• Zalo

Bác sĩ lập đơn vị chuyên điều trị tim mạch đầu tiên ở nước ta là ai?

Tin tứcThứ Sáu, 16/02/2024 07:16:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Vị bác sĩ này có nhiều đóng góp cho ngành y tế Việt Nam từ những ngày đầu cách mạng, có công lớn thành lập nên đơn vị điều trị tim mạch đầu tiên ở nước ta.

Bác sĩ lập đơn vị chuyên điều trị tim mạch đầu tiên ở nước ta là ai? - 1

1. Bác sĩ lập đơn vị chuyên điều trị tim mạch đầu tiên ở nước ta là ai?

  • A

    Giáo sư Đặng Văn Chung

    Theo web Viện tim mạch Việt Nam, Giáo sư Đặng Văn Chung sinh năm 1913 tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Ông là nhà Lâm sàng học, sư phạm Y học kiệt xuất.
    Năm 1933, ông thi đỗ vào trường Đại học Y Dược Đông Dương, sau đó 4 năm tiếp tục thi đỗ kỳ thi tuyển bác sĩ nội trú, làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai. Ông là một trong những bác sĩ tham gia xây dựng ngành y tế Việt Nam từ những ngày đầu cách mạng cùng với GS Tôn Thất Tùng, GS Đỗ Xuân Hợp, GS Hồ Đắc Di, GS Nguyễn Trinh Cơ.
    Năm 1959, với sự gợi ý của Bộ trưởng Y tế Phạm Ngọc Thạch, giáo sư Chung là người đầu tiên xây dựng ngành Tim mạch học Việt Nam và ngày nay trở thành Viện Tim mạch Quốc gia.
    Ông cũng là người đầu tiên ở Đông Dương phát hiện ra bệnh hạ đường huyết do u tuyến tụy tạng và nhiều bệnh hiếm gặp ở nước ta thời bấy giờ như bệnh giãn động mạch phổi bẩm sinh, u tuyến thượng thận, bệnh gout, bệnh tiểu đường.

  • B

    Giáo sư Tôn Thất Tùng

  • C

    Giáo sư Đỗ Xuân Hợp

  • D

    Giáo sư Hồ Đắc Di

Bác sĩ lập đơn vị chuyên điều trị tim mạch đầu tiên ở nước ta là ai? - 2

2. Trong hoàn cảnh khó khăn của những năm chiến tranh, ông đã làm gì để giúp đỡ ngành y tế?

  • A

    Tham gia các cuộc biểu tình

  • B

    Làm việc tại các bệnh viện lớn ở thành phố

  • C

    Giảng dạy tại Đại học Y Hà Nội

  • D

    Xây dựng trường Y - Dược kháng chiến

    Ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ (19/12/1946), giáo sư Đặng Văn Chung cùng giáo sư Hồ Đắc Di lên xây dựng trường Y giữa núi rừng Việt Bắc, vừa duy trì việc dạy học cho các sinh viên, vừa phục vụ các đơn vị bộ đội trên các chiến trường.
    Năm 1954, giáo sư Đặng Văn Chung được trao nhiệm vụ xây dựng bộ môn Nội. trường Đại học Y Hà Nội - giảng dạy đào tạo các thế hệ thầy thuốc, tổng Khoa Nội bệnh viện Bạch Mai, trực tiếp khám chữa bệnh cho nhân dân.
    Giáo sư cũng từng xin thôi chức Phó hiệu trưởng trường Đại học Y Dược Hà Nội, chỉ đảm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Bộ môn Nội nhằm tập trung chuyên tâm vào việc đào tạo giảng dạy và khám chữa bệnh cho nhân dân.

Bác sĩ lập đơn vị chuyên điều trị tim mạch đầu tiên ở nước ta là ai? - 3

3. Cuốn sách nào của ông được coi là "sách gối đầu giường" của sinh viên y khoa?

  • A

    Bệnh học Nội khoa

  • B

    Điều trị học

  • C

    Cả hai đáp án trên

    Trong bài viết của GS.TS Ngô Quý Châu nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố giáo sư Đặng Văn Chung viết, trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn và thiếu thốn của những năm 1970 của thế kỷ trước, giáo sư Chung dành nhiều công sức và trí tuệ để viết 2 cuốn “Bệnh học Nội khoa”, “Điều trị học” cũng như hàng loạt tài liệu giảng dạy, công trình nghiên cứu khoa học có giá trị.
    Những cuốn sách này chứa đựng những kiến thức và kinh nghiệm lâm sàng cực kỳ quý giá, được coi như “sách gối đầu giường” của nhiều thế hệ sinh viên y khoa. Các cuốn sách đó vẫn được các thế hệ thầy trò các bộ môn hệ nội cập nhật và sử dụng giảng dạy.

Bác sĩ lập đơn vị chuyên điều trị tim mạch đầu tiên ở nước ta là ai? - 4

4. Đề xuất nổi tiếng trong giảng dạy của giáo sư Đặng Văn Chung là?

  • A

    Sinh viên trường Y bắt buộc phải học 6 năm

  • B

    Sinh viên trường Y phải có lực học giỏi trở lên

  • C

    Sinh viên trường Y không được khóc trước bệnh nhân

  • D

    Sinh viên trường Y phải học thuộc lời thề Hippocrates

    Giáo sư Đặng Văn Chung được đánh giá là nhà sư phạm kiệt xuất. Tác phong sư phạm của ông không chỉ ở tính triết lý hay thuyết giáo mà ở ngay tính cách mẫu mực thị phạm trong công việc khám chữa bệnh hàng ngày cho bệnh nhân.
    Giáo sư chính là người đề xuất: sinh viên trường Y tốt nghiệp phải học thuộc lời thề Hippocrates để trau dồi Y đức.
    Thầy dành thời gian hướng dẫn uốn nắn sinh viên, bác sĩ trẻ từ cách hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng tỷ mỷ và có hệ thống như cách khám bụng, khám hạch, không bỏ qua bất kỳ chi tiết nào liên quan đến người bệnh, làm bệnh án, đến lập luận chẩn đoán, chỉ định các xét nghiệm và diễn giải kết quả xét nghiệm.
    Trong các bài giảng hay lúc khám chữa bệnh, giáo sư Đặng Văn Chung luôn căn dặn, giảng giải cho sinh viên về đạo đức nghề nghiệp, và làm gương qua thái độ mẫu mực, tận tụy của với người bệnh. Không chỉ đơn thuần khám, chữa bệnh cho bệnh nhân mà ông luôn căn dặn sinh viên quan tâm đến hoàn cảnh khó khăn của người bệnh để có thể chia sẻ bớt phần nào mối lo toan của họ. 

 

Bác sĩ lập đơn vị chuyên điều trị tim mạch đầu tiên ở nước ta là ai? - 5

5. Giáo sư Đặng Văn Chung qua đời năm bao nhiêu?

  • A

    Năm 1997

  • B

    Năm 1998

  • C

    Năm 1999

    Ngày 24/2/1999 giáo sư Đặng Văn Chung qua đời vì bệnh nan y. Ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch.
    Năm 2000, giáo sư Đặng Văn Chung được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về “Cụm công trình nghiên cứu nội khoa”. Ông có những cống hiến vô cùng to lớn, có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thầy thuốc và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

  • D

    Năm 2000

NHƯ LOAN
Bình luận
vtcnews.vn