Truyền thuyết "Sự tích Táo quân" có nhiều dị bản nhưng cốt truyện nhìn chung để ngợi ca tình yêu, tình cảm gia đình khăng khít. Sau đây là một trong những dị bản của "Sự tích Táo quân".
![]() |
Sự tích "Táo quân" và phong tục cúng ông Công, ông Táo |
Theo truyền thuyết, xưa có hai vợ chồng nghèo, mâu thuẫn trong cuộc sống nên phải bỏ nhau. Sau này người vợ lấy chồng mới, còn người chồng cũ vẫn nghèo khó.
Trong một lần đi xin ăn, tình cờ anh ta gặp lại người vợ cũ và được hậu đãi. Không may, người chồng cũ uống quá say nên không thể đi về trong lúc đó người chồng mới cũng đã về đến đầu ngõ. Sợ chồng mới về nghi ngờ, người vợ đã giấu chồng cũ trong đống rơm trước nhà. Trong lúc vô ý, đống rơm bốc cháy thiêu chết người chồng cũ trong đó.
Người vợ vì ân hận đã đâm đầu vào đống lửa chết, người chồng mới cảm thương chết theo.
Ngọc Hoàng cảm kích phong cho ba người làm Táo quân - Vua Bếp. Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình thường mua hai mũ ông, một mũ bà và ba con cá chép để cúng với quan niệm rằng, Táo quân cưỡi cá chép về chầu trời, tâu với Ngọc hoàng mọi việc trong năm, cầu may mắn.
Người vợ vì ân hận đã đâm đầu vào đống lửa chết, người chồng mới cảm thương chết theo.
Ngọc Hoàng cảm kích phong cho ba người làm Táo quân - Vua Bếp. Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình thường mua hai mũ ông, một mũ bà và ba con cá chép để cúng với quan niệm rằng, Táo quân cưỡi cá chép về chầu trời, tâu với Ngọc hoàng mọi việc trong năm, cầu may mắn.
Sự tích Táo quân (Nguồn: HTV7)
Theo tục cổ truyền của người Việt thì Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng là 3 cỗ "đầu rau" hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa.
Táo quân cũng còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ nơi gia đình mình cư ngụ và thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà.
Vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân sẽ cưỡi cá chép lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Ngọc Hoàng Thượng đế (hay ông Trời).
Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.
Táo quân cũng còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ nơi gia đình mình cư ngụ và thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà.
Vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân sẽ cưỡi cá chép lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Ngọc Hoàng Thượng đế (hay ông Trời).
Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.
Hoàng Anh (tổng hợp)
Bình luận