(VTC News) - Lý do chủ yếu ngành thể thao cho rằng việc tổ chức ASIAD thuận lợi và tiết kiệm đến mức khó tin với 150 triệu USD, chính xác chỉ 130 triệu USD nếu trừ đi 20 triệu USD đóng phí cho Ủy ban Olympic châu Á (Oca) là bởi Việt Nam đã đáp ứng được 70-80% cơ sở vật chất.
Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn khác mà ngay giới chuyên môn cũng không hiểu những người có trách nhiệm lấy cơ sở và tiêu chuẩn nào để khẳng định như vậy?
Đếm số theo kiểu… Việt Nam
Nếu theo kiểu “điểm danh” các địa điểm tại Hà Nội và vùng lân cận của ngành thể thao thì cơ sở vật chất của nước chủ nhà ASIAD 2019 đã đáp ứng 70-80% cho tập luyện thi đấu 36 môn thi của Đại hội.
Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn khác mà ngay giới chuyên môn cũng không hiểu những người có trách nhiệm lấy cơ sở và tiêu chuẩn nào để khẳng định như vậy?
Đếm số theo kiểu… Việt Nam
Nếu theo kiểu “điểm danh” các địa điểm tại Hà Nội và vùng lân cận của ngành thể thao thì cơ sở vật chất của nước chủ nhà ASIAD 2019 đã đáp ứng 70-80% cho tập luyện thi đấu 36 môn thi của Đại hội.
Nhưng đó mới chỉ là số lượng dựa trên phần “khung”, “nhà” sẵn có còn xét về chất lượng may ra chỉ 30% trong số đó cơ bản đảm bảo, như sân vận động quốc gia và Khu Thể thao dưới nước Mỹ Đình, hay Cung Thể thao Quần ngựa. Còn các địa điểm còn lại đều phải nâng cấp, chỉnh sửa, mở rộng ở các mức độ khác nhau, thậm chí gần như làm mới, mà tựu trung dự án nào cũng phải vào cỡ hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng.
Ngoài ra, hệ thống trang thiết bị dụng cụ, nhất là phần điện tử và dụng cụ tập luyện, thi đấu cũng phải sắm lại toàn bộ, với chi phí sơ bộ cũng vài trăm tỷ đồng.
Đáng nói hơn, các công trình mà Việt Nam phải xây mới lại đều là những dự án tốn kém và kỳ công nhất, như Làng VĐV, trường bắn súng – bắn đĩa bay, khu đua thuyền, khu đua ngựa, khu hockey. Trong đó, không phải công trình nào cũng có thể xã hội hóa, liên doanh được mà nhà nước phải đầu tư như trường bắn súng- bắn đĩa bay, khu đua thuyền. Chỉ hai công trình này dự tính cũng đã ngốn tối thiểu trên dưới 500 tỷ đồng.
Chưa thể đủ với 5.800 tỷ đồng
Khác với nhìn nhận của ngành thể thao, cơ sở vật chất mới chính là nỗi lo và gánh nặng lớn nhất trong việc chuẩn bị ASIAD 2014. Bởi nó đòi hỏi một phần kinh phí cực lớn, chứa đựng nhiều nguy cơ phát sinh và rủi ro.
Hiện tại, Bộ Tài chính đã lên phương án 5.800 tỷ đồng cho việc xây mới, sửa chữa, nâng cấp mở rộng các địa điểm tập luyện, thi đấu phục vụ Đại hội. Tuy nhiên, con số này mới chỉ mang tính chất “khung” vì vẫn chưa thể biết được một cách tương đối chính xác đòi hỏi kinh phí cho nhu cầu thực tế, đặc biệt với các dự án nâng cấp, sửa chữa, mở rộng.
Đơn cử ngay Cung Thể thao Quần Ngựa thuộc diện “xịn” nhất nước, tưởng như sẵn đưa vào sử dụng song để tổ chức theo đúng chuẩn các môn thể dục tại Đại hội còn cần phải xây dựng thêm một nhà tập liền kề, tối thiểu cũng phải mất vài chục tỷ.
Rõ ràng, để có một hệ thống cơ sở vật chất xứng tầm cho ASIAD, khoản đầu tư 5.800 tỷ đồng là chưa thể đủ. Từ thực tế của các nước đăng cai trước, cũng như quá trình chuẩn bị SEA Games 2003, theo các chuyên gia, dù có chặt chẽ và tiết kiệm đến đâu, Việt Nam cũng phải sẵn sàng cho việc kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất có thể tăng lên tối thiểu 30%, tức là vào cỡ tối thiểu 1.500 tỷ đồng nữa.
