Xue Yinxian, cựu phụ trách y tế của đoàn vận động viên thể dục dụng cụ Trung Quốc trong những năm 1980 nói rằng chất kích thích và hormon tăng trưởng người đã được sử dụng chính thức như một phần của “hoạt động huấn huyện khoa học” khi Trung Quốc đang muốn vươn lên thành quyền lực thể thao.
"Chuyện phổ biến trong những năm 1980” – bà nói với tờ Sydney Morning Herald – “Người ta phải chấp nhận chuyện đó.”
Xue cho biết các vận động viên thường không rõ họ bị tiêm thứ gì và nhiên viên y tế nào từ chối tham gia chương trình sẽ lập tức bị thay thế.
Các vận động viên và huấn luyện viên đều phải tuyên thệ trước quốc kỳ rằng sẽ thi đấu trung thực (Nguồn: AFP)
Bắc Kinh nói rằng họ đã xóa sạch hoạt động này kể từ giải vô địch bơi lội thế giới 1994, khi Trung Quốc khiến cả thế giới ngỡ ngàng vì thu về 12 huy chương vàng, làm dấy lên những nghi vấn dùng doping.
Cuối năm đó, 7 vận động viên đã có kết quả dương tính với chất kích thích tại Asian Games ở Hiroshima, vốn khiến đội tuyển hao mòn lực lượng tới mức họ chỉ giành đúng 1 huy chương vàng bơi lội tại Olympic Atlanta 1996.
Nhưng sự sụt giảm này chỉ là tạm thời và năm 1998, Trung Quốc đã trở lại, cho tới khi có 4 vận động viên khác được phát hiện dương tính với chất kích thích. Người ta cũng phát hiện hormone tăng trưởng người trong hành lý của một vận động viên bơi lội tại giải vô địch bơi lội diễn ra cùng năm đó ở Perth, Australia.
Các vận động viên đua xe đạp và cử tạ cũng thường xuyên cho kết quả dương tính với chất kích thích trong các sự kiện thể thao.
Những tấm HCV của Trung Quốc luôn bị đặt nghi vấn
Xue nói rằng bà đã tham gia một cuộc chiến không thể thắng chống lại nạn dùng chất kích thích khi đó. Bà cho biết giới chức thể thao hàng đầu đất nước đã tuyên bố trong một cuộc họp hồi tháng 10/1978 rằng thuốc tăng cường khả năng của con người là điều mới mẻ và nên được tận dụng.
"Ông ấy lấy ví dụ rằng một người phụ nữu có thể dùng các miếng tampon trong những kỳ kinh để tiếp tục tập luyện” – bà kể – “Điều tương tự cũng diễn ra với hormone tăng trưởng, được ông này mô tả là một phương thức huấn luyện khoa học. Bất kỳ ai không sử dụng sẽ bị trừng phạt hoặc chỉ trích”.
Trước Olympic London, báo chí Trung Quốc nói rằng các vận động viên và huấn luyện viên đều phải tuyên thệ trước quốc kỳ rằng sẽ thi đấu trung thực.
Trước khi tới Thế Vận hội, nhiều vận động viên Trung Quốc đã tránh ăn thịt vì sợ rằng thịt bò, lợn và cừu trong nước có thể nhiễm các tạp chất như clenbuterol, vốn giúp tạo thịt nạc và cơ bắp ở động vật, nhưng là chất bị cấm.
Ít nhất 196 vận động viên tại Trung tâm Thể thao quốc gia dưới nước Trung Quốc, vốn phụ trách hoạt động bơi lội, lặn và các môn thể thao nước khác, đã không ăn thịt trong nhiều tuần trước Thế Vận hội.
Theo Vietnamplus
Bình luận