(VTC News) - “Mọi người về nhà đếm thử xem ở tập 4 và tập 5 bộ phim “Bali Story” (Câu chuyện đảo Bali) lần lượt có tất cả bao nhiêu lần ăn cơm”. Bài tập vừa được đưa ra, các sinh viên trong lớp không khỏi ngạc nhiên.
Mới đây, các sinh viên chuyên ngành phát thanh truyền hình Đại học Hồ Bắc, Trung Quốc có nhận được một bài tập ngoại khóa: “Khái luận về ngành phát thanh truyền hình”, với nội dung là đếm xem cảnh ăn uống xuất hiện bao nhiêu lần trong bộ phim “Bali Story”.
Rất nhiều sinh viên ngạc nhiên vì đây là lần đầu tiên họ biết đến bài tập dạng này.
Sinh viên Lưu Hiểu Hồng nghe xong than thở: “Xem phim truyền hình mà với mục đích như thế này thì thật là đau khổ!”.
Nhiều sinh viên khác thì cảm thấy quá kì quái, thi nhau đoán dụng ý của giảng viên ra bài tập này.
Chủ nhân của bài giảng, giảng viên Vương Tỉnh lý giải, nội dung truyền hình có hay hay không phải được thể hiện thông qua sự thể nghiệm của những người đương thời. Chủ đề lớn cũng phải được hiển thị thông qua những thứ vụn vặt.
Để minh họa thêm cho lập luận này, bà nói, khi so sánh sự khác biệt giữa truyền hình phương Đông với phương Tây, bà đã phát hiện thấy trên truyền hình châu Á, cảnh quay chiếm nhiều trong các cảnh sinh hoạt thường ngày chính là các bữa ăn. Còn trên truyền hình các nước Âu-Mỹ thì lại là các cảnh làm tình.
Vương Tỉnh còn kể thời mình là học sinh, có một bài tập đặc biệt khiến cho bà nhớ mãi. Thầy giáo không hề nói rõ lí do trước, bắt học sinh chuẩn bị một màn quảng cáo mà mình thích nhất, sau đó lại bắt họ chụp hình giống như quảng cáo.
Một nam học sinh lựa chọn quảng cáo của một hãng tất giấy, ai ngờ sau đó bị yêu cầu phải đi “tất nịt đen” khiến cho cả trường quay cười vỡ bụng.
“Bằng việc tái hiện những cảnh có trong quảng cáo lần ấy, chúng tôi đã lĩnh hội được một cách sâu sắc thế nào là sự chân thực khách quan và sự chân thực môi giới” - Giảng viên Vương Tỉnh nói.
Một bài tập kì lạ là đếm bữa ăn trong một bộ phim truyền hình |
Rất nhiều sinh viên ngạc nhiên vì đây là lần đầu tiên họ biết đến bài tập dạng này.
Sinh viên Lưu Hiểu Hồng nghe xong than thở: “Xem phim truyền hình mà với mục đích như thế này thì thật là đau khổ!”.
Nhiều sinh viên khác thì cảm thấy quá kì quái, thi nhau đoán dụng ý của giảng viên ra bài tập này.
Chủ nhân của bài giảng, giảng viên Vương Tỉnh lý giải, nội dung truyền hình có hay hay không phải được thể hiện thông qua sự thể nghiệm của những người đương thời. Chủ đề lớn cũng phải được hiển thị thông qua những thứ vụn vặt.
Để minh họa thêm cho lập luận này, bà nói, khi so sánh sự khác biệt giữa truyền hình phương Đông với phương Tây, bà đã phát hiện thấy trên truyền hình châu Á, cảnh quay chiếm nhiều trong các cảnh sinh hoạt thường ngày chính là các bữa ăn. Còn trên truyền hình các nước Âu-Mỹ thì lại là các cảnh làm tình.
Vương Tỉnh còn kể thời mình là học sinh, có một bài tập đặc biệt khiến cho bà nhớ mãi. Thầy giáo không hề nói rõ lí do trước, bắt học sinh chuẩn bị một màn quảng cáo mà mình thích nhất, sau đó lại bắt họ chụp hình giống như quảng cáo.
Một nam học sinh lựa chọn quảng cáo của một hãng tất giấy, ai ngờ sau đó bị yêu cầu phải đi “tất nịt đen” khiến cho cả trường quay cười vỡ bụng.
“Bằng việc tái hiện những cảnh có trong quảng cáo lần ấy, chúng tôi đã lĩnh hội được một cách sâu sắc thế nào là sự chân thực khách quan và sự chân thực môi giới” - Giảng viên Vương Tỉnh nói.
Tâm Tâm
Bình luận