Mấy ngày nay, ngành y tế “dậy sóng” phẫn nộ khi biết chuyện một bác sỹ và điều dưỡng của Bệnh viện Đa khoa Phú Yên bị Hội đồng thi hành án tử hình của tỉnh này yêu cầu gắn kim tiêm vào tĩnh mạch tử tù để thi hành án tử.
Bác sĩ T bức xúc nói: “Nhiệm vụ của bác sĩ được giao là để cứu người chứ đâu ai quy định để xử tử tù”.
Thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc ở Mỹ. (Ảnh minh họa) |
Chắc tổ chức, cá nhân nào đã lợi dụng các bác sỹ làm việc đó chứ trong các quy định có ép họ phải tiêm thuốc thi hành án tử tù đâu. Đó là việc của công an chứ?!”
Ông Quốc Anh nhấn mạnh, thiên chức của bác sỹ là cứu người còn việc thi hành án tử hình là trách nhiệm của công an. Tuy nhiên, chọn ai và thực hiện như thế nào lại tùy thuộc vào quyết định của lãnh đạo ngành công an.
“Tôi cho rằng không thể và không được ép buộc các bác sỹ làm việc đó, nhưng nếu tỉnh nào đó có quy định như vậy thì tôi miễn bình luận. Dù gì thì một khi đã chọn người ta làm việc đó phải qua chọn lựa của cơ quan công an. Công an sẽ xét duyệt từng người, tùy từng trường hợp chứ không thể tùy tiện ép buộc bác sỹ làm chuyện đó được”, Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam bức xúc nêu quan điểm.
|
“Thế nên đương nhiên người ta sẽ chọn người thi hành án trong số các bác sỹ mà chủ yếu sẽ là các bác sỹ ở ngoài vì ngành công an làm sao có đủ bác sỹ để làm những việc ấy. Nhưng tuyệt đối không thể ép buộc người ta tiêm thuốc”, ông Anh nhấn mạnh.
Chia sẻ với bác sỹ L.C.T và điều dưỡng N.N.T của khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (bệnh viện Đa khoa Phú Yên) – những người chưa hết ám ảnh sau vụ việc vừa qua, ông Quốc Anh nhắn nhủ: “Vẫn biết bác sỹ là để cứu người, nhưng khi đã được cơ quan công an chọn lựa giao nhiệm vụ như trên thì các bác sỹ vẫn phải làm. Hãy coi đó là một nhiệm vụ”.
Ông Anh từ chối bình luận về trách nhiệm của những người có liên quan trong vụ việc này.
“Không chấp nhận được!”
Trao đổi với VTC News, một vụ trưởng thuộc Bộ Y tế khẳng định: Theo luật, bác sỹ không phải tiêm thuốc cho tử tù. Bác sỹ có thể hỗ trợ xác định tĩnh mạch còn việc bấm nút bơm thuốc thì bên công an phải làm.
Theo vị vụ trưởng này, nếu việc tiêm thuốc độc tử hình do nhân viên y tế thực hiện thụ động là tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch tử tù thì là không thể chấp nhận được bởi trách nhiệm của nhân viên y tế là chăm sóc sức khỏe người dân và cứu chữa người bệnh.Một tử tù thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc. |
Mà khi được yêu cầu đi công tác, cả bác sỹ và điều dưỡng đều không biết việc phải làm là xác định tĩnh mạch tử tù nên phản ứng như vậy là đúng.
Họ đã không được giao việc này ngay từ đầu mà đến nơi mới biết, thậm chí, được nhận yêu cầu bằng miệng.
Theo Nghị định 82/2011/NĐ-CP quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc có quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan thi hành án hình sự công an cấp tỉnh là “Lập đội thi hành án tử hình làm nhiệm vụ trực tiếp thi hành án tử hình gồm đội trưởng và các tổ; áp giải, xác định tĩnh mạch và tiêm thuốc”.
Như vậy, nhiệm vụ xác định tĩnh mạch và tiêm thuốc là thuộc đội thi hành án tử hình. Từ đây, GS Kính cho rằng cần phải xem xét bác sỹ T. có tên trong đội thi hành án tử hình hay không?
Cũng trong Nghị định 82/2011/NĐ-CP quy định: “Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện bước xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm. Trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án để yêu cầu bác sỹ hỗ trợ xác định tĩnh mạch”.
GS Kính đặt câu hỏi: Khi thực hiện tiêm thuốc cho tử tù, cán bộ trong đội thi hành án đã xác định tĩnh mạch chưa mà yêu cầu đến bác sỹ T. làm. Vì theo quy định chỉ khi không xác định được tĩnh mạch mới nhờ đến bác sỹ.
Tiếp theo, cần phải làm rõ việc “bác sỹ hỗ trợ xác định tĩnh mạch” có phải là chỉ cho người khác thấy tĩnh mạch hay phải chọc kim vào được tính mạch để người khác truyền thuốc?
Một câu hỏi đặt ra là, tại sao cần bác sỹ hỗ trợ xác định tĩnh mạch mà không phải là điều dưỡng vì việc này điều dưỡng có thể thực hiện được?
GS Kính nói: “Quy định cần bác sỹ nên phải theo chứ xét về nghiệp vụ thì điều dưỡng hoàn toàn có thể làm được. Hơn nữa, tại sao không cử các bác sỹ của bên công an mà lại cử bác sỹ dân sự đi. Bên bệnh viện của Bộ Công an cũng có bác sỹ gây mê hồi sức và gây mê chống độc. Bác sỹ trong ngành này gần với việc thi hành án hơn bác sỹ, điều dưỡng ở các bệnh viện dân sự.
Bên công an nên sử dụng “người trong nhà” trước rồi hãy dùng đến người ngoài. Bác sỹ trong ngành công an sẽ thực hiện theo mệnh lệnh cấp trên của ngành công an. Bên thi hành án không thể có lệnh với bên dân sự được”
Về việc có nên tuyển riêng đội ngũ bác sỹ cho hoạt động thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc, GS Kính cho rằng: Đội thi hành án của công an có thể tuyển 1 đội ngũ lưu động chuyên làm việc này. Khi đó, họ không bị ám ảnh như các bác sỹ dân sự.
Được biết mới đây Bộ Y tế đã có ý kiến yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Phú Yên làm báo cáo lên Bộ về sự việc này để giải quyết.Minh Quân
- Nguyễn Tâm
Bình luận