1. Ai là ông tổ nền y dược cổ truyền Việt Nam?
- A
Tuệ Tĩnh
Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu là Hồng Nghĩa, sinh năm 1330, người làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, Cẩm Giàng, Hải Dương).
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, Tuệ Tĩnh sống ở thời nhà Trần. Nổi tiếng với khẩu hiệu "Nam dược trị Nam nhân", tức thuốc của người Nam chữa bệnh cho người Nam. Ông được hậu thế suy tôn là ông thánh của ngành thuốc Nam, ông tổ ngành dược, người mở đầu nền y dược cổ truyền Việt Nam.
Lê Hữu Trác, Trần Độc, Nguyễn Trực cũng là những cái tên có đóng góp lớn cho nền y học dân tộc nhưng các ông là thế hệ sau Tuệ Tĩnh và đã kế thừa xuất sắc sự nghiệp "Nam dược trị Nam nhân" của Tuệ Tĩnh. - B
Lê Hữu Trác
- C
Trần Độc
- D
Nguyễn Trực
2. Năm 22 tuổi, ông đậu Thái học sinh dưới triều vua Trần Dụ Tông nhưng không ra làm quan mà ở lại chùa đi tu, đúng hay sai?
- A
Đúng
Mồ côi cha mẹ từ lúc 6 tuổi, Nguyễn Bá Tĩnh được các nhà sư chùa Hải Triều và chùa Giao Thủy nuôi ăn học. Năm 22 tuổi, ông đậu Thái học sinh dưới triều vua Trần Dụ Tông nhưng không ra làm quan mà ở lại chùa đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Những ngày đi tu cũng là những ngày ông chuyên học thuốc, làm thuốc, chữa bệnh cứu người.
Theo cuốn Tuệ Tĩnh và nền y dược cổ truyền Việt Nam, Tuệ Tĩnh không chữa bệnh cho dân bằng phù chú mê tín dị đoan, đề cao đại giáo mà thiếu bảo đảm tính mạng cho nhân dân. Ông chủ trương chữa bệnh theo gốc, tập trung sưu tầm nghiên cứu y dược để phòng bệnh và chữa bệnh, giúp mọi người khỏe mạnh sống lâu, vượt lên trên mọi thần quyền phù phép.
Tuệ Tĩnh tu sửa, xây dựng 24 ngôi chùa. Kết hợp với việc giảng kinh và cửu tế của nhà chùa, ông đã tổ chức những cơ sở chữa bệnh làm phúc để cứu độ thế ở những chùa này. Ông trồng cây và chế thuốc để phát cho bệnh nhân, huấn luyện y học cho tăng đồ, sưu tầm những cây thuốc, phương thuốc trong dân gian để nghiên cứu rồi truyền bá cho nhân dân áp dụng. - B
Sai
3. Cuốn sách y học nổi tiếng nhất của danh y Tuệ Tĩnh để lại cho hậu thế?
- A
Nam dược thần hiệu
- B
Phú Thuốc Nam
- C
Hồng Nghĩa giác tư y thư
- D
Cả 3 đáp án trên
Theo ghi chép của sách Tuệ Tĩnh và nền y dược cổ truyền Việt Nam, danh y Tuệ Tĩnh tổng hợp y dược dân tộc cổ truyền trong bộ "Nam dược thần hiệu" gồm các phương pháp chữa bệnh bằng thuốc, ăn uống, châm cứu, xoa bóp…, chia làm 10 khoa. Bộ sách này còn bao gồm môn thuốc chữa cho gia súc.
Bộ Hồng nghĩa giác tư y thư (hai quyển), trước gọi là Thập tam phương gia giảm, được biên soạn bằng thơ Nôm, trong đó Bản thảo 500 vị thuốc Nam được viết bằng thơ Nôm Đường luật rất súc tích và bài Phú thuốc Nam 630 vị được diễn bằng quốc âm.
Ngày nay, những tác phẩm này cùng các phương pháp chữa bệnh đơn giản mà Tuệ Tĩnh tổng lại vẫn được lưu truyền, giúp nhân dân biết dùng cây cỏ sẵn có để làm thuốc, chữa những bệnh thông thường.
4. Tuệ Tĩnh từng bị bắt đi cống cho nước nào?
- A
Ai Lao
- B
Chiêm Thành
- C
Nhà Minh (Trung Quốc)
Những ngày đi tu cũng là những ngày ông chuyên học thuốc, làm thuốc, chữa bệnh cứu người. Năm 55 tuổi (1385), với trí tuệ uyên bác trong ngành y thuật của mình, Tuệ Tĩnh bị đưa đi cống cho triều đình nhà Minh. Sang Trung Quốc, ông vẫn làm thuốc, nổi tiếng, được vua Minh phong là Đại y Thiền sư.
- D
Miến Điện
5. Tuệ Tĩnh mất ở đâu?
- A
Việt Nam
- B
Trung Quốc
Tuệ Tĩnh mất ở Giang Nam, Trung Quốc nhưng không rõ năm nào. Bia văn chỉ làng Nghĩa Phú (do Nguyễn Danh Nho soạn năm 1697) cùng các tư liệu khác ở địa phương đều ghi như vậy.
Để vinh danh ông, nhiều nơi đặt tượng thờ. Nhiều tỉnh thành có đường, phố được đặt theo tên của ông như Hà Nội, TP.HCM, Hải Dương, Nghệ An... - C
Lào
- D
Pháp
6. Trên bia mộ của ông có viết dòng chữ gì?
- A
Nam dược trị Nam nhân
- B
Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
- C
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình
- D
Ai về nước Nam cho tôi về với
Tuệ Tĩnh xót thương cho số phận của mình và luôn đau đáu nỗi niềm một ngày được quay lại quê hương, thoát khỏi cảnh đất khách quê người. Ông đã khóc trong lễ nhậm chức của mình tại triều đình nhà Minh và cho tới ngày nay, trên bia mộ của ông vẫn còn dòng chữ "Ai về nước Nam cho tôi về với".
Năm 1690 tiến sĩ Nguyễn Danh Nho đi sứ sang Trung Hoa, tình cờ thấy mộ Tuệ Tĩnh, nhận ra là người cùng làng. Cảm động với lời nhắn gửi thiết tha của vị danh y, tiến sĩ Nguyễn Danh Nho đã sao chép bia mộ và tạc khắc bia đá mang về quê Hải Dương bây giờ.
Bình luận