu dệt, huyễn hoặc hóa lên.
Chẳng hạn, một đêm đi “săn”, nhưng không thấy “con mồi” nào xuất hiện trên sông, buồn quá, chúng nhảy lên con thuyền của một lão ngư nghèo kiết xác.
Lục tung thuyền chẳng thấy của nả gì đáng giá, chúng quay sang hành hạ lão ngư làm trò vui, xả cơn giận. Thấy đoạn ruột lợn chưa kịp thái, chúng gí súng vào đầu, bắt ông lão nuốt cả đoạn lòng lợn ấy.
Biết rằng không nuốt nổi, nhưng nếu không làm theo thì chúng bắn nát óc, nên ông đành nhắm mắt, nhắm mũi nuốt đoạn lòng. Nuốt mãi, đến giàn dụa nước mắt, nôn thốc nôn tháo mà không được, bọn chúng đạp ông lộn xuống sông, cười rú lên, rồi bỏ đi.
Video bắt giang hồ cộm cán
Mặc dù đám giặc cỏ sông nước này lập bản doanh ở rừng sú vẹt, cướp bóc trên sông, nhưng thi thoảng chúng vẫn mò về làng, bất chấp việc công an, dân quân săn lùng, vây bắt ráo riết.
Bà Nguyễn Thị Anh, cán bộ xã Thủy Triều, từng có bố cũng là một cán bộ xã, kể lại rằng, ngày băng cướp “ngũ hổ rặng ổi” hoành hành, làng Kinh Triều, cả xã Thủy Triều, cả vùng Thủy Nguyên lúc nào cũng như có giặc.
Mặc dù dân quân, công an phục kích, tuần tra khắp nơi, song cứ đêm xuống, dân cư trong vùng cửa đóng then cài, đèn thắp sáng choang.
Những gia đình nào nghèo thì sợ chúng “mượn” nhà làm đại bản doanh một vài ngày, còn gia đình nào có của ăn của để thì lo sợ nơm nớp.
Bà Nguyễn Thị Anh, cán bộ xã Thủy Triều cho biết, ngày băng cướp “ngũ hổ rặng ổi” hoành hành, cả vùng Thủy Nguyên lúc nào cũng như có giặc. |
Sau này, khi băng cướp “ngũ hổ rặng ổi” bị tiêu diệt, hàng chục gia đình mới thành thật khai báo từng nuôi giấu những tên đại ác này. Tuy nhiên, những gia đình này đều không bị khởi tố tội che giấu tội phạm, bởi họ rơi vào tình thế bắt buộc.
Nhắc lại toán cướp Phạm Văn Động, ông Nguyễn Văn N. (làng Kinh Triều) vẫn còn rùng mình sợ hãi. Ông N. nhớ lại: “Đêm hôm đó, bão chuẩn bị về Hải Phòng, gió rít rặng tre veo véo, vợ chồng con cái tôi tắt đèn ngủ sớm. Tuy nhiên, vừa chợp mắt, thì bọn cướp đạp cửa xông vào trấn áp vợ chồng tôi.
Tôi nhận ra ngay thằng Động. Nhà tôi và nhà nó còn có họ hàng xa, thế nhưng nó cũng chẳng tha. Nó gí súng vào đầu tôi, nhốt cả nhà tôi vào buồng trong. Nó bảo nó mượn nhà vài ngày.
Mấy ngày ấy, cả nhà tôi phục dịch bọn nó như người hầu. Bọn nó thằng nào thằng nấy kè kè súng ống bên mình, thắt lưng đeo lựu đạn lủng lẳng, nên gia đình tôi không ai nghĩ đến chuyện chống cự.
Buổi sáng, nó vẫn thả cho tôi đi làm, bắt vợ tôi đi chợ mua rượu, thịt nấu nướng phục vụ chúng nó. Mấy đứa con tôi chúng nó nhốt trong nhà. Chỉ cần hành tung của chúng nó bị lộ, chúng nó sẽ giết mấy đứa trẻ, vì thế, vợ chồng tôi buộc phải đảm bảo bí mật tuyệt đối cho chúng nó”.
Đã có một người, là ông Nguyễn Văn Được, suýt mất mạng vì “tội” truy hô bọn cướp khi chúng mò về làng.
Theo lời ông Đỗ Văn Nhật, đêm đó, toán cướp mò về làng, tính chọn nhà ông Được làm đại bản doanh, trú ẩn trong những ngày mưa bão. Tuy nhiên, khi tên Động vừa nhảy vào vườn, nhác thấy bóng đen, ông Được đã tri hô.
Tưởng rằng tên trộm sẽ bỏ chạy vì làng xóm và công an sẽ xông đến vây ráp, tuy nhiên, hắn lạnh lùng giương khẩu AK rải nguyên một loạt đạn về phía phát ra tiếng tri hô. Biết không có phục kích và chủ nhà đã trúng đạn, chúng lạnh lùng rút đi, biến mất trong bóng đêm.
Cả làng Kinh Triều bị đánh thức bởi loạt đạn chiu chíu, găm vào tường chát chúa. Tuy nhiên, người dân đóng chặt cửa, không dám ra ngoài, bởi ai cũng biết rằng mấy anh em Phạm Văn Động đã mò về.
Chỉ đến khi không thấy động tĩnh gì, nghe thấy tiếng ông Được kêu cứu, thì xóm làng mới xúm đến đưa ông Được đi cấp cứu. Một viên đạn trúng bụng, khiến ruột ông Được sổ ra ngoài. May mắn là ông Được vẫn giữ được tính mạng.
Còn tiếp…
Phong Nguyệt
Bình luận