Những gì xảy ra ngày hôm nay vẫn sẽ là bất tử: Atletico đã đẩy chính bản thân đến một giới hạn không tưởng, trước khi sụp đổ vào phút bù giờ thứ ba.
Rất nhiều người có thể sẽ quên Atletico Madrid sau trận chung kết đêm qua. Vài năm nữa, đội hình này có thể chỉ còn một nửa, một phần ba, thậm chí là biến mất, còn HLV Diego Simeone sẽ cầm một đội hàng đầu châu Âu, và cũng không còn thời gian hoài niệm nữa. Nhưng những gì xảy ra ngày hôm nay vẫn sẽ là bất tử: Atletico đã đẩy chính bản thân đến một giới hạn không tưởng, trước khi sụp đổ vào phút bù giờ thứ ba.
Những gì diễn ra sau đó, có lẽ không còn có nhiều ý nghĩa nữa. 90 + 2 phút trước khi Real gỡ hòa có lẽ là khoảng thời gian mà Atletico đã đốt cháy đến cạn kiệt năng lượng của họ mùa này. Khi Angel Di Maria đi bóng như một cơn lũ quét qua hàng phòng ngự Atletico rồi sút bóng cho Gareth Bale đá bồi ghi bàn nâng tỉ số lên 2-1, đó là lúc hy vọng của Atletico trút hơi thở cuối cùng. Qua 90 + 2 phút ấy, Atletico đã dốc vốn, và sau đó, chẳng còn gì nữa.
David suýt đẩy Goliath xuống vực
Quay trở lại thời điểm trước trận chung kết. Arda Turan và Diego Costa đã chạy đua để cố bình phục chấn thương, nhưng rốt cục, chỉ có Costa ra sân, và anh cũng chỉ chơi được 9 phút mà thôi. Đó là một quyết định lạ lùng, thậm chí hơi nghiệp dư của Diego Simeone: Cho một cầu thủ chắc chắn chưa bình phục chấn thương ra sân. Nhưng đó cũng là quyết định cho thấy cái gan lì và bướng bỉnh đến cố chấp đã làm nên Atletico mùa này.
Đội bóng áo đỏ trắng đã bước vào trận chung kết với một đội hình kiệt quệ và có hai cầu thủ tối quan trọng dính chấn thương. Real Madrid, ngược lại, đến Lisbon với năng lượng dồi dào nhờ đội hình xoay vòng tốt.
Hãy thử so sánh, tính riêng ở Liga, ngoại trừ thủ môn Thibaut Courtois, với 3330 phút ra sân, thì có 8 cầu thủ Atletico đã chơi trên 2800 phút, là hậu vệ phải Juanfran (3150), tiền vệ Gabi (3134), trung vệ Diego Godin (3060), tiền đạo Diego Costa (2958), trung vệ Miranda (2880), hậu vệ trái Filipe Luis (2880) và tiền vệ Koke (2807). Trong khi đó, không tính thủ môn Diego Lopez (3240), không có cầu thủ Real nào chơi quá 2800 phút ở Liga, và Karim Benzema, người ra sân nhiều nhất ở Liga, cũng chỉ chơi 2767 phút.
Ở Champions League mùa này, ngoài Iker Casillas (1125), thì Cristiano Ronaldo là người ra sân nhiều nhất cho Madrid, với 993 phút, và phía sau anh lần lượt là Pepe (973), Luka Modric (971), Sergio Ramos (921) và Karim Benzema (912).v.v
Atletico thì có đến 5 cầu thủ đã chơi trên 1000 phút ở Champions League mùa này, với thứ tự như sau: Trung vệ Miranda (1200), tiền vệ Gabi (1110), hậu vệ Juanfran (1110), thủ môn Thibaut Courtois (1110) và tiền vệ Koke (1092).
Tức là khi Miranda, người đã ra sân với tổng số phút mùa này lên đến 4260 phút, theo kèm Ronaldo (3943), trung vệ người Brazil đã đeo thêm một cục chì “nặng” đến 317 phút, là chênh lệch số phút thi đấu mùa này giữa hai người.
Nhưng Miranda đã phong tỏa Ronaldo thật sự thành công và rốt cục thì cầu thủ người Bồ chỉ có thể ghi được một bàn trên chấm phạt đền, khi Atletico đã đi quá giới hạn chịu đựng của họ và biến thành một cái xác cho Real hành hạ vào cuối hiệp phụ thứ hai. Đáng ra với sự chênh lệch thể lực khủng khiếp giữa hai đội, Madrid phải giành được chiến thắng sớm hơn, và thuyết phục hơn.
