Đừng thả nilông
Thông điệp của các tình nguyện viên trên cầu Long Biên (Hà Nội).
Trong ngày 23 tháng Chạp, các tình nguyện viên còn có xô để tập trung cá của người dân và xuống gần chân cầu thả giúp. “Việc này không chỉ góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường mà còn đảm bảo cơ hội sống sót cho cá khi được thả xuống sông, thay vì thả từ trên cao”, Hoàng Thị Thương (ĐH Y Hà Nội), thành viên chiến dịch chia sẻ.
Lẫn lộn vui - Buồn
Để chuẩn bị cho chiến dịch, các thành viên trong ban điều hành đã lên kế hoạch từ hơn hai tháng trước, từ việc chuẩn bị hình ảnh, làm biển đến việc tuyển tình nguyện viên. Cả nhóm cũng đã có những buổi gặp mặt để tập huấn các tình huống và kỹ năng truyền đạt, thuyết phục…
Các thành viên đang đi học, đi làm và ở cách xa nhau. Phương tiện di chuyển chủ yếu của các thành viên là xe buýt và đi bộ. Nhiều thành viên là sinh viên như Hoàng Thị Thương, Hồng Vi đều một buổi đi học, một buổi tham gia.
Với những người đi làm, như Mạnh Cường thì xin nghỉ phép. “Mình hiện làm ở công ty chuyên về IT. Để tham gia tình nguyện trong hai ngày 22, 23/1 mình đã lên kế hoạch và xin nghỉ phép trước đó một tuần”, Cường nói.
Trong những ngày hoạt động tình nguyện, các thành viên “Đường Táo quân” đều rất hào hứng và có thêm động lực khi được nhiều người dân chia sẻ, động viên và tin tưởng. Hồng Vi (Sinh viên năm nhất ĐH Kinh tế quốc dân) kể:
“Sáng 22/1 có một anh đã ủng hộ các bạn tình nguyện trên cầu Long Biên hai thùng nước đóng hộp. Anh ấy chỉ nói: “Các bạn làm tình nguyện không phải vì danh lợi nên mình cũng xin không giới thiệu về họ tên”.
Có người dân còn hỏi thời gian làm việc của nhóm để ủng hộ nước uống và nhiều suất cơm trưa; hỗ trợ thùng các-tông để làm biển, ưu tiên in ảnh.
Bình luận