Càng phải lo lắng hơn khi quỹ thời gian từ giờ đến Đại hội chỉ còn hơn 5 năm trong khi đến giờ việc chuẩn bị cho ASIAD hãy mới chỉ dừng lại ở các kế hoạch, đề án khung. Dự án xây mới, nâng cấp, sửa chửa, mở rộng công trình luôn đòi hỏi tính quy trình nghiêm ngặt, thời gian nhất định để hoàn thành. Nếu các dự án này rơi vào tình trạng “nước đến chân mới nhảy” sẽ vừa ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng của các công trình, và tất nhiên kéo theo đó là phát sinh về kinh phí.
Thực tế khi xây dựng đề án kể cả khi vận động đăng cai lẫn bây giờ, ngành thể thao đâu có tiến hành khảo sát các địa điểm sẵn có, hay nghiên cứu kỹ lưỡng các công trình cần xây mới, để biết cần làm những cái gì và chi phí hết khoảng bao nhiêu.
Sự xuống cấp của sân Mỹ Đình (Ảnh: Hà Thành) |
Ngoài ra, hệ thống trang thiết bị dụng cụ, nhất là phần điện tử và dụng cụ tập luyện, thi đấu cũng phải sắm lại toàn bộ, với chi phí sơ bộ cũng vài trăm tỷ đồng.
Đáng nói hơn, các công trình mà Việt Nam phải xây mới lại đều là những dự án tốn kém và kỳ công nhất, như Làng VĐV, trường bắn súng – bắn đĩa bay, khu đua thuyền, khu đua ngựa, khu hockey. Trong đó, không phải công trình nào cũng có thể xã hội hóa, liên doanh được mà nhà nước phải đầu tư như trường bắn súng- bắn đĩa bay, khu đua thuyền. Chỉ hai công trình này dự tính cũng đã ngốn tối thiểu trên dưới 500 tỷ đồng.
Chưa thể đủ với 5.800 tỷ đồng
Khác với nhìn nhận của ngành thể thao, cơ sở vật chất mới chính là nỗi lo và gánh nặng lớn nhất trong việc chuẩn bị ASIAD 2014. Bởi nó đòi hỏi một phần kinh phí cực lớn, chứa đựng nhiều nguy cơ phát sinh và rủi ro.
Hiện tại, Bộ Tài chính đã lên phương án 5.800 tỷ đồng cho việc xây mới, sửa chữa, nâng cấp mở rộng các địa điểm tập luyện, thi đấu phục vụ Đại hội. Tuy nhiên, con số này mới chỉ mang tính chất “khung” vì vẫn chưa thể biết được một cách tương đối chính xác đòi hỏi kinh phí cho nhu cầu thực tế, đặc biệt với các dự án nâng cấp, sửa chữa, mở rộng.
Asiad 18 nên được tổ chức thế nào?
|
Đơn cử ngay Cung Thể thao Quần Ngựa thuộc diện “xịn” nhất nước, tưởng như sẵn đưa vào sử dụng song để tổ chức theo đúng chuẩn các môn thể dục tại Đại hội còn cần phải xây dựng thêm một nhà tập liền kề, tối thiểu cũng phải mất vài chục tỷ.
Rõ ràng, để có một hệ thống cơ sở vật chất xứng tầm cho ASIAD, khoản đầu tư 5.800 tỷ đồng là chưa thể đủ. Từ thực tế của các nước đăng cai trước, cũng như quá trình chuẩn bị SEA Games 2003, theo các chuyên gia, dù có chặt chẽ và tiết kiệm đến đâu, Việt Nam cũng phải sẵn sàng cho việc kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất có thể tăng lên tối thiểu 30%, tức là vào cỡ tối thiểu 1.500 tỷ đồng nữa.
Càng phải lo lắng hơn khi quỹ thời gian từ giờ đến Đại hội chỉ còn hơn 5 năm trong khi đến giờ việc chuẩn bị cho ASIAD hãy mới chỉ dừng lại ở các kế hoạch, đề án khung. Dự án xây mới, nâng cấp, sửa chửa, mở rộng công trình luôn đòi hỏi tính quy trình nghiêm ngặt, thời gian nhất định để hoàn thành. Nếu các dự án này rơi vào tình trạng “nước đến chân mới nhảy” sẽ vừa ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng của các công trình, và tất nhiên kéo theo đó là phát sinh về kinh phí.
Thực tế khi xây dựng đề án kể cả khi vận động đăng cai lẫn bây giờ, ngành thể thao đâu có tiến hành khảo sát các địa điểm sẵn có, hay nghiên cứu kỹ lưỡng các công trình cần xây mới, để biết cần làm những cái gì và chi phí hết khoảng bao nhiêu.
