Ông Đỗ Văn Nhật, nguyên Chủ tịch UBND xã Thủy Triều (Thủy Nguyên, Hải Phòng) cho biết, sở dĩ toán cướp “ngũ hổ rặng ổi” hoành hành mấy năm liền không bị tóm, là vì hành tung của chúng xuất quỷ nhập thần, cứ như bóng ma trong vùng.
Ngoài ra, việc không nhận dạng được chúng cũng gây khó khăn cho công tác truy bắt. Một số cán bộ địa phương biết rõ mặt, nhưng không dám ra mặt truy bắt, vì sợ chúng trả thù, giết hại cả nhà một cách tàn độc. Lực lượng chìm tăng cường từ huyện và thành phố thì không biết mặt chúng, nên rất nhiều lần để sống chúng.
Có lần, nhận được tin Phạm Văn Động về làng, trú ẩn tại nhà một người quen biết, các trinh sát đã tiến hành bao vây. Người này vốn qua lại với Động, nhưng đã được chính quyền thuyết phục, cảm hóa thành người cấp tin.
Tuy nhiên, khi lực lượng trinh sát áp sát nhà, thấy chủ nhà thay đổi sắc mặt, Động nảy sinh nghi ngờ. Ngó ra ngoài cửa sổ, thấy trinh sát tiến vào, hắn liền nhanh trí xông ra ngoài hô hoán: “Nó ở trong nhà, vào bắt nó đi”.
Các trinh sát không biết mặt Động, nên xông vào trấn áp chủ nhà. Khi hiểu ra sự việc, hắn đã mất dạng.
Vùng rừng sú vẹt, nơi những tên cướp ẩn náu |
Lúc đó, ông Nhật rơi vào cảnh ngàn cân treo sợ tóc. Nếu nhận vàng thì không được, còn không nhận thì hắn có thể giết ông ngay lúc đó. Ông Nhật đã phải mềm mỏng, xuống nước, khuyên hắn nên ra chính quyền trình diện, để hưởng khoan hồng. Không có lý do gì để giết ông Nhật, hắn lủi thủi bỏ đi.
Tuy nhiên, hôm sau hắn bố trí điểm đón lõng để giết hại ông và các cán bộ chủ chốt của xã. Biết rằng, đêm đó ông Nhật, cùng ông Kế (bí thư) và ông Thõng (trưởng công an xã) và các cán bộ họp bàn phương án truy bắt băng cướp này, hắn cùng đồng bọn trèo lên cây thị ở giữa làng, nơi các ông thường đi qua.
Lúc chuẩn bị đi họp ở địa điểm bí mật, không hiểu linh tính mách bảo thế nào, ông Nhật nhất quyết đi đường khác, dù xa hơn và tối hơn. Sau này, khi băng cướp bị tiêu diệt, một tên trong toán cướp đã khai rằng, chính hắn cùng Phạm Văn Động và đồng bọn đã đón lõng ở ngã ba. Bọn chúng ngồi trên ngọn cây, ôm cả túi lựu đạn, chỉ chờ ông Nhật và các lãnh đạo xã đi qua là quăng xuống.
Sau một thời gian nằm im, vào những ngày đầu năm 1984, băng cướp “ngũ hổ rặng ổi” đột nhiên hoạt động mạnh mẽ. Chúng vác súng AK đi gõ cửa từng nhà để tịch thu tài sản. Dọc khu vực bến phà Rừng có mấy chục gia đình bị chúng đột nhập vơ vét.
Ban chuyên án nhận định bọn chúng đang gom tiền bạc một cách liều lĩnh và manh động để trốn ra nước ngoài, nên quyết tâm phải tóm chúng bằng mọi giá. Nếu chúng trốn ra nước ngoài thành công, thì xương máu 5 cán bộ chiến sĩ, và rất nhiều máu, nước mắt của người vô tội đổ xuống một cách vô ích.
Nhận được tin báo đêm giao thừa 1984, Phạm Văn Động sẽ về nhà đón giao thừa, thắp hương cho tổ tiên, ban chuyên án đã quyết định vào cuộc. Một tổ lính đặc công được tăng cường cùng với các trinh sát công an được điều động về làng Kinh Triều bài binh bố trận đón lõng chúng. Vũ khí được trang bị tận răng. Thậm chí, ban chuyên an bố trí cả B40 để quyết tiêu diệt bằng được toán cướp này.
