(VTC News) – Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết sau quá trình thẩm định, cuốn giáo trình tiếng Nga của bà giáo Nga sẽ được đưa vào giảng dạy, tập huấn cho giáo viên, sinh viên Việt Nam.
Như VTC News đã đưa tin, bà giáo Nga hơn 90 tuổi của những học trò Việt nổi tiếng, trong đó có nguyên PTT Vũ Khoan dành dụm lương hưu ít ỏi làm giáo trình tiếng Nga tặng Việt Nam, nhưng một số cán bộ ĐSQ Việt Nam tại Liên bang Nga tắc trách, không chuyển số sách đó về Việt Nam, làm tổn thương tình cảm của bà giáo Nga.
Đồng thời với việc gửi phản ánh tới ĐSQ Việt Nam tại Liên bang Nga, báo điện tử VTC News tiếp tục gửi thông tin vụ việc tới lãnh đạo Bộ GD-ĐT.
Ngay sau khi VTC News phản ánh, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã chỉ đạo các đơn vị liên quan nhanh chóng giải quyết vụ việc trong thẩm quyền cho phép.
Sáng 19/11, trao đổi với VTC News, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết đã giao cho Phân viện Pushkin (Cục đào tạo với nước ngoài, Bộ GD-ĐT) nghiên cứu, thẩm định để đưa vào giảng dạy cho các giáo viên tập huấn tại Phân viện Pushkin.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng cho biết thêm, theo Luật giáo dục đại học đã được ban hành, giáo trình sẽ do các học viện, trường đại học tự thẩm định và đưa vào giảng dạy.
Đối với cuốn giáo trình Tiếng Nga do bà giáo Korchikova Sofia viết, các trường có thể tự thẩm định, từ đó có thể quyết định chỉnh sửa, bổ sung hoặc giữ nguyên nội dung giáo trình cho phù hợp với trình độ đào tạo.
“Các học viện, các trường đại học có thể tự quyết định số lượng bản in, cách thức sử dụng cuốn giáo trình này”, Thứ trưởng Bùi Văn Ga thông tin.
Chia sẻ về câu chuyện bà giáo Nga nhân hậu viết giáo trình tiếng Nga cho sinh viên Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Vang, Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT) rất cảm động và trân trọng tâm huyết của bà giáo Nga.
Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh từ VTC News, lãnh đạo Cục đào tạo với nước ngoài đã chỉ đạo cho Phân viện Pushkin nghiên cứu, thẩm định, để đưa vào làm tài liệu giảng dạy, tập huấn cho các giáo viên Việt Nam dạy tiếng Nga.
Trong phần thẩm định, TS Nguyễn Thu Đạt, Phó Giám đốc Phân viện Pushkin (Cục đào tạo với nước ngoài, Bộ GD-ĐT) cho biết PGS.TS Korchikova Sophia đã có nhiều năm kinh nghiệm dạy tiếng Nga cho người nước ngoài. Bà là tác giả của nhiều cuốn sách và giáo trình tiếng Nga từ năm 1969 đến nay.
Cuốn sách “Làm quen” được xuất bản lần đầu năm 2011 và tái bản lần 2 vào năm 2014, in rõ ràng trên giấy đẹp, được cấu tạo từ 22 bài học dành cho học viên, từ điển đính kèm và phần hướng dẫn sử dụng dành cho giáo viên.
Tác giả viết cuốn sách chủ yếu dành cho đối tượng người học là Việt Nam, có tính đến các lỗi ngữ pháp thường gặp ở học viên người Việt khi học tiếng Nga.
TS Nguyễn Thu Đạt cũng khẳng định: “Cuốn sách này hoàn toàn có thể sử dụng tốt để tham khảo (cùng với giáo trình chính) trong quá trình giảng dạy ở năm học dự bị (học tiếng Nga) để chuẩn bị cho việc tiếp tục theo ở các trường đại học hoặc làm việc ở Liên bang Nga; hoặc sử dụng như giáo trình chính với điều kiện phải bổ sung thêm các đoạn hội thoại (rất cần thiết cho giao tiếp), các bảng biểu ngữ pháp cụ thể hơn (giúp cho học viên dễ hiểu và nắm chắc ngữ pháp cơ bản) và các hình minh họa (một phần của giáo cụ trực quan trong giảng dạy)”.
TS Nguyễn Thu Đạt cũng cho biết thêm, nếu học viên học tiếng Nga với mục đích để thi lấy chứng chỉ A1, A2, B1 (theo khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ Châu Âu) thì sẽ gặp khó khăn nếu sử dụng cuốn sách này như giáo trình chính.
Bên cạnh đó, Phân viện Pushkin đã tham khảo cả ý kiến của chuyên gia người Nga đang công tác tại Phân viện để nhận xét về cuốn giáo trình.
