Theo kết quả chụp CT scanner, cả bệnh nhi Lý Thị M. (9 tuổi) và Lý Thị H. (10 tuổi) ở xóm Lũng Khỉnh, xã Đa Thông, huyện Thông Nông, đều có hiện tượng phù não lan tỏa và hạ đường máu.
Ông Lục Văn Đại cũng cho biết, hiện kết quả của mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và tổ chức điều tra Giám sát tại cộng đồng vẫn chưa gửi lên. Như vậy, nguyên nhân gây viêm não - màng não của 2 bệnh nhi này vẫn còn là một ẩn số.
Còn BS Phương Đức Cù, Giám đốc bệnh viện ĐK tỉnh Cao Bằng cho biết, sáng nay, bệnh nhi Lý Văn Trường (7 tuổi) đã được xuất viện. Bé hoàn toàn khỏe mạnh và được đại diện Tỉnh đoàn đón về tận nhà.
Trước đó, cả 2 bệnh nhi M. và H. đều nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, da tái, chi lạnh, 2 tay duỗi cứng, huyết áp không đo được... buộc phải thở máy. Mặc dù được truyền đường glucose, truyền kháng sinh, thuốc vận mạch... nhưng sau hơn 3 ngày điều trị, tiên lượng nặng thêm nên gia đình đã xin đưa bệnh nhi về nhà và cả 2 tử vong lúc 15h10 ngày 13/6.
Viêm màng não là hiện tượng viêm của màng não dẫn đến các triệu chứng màng não (như đau đầu, cứng gáy, sợ ánh sáng) và tăng số lượng bạch cầu trong dịch não tủy.
Viêm màng não có thể do các tác nhân nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng. Các tác nhân không nhiễm trùng hay gặp là thuốc (thuốc chống viêm không steroid, kháng sinh) và bệnh ung thư biểu mô.
Viêm não (encephalitis), một tình trạng viêm của nhu mô não, biểu hiện bằng sự rối loạn chức năng thần kinh-tâm thần khu trú hoặc lan tỏa.
Video: Thực hư chuyện ăn vải bị viêm não Nhật Bản
Nguyên nhân của viêm não thường gặp nhất là nhiễm virus. Một số ví dụ điển hình là do herpes virus; do arbovirus lây truyền do muỗi, bét hoặc các côn trùng khác; bệnh dại gây nên do vết cắn của một số động vật nhiễm bệnh như chó, mèo.
Trên phương diện dịch tễ học cũng như sinh lý bệnh, viêm não được phân biệt với viêm màng não thông qua khám xét lâm sàng và cận lâm sàng mặc dù hai thể bệnh này điều có những triệu chứng của tình trạng viêm màng não như sợ ánh sáng, nhức đầu hay cứng cổ.
Bình luận