Nhưng Atletico đã đẩy đội bóng áo trắng đến bên bờ vực và chỉ cần thêm một cái rướn nhẹ người nữa thôi, họ đã đẩy giấc mơ Decima xuống vực thẳm. Cái rướn người cuối cùng ấy đã không bao giờ đến, dù nó chỉ mỏng manh như sợi tóc, và đó là sự nghiệt ngã của bóng đá.
Nếu đồng hồ bù giờ của trọng tài chỉ vặn hơn hai phút một chút, Atletico có thể đã làm nên lịch sử, và thật sự là họ xứng đáng làm nên lịch sử. Nhưng để đẩy Madrid đến bên bờ sinh tử, Atletico đã đốt cạn năng lượng của họ và khi mà đội bóng áo trắng đứng vững ở thời khắc then chốt, thì chính đội quân của Simeone sẽ gục ngã.
Cái kết bi tráng
Nhưng cách họ sụp đổ, dù tan nát và đau đớn, vẫn rất bi tráng. Đó là cái chết của kẻ đã tự đẩy mình đến giới hạn và gục ngã vì sự can trường, gan lì và bướng bỉnh đến cố chấp của chính mình, chứ không hẳn vì đối thủ quá hay. Madrid đã chơi một trận không tồi, nhưng ba bàn cuối cùng của họ là những cú đánh vào một cái xác đã không còn năng lượng. Atletico đã chấp nhận một canh bạc tất tay, và sau cú đánh đầu của Sergio Ramos, họ không còn khả năng chống trả nữa.
Nhưng để khuất phục một đội bóng vĩ đại nhường ấy, Madrid cũng chứng minh rằng họ xứng đáng với Decima. Họ vượt lên sau khi bị dẫn bàn. Họ bế tắc vì lối chơi khoa học và gan lì của đối phương, nhưng không mất kiên nhẫn. Họ dồn dập ra đòn, chờ cho cái mai nứt ra, rồi tan vỡ. Để san bằng cách biệt với Atletico là một thử thách lớn: Trước đó, trong 6 trận dẫn bàn từ hiệp một ở Champions League, Atletico đều toàn thắng. Giờ thì họ đã thua, dưới tay Real.
Chức vô địch được tạo ra bởi những con người vĩ đại luôn biết cách vượt qua chính mình: HLV Carlo Ancelotti đã trở thành người thứ hai sau Sir Bob Paisley giành 3 Cúp C1/Champions League. Madrid là đội bóng đầu tiên chọc thủng lưới Atletico 4 bàn mùa này. Gareth Bale, bản hợp đồng chịu rất nhiều sự hoài nghi, đã ghi bàn trong cả hai trận chung kết của Madrid mùa này, vào lưới Barcelona ở Cúp Nhà Vua và vào lưới Atletico đêm qua.
Phút 90 + 3 đêm qua, chúng ta nhìn thấy cái bi tráng trong sự sụp đổ của một Atletico can trường và bướng bỉnh, nhưng đồng thời cũng nhìn thấy một Madrid vĩ đại và kiên cường không kém. Phút giây mà cả hai đều đã tự nhủ: Đá hết mình đi, rồi nhắm mắt cũng được…
Phạm An (TTVH)
Tiago buồn bã sau thất bại |
Những gì diễn ra sau đó, có lẽ không còn có nhiều ý nghĩa nữa. 90 + 2 phút trước khi Real gỡ hòa có lẽ là khoảng thời gian mà Atletico đã đốt cháy đến cạn kiệt năng lượng của họ mùa này. Khi Angel Di Maria đi bóng như một cơn lũ quét qua hàng phòng ngự Atletico rồi sút bóng cho Gareth Bale đá bồi ghi bàn nâng tỉ số lên 2-1, đó là lúc hy vọng của Atletico trút hơi thở cuối cùng. Qua 90 + 2 phút ấy, Atletico đã dốc vốn, và sau đó, chẳng còn gì nữa.
David suýt đẩy Goliath xuống vực
Quay trở lại thời điểm trước trận chung kết. Arda Turan và Diego Costa đã chạy đua để cố bình phục chấn thương, nhưng rốt cục, chỉ có Costa ra sân, và anh cũng chỉ chơi được 9 phút mà thôi. Đó là một quyết định lạ lùng, thậm chí hơi nghiệp dư của Diego Simeone: Cho một cầu thủ chắc chắn chưa bình phục chấn thương ra sân. Nhưng đó cũng là quyết định cho thấy cái gan lì và bướng bỉnh đến cố chấp đã làm nên Atletico mùa này.