“Hiện đã có nhiều đơn vị đang giảng dạy tiếng Nga muốn có cuốn sách để tham khảo và sử dụng”, TS Nguyễn Thu Đạt cho biết.
Bình luận về sự việc, PGS.TS Trần Quang Bình, Phó Hiệu trưởng, kiêm Trưởng Khoa tiếng Nga ĐH Hà Nội cho biết rất quý trọng tấm lòng của bà giáo người Nga dành cho học sinh, sinh viên, giáo viên Việt Nam.
PGS Bình khẳng định nếu nhận được cuốn giáo trình, nhà trường sẽ tiến hành lập hội đồng thẩm định để sớm đưa cuốn giáo trình vào giảng dạy cho sinh viên.
Trong khi đó, TS Đinh Thị Thu Huyền, Trưởng khoa tiếng Nga (ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN) cho biết đã nhận được 18 cuốn giáo trình do lãnh đạo ĐHQGHN gửi xuống.
Tuy nhiên, do đang trong thời điểm giữa học kỳ nên lãnh đạo khoa tiếng Nga chưa thẩm định được nội dung cuốn sách giáo trình của bà giáo người Nga.
Trước đó, như VTC News đã đưa tin, Bà Sofia Korchikova, Phó Giáo sư - Phó Tiến sỹ Ngôn ngữ học, cô giáo đầu tiên của 100 “hạt giống đỏ” được cử sang Liên Xô đào tạo từ năm 1954 đã tự bỏ những đồng lương hưu còm cõi để viết giáo trình học tiếng Nga cho người Việt.
Cũng chỉ với những đồng lương hưu còm cõi ấy, bà còn kỳ công thuê nghệ sĩ nổi tiếng đọc các bài đối thoại, in đĩa kèm theo sách, được 200 cuốn.
Bà viết thư cho đại sứ Việt Nam tại Nga về nguyện vọng tặng sách và nhờ chuyển về Việt Nam 100 cuốn kèm đĩa cho sinh viên. Đại sứ quán Việt Nam đã cho người đến nhà bà lấy sách mang đi, nhưng không ai trả lời bà về số phận những quyển sách đó.
Như VTC News đã đưa tin, bà giáo Nga hơn 90 tuổi của những học trò Việt nổi tiếng, trong đó có nguyên PTT Vũ Khoan dành dụm lương hưu ít ỏi làm giáo trình tiếng Nga tặng Việt Nam, nhưng một số cán bộ ĐSQ Việt Nam tại Liên bang Nga tắc trách, không chuyển số sách đó về Việt Nam, làm tổn thương tình cảm của bà giáo Nga.
Đồng thời với việc gửi phản ánh tới ĐSQ Việt Nam tại Liên bang Nga, báo điện tử VTC News tiếp tục gửi thông tin vụ việc tới lãnh đạo Bộ GD-ĐT.
Ngay sau khi VTC News phản ánh, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã chỉ đạo các đơn vị liên quan nhanh chóng giải quyết vụ việc trong thẩm quyền cho phép.
Bà giáo Sofia Korchikova |
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng cho biết thêm, theo Luật giáo dục đại học đã được ban hành, giáo trình sẽ do các học viện, trường đại học tự thẩm định và đưa vào giảng dạy.
Đối với cuốn giáo trình Tiếng Nga do bà giáo Korchikova Sofia viết, các trường có thể tự thẩm định, từ đó có thể quyết định chỉnh sửa, bổ sung hoặc giữ nguyên nội dung giáo trình cho phù hợp với trình độ đào tạo.
“Các học viện, các trường đại học có thể tự quyết định số lượng bản in, cách thức sử dụng cuốn giáo trình này”, Thứ trưởng Bùi Văn Ga thông tin.
Phân viện Pushkin (Cục đào tạo với nước ngoài, Bộ GD-ĐT) đã thẩm định về cuốn giáo trình của bà giáo Nga hoàn toàn có thể sử dụng được ở Việt Nam(Ảnh: Phạm Thịnh) |
Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh từ VTC News, lãnh đạo Cục đào tạo với nước ngoài đã chỉ đạo cho Phân viện Pushkin nghiên cứu, thẩm định, để đưa vào làm tài liệu giảng dạy, tập huấn cho các giáo viên Việt Nam dạy tiếng Nga.
Trong phần thẩm định, TS Nguyễn Thu Đạt, Phó Giám đốc Phân viện Pushkin (Cục đào tạo với nước ngoài, Bộ GD-ĐT) cho biết PGS.TS Korchikova Sophia đã có nhiều năm kinh nghiệm dạy tiếng Nga cho người nước ngoài. Bà là tác giả của nhiều cuốn sách và giáo trình tiếng Nga từ năm 1969 đến nay.