Một tên giang hồ đất Cảng bị tóm |
Chờ tên Động rơi vào ổ phục kích, các đơn vị sẽ chiếu đèn pin kêu gọi hắn đầu hàng. Tuy nhiên, khi đèn pin vừa bật lên, chưa kịp phát lời kêu gọi, hắn đã rút súng. Nhưng súng của hắn chưa kịp rời mạng sườn, một viên đạn đã găm trúng đầu, kết liễu tên ác ôn này.
Biết Động đã mất mạng, hai tên Đông và Tú tìm đường thoát thân. Bọn chúng nhảy lên một chiếc xe tải, uy hiếp lái xe chở chúng ra tận Hạ Long. Chúng cướp thuyền của một ngư dân để trốn ra vịnh Hạ Long.
Hai tên sống trên con thuyền này hai ngày liền. Chúng cưỡng ép chủ thuyền nấu nướng phục vụ chúng. Hai tên này còn sử dụng chiếc thuyền đó đột nhập các con tàu tiến hành cướp bóc trên biển.
Khi đã gom đủ tiền, hai tên tính bài vượt biển sang Hồng Kông. Thế nhưng, phía ngoài vịnh Hạ Long, hàng chục con tàu, ca nô của lực lượng cảnh sát, quân đội, biên phòng tuần tiễu ngày đêm, kiểm tra bất cứ phương tiện đường thủy nào nghi vấn.
Không ra biển được, bọn chúng lần mò ven biển quay lại bãi sú vẹt dọc sông Bạch Đằng, quay về đại bản doanh của chúng. Quá trình lần theo chúng, lực lượng trinh sát phát hiện hai tên này mò đến nhà người quen của tên Tú ở huyện Yên Hưng.
Tuy nhiên, trong nhà có đông người đang ăn uống, nên lực lượng trinh sát không dám tấn công, mà ém quân chờ thời cơ. Khoảng 10 giờ đêm mùng 3 Tết, Đông và Tú đã mò ra ngoài vườn đi tiểu.
Giang hồ Hải Phòng bị tóm gọn |
Các trinh sát bố trí ở nhiều điểm bất ngờ trước hành động của chúng, nên cũng đồng loạt nổ súng. Vì đêm tối, nhìn không rõ người, nên đạn cứ vãi bừa bãi.
Bắn xong, không thấy động tĩnh gì, các trinh sát đã tiếp cận mục tiêu. Tuy nhiên, không thấy xác hai tên đâu. Các trinh sát lần theo dấu máu truy kích chúng.
Lần dọc cánh đồng thì dẫn đến một túp lều của người trông coi ao cá. Các trinh sát đang tiếp cận, thì một ông lão đi ra. Các trinh sát đã đã “bắt cóc” được ông lão này.
Theo lời ông lão, thì hai tên vừa đột nhập vào lều. Một tên bị trúng đạn vào đùi, máu chảy rất nhiều. Trời rét quá, lại bị ướt, nên chúng bắt ông lấy rạ đốt lửa sưởi ấm cho chúng. Ông lão vừa ra ngoài thì giáp mặt các trinh sát.
Các trinh sát đã bắc loa gọi chúng đầu hàng để hưởng khoan hồng. Tuy nhiên, đáp lại lời kêu gọi là những loạt đạn khô khốc, khạc lửa từ phía căn lều rách.
Biết rằng bọn chúng sẽ cố thủ đến chết, nên ban chuyên án quyết định nổ súng tiêu diệt chúng. Hai quả B40 chống tăng rít veo véo rồi hạ cánh trúng căn lều. Căn lều bằng gianh bốc cháy ngùn ngụt. Đạn súng và lựu đạn hai tên cướp mang theo nổ đùng đoàng. Hai tên cướp bị ngọn lửa thiêu cháy đen, không còn nhận ra hình hài nữa.
Những tên đầu sỏ của “ngũ hổ rặng ổi” đã bị tiêu diệt. Những tên còn lại, đám lâu la đứa bị bắt, đứa bị bắn chết. Vùng Thủy Nguyên, con sông Bạch Đằng, sông Cấm, cảng Đình Vũ được bình yên một thời gian khá dài.
Dương Thụy Bình
Bình luận