Diego Costa chỉ đá vỏn vẹn 9 phút |
Hãy thử so sánh, tính riêng ở Liga, ngoại trừ thủ môn Thibaut Courtois, với 3330 phút ra sân, thì có 8 cầu thủ Atletico đã chơi trên 2800 phút, là hậu vệ phải Juanfran (3150), tiền vệ Gabi (3134), trung vệ Diego Godin (3060), tiền đạo Diego Costa (2958), trung vệ Miranda (2880), hậu vệ trái Filipe Luis (2880) và tiền vệ Koke (2807). Trong khi đó, không tính thủ môn Diego Lopez (3240), không có cầu thủ Real nào chơi quá 2800 phút ở Liga, và Karim Benzema, người ra sân nhiều nhất ở Liga, cũng chỉ chơi 2767 phút.
Ở Champions League mùa này, ngoài Iker Casillas (1125), thì Cristiano Ronaldo là người ra sân nhiều nhất cho Madrid, với 993 phút, và phía sau anh lần lượt là Pepe (973), Luka Modric (971), Sergio Ramos (921) và Karim Benzema (912).v.v
Atletico thì có đến 5 cầu thủ đã chơi trên 1000 phút ở Champions League mùa này, với thứ tự như sau: Trung vệ Miranda (1200), tiền vệ Gabi (1110), hậu vệ Juanfran (1110), thủ môn Thibaut Courtois (1110) và tiền vệ Koke (1092).
Tức là khi Miranda, người đã ra sân với tổng số phút mùa này lên đến 4260 phút, theo kèm Ronaldo (3943), trung vệ người Brazil đã đeo thêm một cục chì “nặng” đến 317 phút, là chênh lệch số phút thi đấu mùa này giữa hai người.
Ronaldo đủ sức chạy cả 120 phút |
Nhưng Atletico đã đẩy đội bóng áo trắng đến bên bờ vực và chỉ cần thêm một cái rướn nhẹ người nữa thôi, họ đã đẩy giấc mơ Decima xuống vực thẳm. Cái rướn người cuối cùng ấy đã không bao giờ đến, dù nó chỉ mỏng manh như sợi tóc, và đó là sự nghiệt ngã của bóng đá.
Nếu đồng hồ bù giờ của trọng tài chỉ vặn hơn hai phút một chút, Atletico có thể đã làm nên lịch sử, và thật sự là họ xứng đáng làm nên lịch sử. Nhưng để đẩy Madrid đến bên bờ sinh tử, Atletico đã đốt cạn năng lượng của họ và khi mà đội bóng áo trắng đứng vững ở thời khắc then chốt, thì chính đội quân của Simeone sẽ gục ngã.
Cái kết bi tráng
Nhưng cách họ sụp đổ, dù tan nát và đau đớn, vẫn rất bi tráng. Đó là cái chết của kẻ đã tự đẩy mình đến giới hạn và gục ngã vì sự can trường, gan lì và bướng bỉnh đến cố chấp của chính mình, chứ không hẳn vì đối thủ quá hay. Madrid đã chơi một trận không tồi, nhưng ba bàn cuối cùng của họ là những cú đánh vào một cái xác đã không còn năng lượng. Atletico đã chấp nhận một canh bạc tất tay, và sau cú đánh đầu của Sergio Ramos, họ không còn khả năng chống trả nữa.
Ramos là cứu tinh, người hùng của Real |
Chức vô địch được tạo ra bởi những con người vĩ đại luôn biết cách vượt qua chính mình: HLV Carlo Ancelotti đã trở thành người thứ hai sau Sir Bob Paisley giành 3 Cúp C1/Champions League. Madrid là đội bóng đầu tiên chọc thủng lưới Atletico 4 bàn mùa này. Gareth Bale, bản hợp đồng chịu rất nhiều sự hoài nghi, đã ghi bàn trong cả hai trận chung kết của Madrid mùa này, vào lưới Barcelona ở Cúp Nhà Vua và vào lưới Atletico đêm qua.
Phút 90 + 3 đêm qua, chúng ta nhìn thấy cái bi tráng trong sự sụp đổ của một Atletico can trường và bướng bỉnh, nhưng đồng thời cũng nhìn thấy một Madrid vĩ đại và kiên cường không kém. Phút giây mà cả hai đều đã tự nhủ: Đá hết mình đi, rồi nhắm mắt cũng được…
Phạm An (TTVH)
Bình luận