Cuốn sách “Làm quen” được xuất bản lần đầu năm 2011 và tái bản lần 2 vào năm 2014, in rõ ràng trên giấy đẹp, được cấu tạo từ 22 bài học dành cho học viên, từ điển đính kèm và phần hướng dẫn sử dụng dành cho giáo viên.
Tác giả viết cuốn sách chủ yếu dành cho đối tượng người học là Việt Nam, có tính đến các lỗi ngữ pháp thường gặp ở học viên người Việt khi học tiếng Nga.
TS Nguyễn Thu Đạt cũng khẳng định: “Cuốn sách này hoàn toàn có thể sử dụng tốt để tham khảo (cùng với giáo trình chính) trong quá trình giảng dạy ở năm học dự bị (học tiếng Nga) để chuẩn bị cho việc tiếp tục theo ở các trường đại học hoặc làm việc ở Liên bang Nga; hoặc sử dụng như giáo trình chính với điều kiện phải bổ sung thêm các đoạn hội thoại (rất cần thiết cho giao tiếp), các bảng biểu ngữ pháp cụ thể hơn (giúp cho học viên dễ hiểu và nắm chắc ngữ pháp cơ bản) và các hình minh họa (một phần của giáo cụ trực quan trong giảng dạy)”.
TS Nguyễn Thu Đạt cũng cho biết thêm, nếu học viên học tiếng Nga với mục đích để thi lấy chứng chỉ A1, A2, B1 (theo khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ Châu Âu) thì sẽ gặp khó khăn nếu sử dụng cuốn sách này như giáo trình chính.
Bên cạnh đó, Phân viện Pushkin đã tham khảo cả ý kiến của chuyên gia người Nga đang công tác tại Phân viện để nhận xét về cuốn giáo trình.
“Hiện đã có nhiều đơn vị đang giảng dạy tiếng Nga muốn có cuốn sách để tham khảo và sử dụng”, TS Nguyễn Thu Đạt cho biết.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan (ngoài cùng bên phải) và bà giáo Sofia Korchikova (ngoài cùng bên trái) trong buổi truyền hình trực tiếp "Thầy trò ngày gặp lại" ngày 17/1/2010 tại Hà Nội |
PGS Bình khẳng định nếu nhận được cuốn giáo trình, nhà trường sẽ tiến hành lập hội đồng thẩm định để sớm đưa cuốn giáo trình vào giảng dạy cho sinh viên.
Trong khi đó, TS Đinh Thị Thu Huyền, Trưởng khoa tiếng Nga (ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN) cho biết đã nhận được 18 cuốn giáo trình do lãnh đạo ĐHQGHN gửi xuống.
Tuy nhiên, do đang trong thời điểm giữa học kỳ nên lãnh đạo khoa tiếng Nga chưa thẩm định được nội dung cuốn sách giáo trình của bà giáo người Nga.
Bà Sofia Korchikova và người học trò Nguyễn Thúy Toàn gặp lại nhau vào tháng 9 năm nay. |
Cũng chỉ với những đồng lương hưu còm cõi ấy, bà còn kỳ công thuê nghệ sĩ nổi tiếng đọc các bài đối thoại, in đĩa kèm theo sách, được 200 cuốn.
Bà viết thư cho đại sứ Việt Nam tại Nga về nguyện vọng tặng sách và nhờ chuyển về Việt Nam 100 cuốn kèm đĩa cho sinh viên. Đại sứ quán Việt Nam đã cho người đến nhà bà lấy sách mang đi, nhưng không ai trả lời bà về số phận những quyển sách đó.
Video: Bà Sofia Korchikova gặp lại các học trò cũ ở Việt Nam
Trong lần trao đổi qua điện thoại với VTC News, vẫn bằng giọng nói đầy nhiệt huyết, bà Sofia Korchikova nói bà "tâm nguyện sẽ sang tổ chức tập huấn cuốn giáo trình mới cho các giáo viên Việt Nam, nhưng do không nhận được phản hồi" từ phía Đại sứ quán nên bà đành ở lại.
Bà Sofia Korchikova từng hai lần sang Việt Nam vào các năm 2007, 2010 để gặp gỡ những học trò cũ của mình, trong đó có nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, dịch giả Thúy Toàn v.v.
Bà giáo hơn 90 tuổi nói với VTC News rằng bà cảm thấy “vô cùng buồn bã và thất vọng” khi công trình tâm huyết cho người Việt Nam bị rơi vào quên lãng.
Tại Nga, bà Sofia được coi là chuyên gia uy tín bậc nhất trong việc giảng dạy tiếng Nga, đặc biệt là dạy tiếng Nga cho người Việt bởi hàng chục năm kinh nghiệm của bà từ thời Liên Xô (cũ) đến nay.
Phạm Thịnh- Văn Việt - Việt Hùng - Thùy Linh
Bình luận