Thậm chí, ban soạn thảo đề án cũng không cần lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan như Tài chính, Kế hoạch đầu tư hay các chuyên gia của các môn thì đủ biết cái tỷ lệ 70% cơ sở vật chất đã đảm bảo và chi phí 150 triệu USD đáng tin đến đâu?
Trong khi đó, đáng ra để có một đề án khả thi, cần phải có một Ban soạn thảo với đại diện của đầy đủ các thành phần liên quan, làm việc hàng năm trời, và phải được giám sát phản biệt chặt chẽ, chứ không phải do một số người ngồi máy lạnh tổng hợp và ước lượng từ các nguồn tài liệu hay báo cáo để cho ra các nội dung và con số.
Hay là lấy SEA Games làm chuẩn?
Chính cách tiếp cận, chuẩn bị đơn giản, phần nào đó hời hợt và dễ dãi của ngành thể thao đã không chỉ khiến giới chuyên môn, dư luận bức xúc, phân tâm mà còn làm khó cho các cơ quan hữu trách, điều có thể thấy rõ qua phát biểu của lãnh đạo Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch Đầu tư. Và với diễn biến hiện tại, có thể đến lượt chính Ủy ban Olympic châu Á (OCA) cũng đặt vào tình thế kiểu gì cũng phải “hỗ trợ” và “thông cảm”, kể cả các tiêu chuẩn chuyên môn.
Trong lịch sử chưa có kỳ Á vận hội nào không có Làng VĐV, liệu kỳ Đại hội do Việt Nam đăng cai sẽ là ngoại lệ? Trường hợp kinh phí dự trù xây mới hay mở rộng, nâng cấp, sửa chữa chỉ được duyệt và khống chế đúng mức như cam kết của ngành thể thao, không khó để tính trước rằng hàng loạt hạng mục, tiêu chuẩn của ASIAD giống như mức các nước chủ nhà trước đó sẽ bị cắt giảm. Có lẽ lúc ấy ASIAD 2019 có thể đáp ứng chi phí rẻ nhất lâu nay, chỉ có điều lại gắn với chất lượng của…. SEA Games.
Đúng, Việt Nam đã sẵn sàng 70-80% cho ASIAD song là theo chuẩn…. SEA Games. Và con số 5.800 tỷ đồng như dự trù của Bộ Tài chính để xây mới, nâng cấp, mở rộng, sửa chữa chắc cũng mới chỉ đủ khoảng phân nửa cho việc nâng cấp lên tầm ASIAD.
Việt Cường
Sự hoang tàn tại Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình (Ảnh: Hà Thành) |
Trong khi đó, đáng ra để có một đề án khả thi, cần phải có một Ban soạn thảo với đại diện của đầy đủ các thành phần liên quan, làm việc hàng năm trời, và phải được giám sát phản biệt chặt chẽ, chứ không phải do một số người ngồi máy lạnh tổng hợp và ước lượng từ các nguồn tài liệu hay báo cáo để cho ra các nội dung và con số.
Hay là lấy SEA Games làm chuẩn?
Chính cách tiếp cận, chuẩn bị đơn giản, phần nào đó hời hợt và dễ dãi của ngành thể thao đã không chỉ khiến giới chuyên môn, dư luận bức xúc, phân tâm mà còn làm khó cho các cơ quan hữu trách, điều có thể thấy rõ qua phát biểu của lãnh đạo Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch Đầu tư. Và với diễn biến hiện tại, có thể đến lượt chính Ủy ban Olympic châu Á (OCA) cũng đặt vào tình thế kiểu gì cũng phải “hỗ trợ” và “thông cảm”, kể cả các tiêu chuẩn chuyên môn.
Trong lịch sử chưa có kỳ Á vận hội nào không có Làng VĐV, liệu kỳ Đại hội do Việt Nam đăng cai sẽ là ngoại lệ? Trường hợp kinh phí dự trù xây mới hay mở rộng, nâng cấp, sửa chữa chỉ được duyệt và khống chế đúng mức như cam kết của ngành thể thao, không khó để tính trước rằng hàng loạt hạng mục, tiêu chuẩn của ASIAD giống như mức các nước chủ nhà trước đó sẽ bị cắt giảm. Có lẽ lúc ấy ASIAD 2019 có thể đáp ứng chi phí rẻ nhất lâu nay, chỉ có điều lại gắn với chất lượng của…. SEA Games.
Đúng, Việt Nam đã sẵn sàng 70-80% cho ASIAD song là theo chuẩn…. SEA Games. Và con số 5.800 tỷ đồng như dự trù của Bộ Tài chính để xây mới, nâng cấp, mở rộng, sửa chữa chắc cũng mới chỉ đủ khoảng phân nửa cho việc nâng cấp lên tầm ASIAD.
Bình luận