Theo giải trình kế hoạch của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh (Bộ VH-TT&DL) và ông Vương Bích Thắng Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, kinh phí tổ chức ASIAD 18 mà ngân sách nhà nước chi ra là 150 triệu USD và 72% được vận động nguồn vốn xã hội hóa. Tuy nhiên cho đến thời điểm đại diện Bộ VH-TT&DL và Tổng cục TDTT chưa giải trình cặn kẽ kiếm 72% vốn xã hội hóa ở đâu và bằng cách nào?
Kinh phí tổ chức: tiền hậu bất nhất
Ngay sau khi nhận quyền đăng cai ASIAD từ Hội đồng Olympic châu Á (OCA) vào tháng 11.2012, Bộ VH-TT&DL đã đưa ra dự toán chi phí tổ chức là 5.155 tỷ đồng (khoảng 255 triệu USD), trong số này ngân sách Nhà nước góp 4.979 tỷ đồng - tức chiếm 96%.
Sau dự toán của Bộ VH-TT&DL thì Bộ Tài chính đã có công văn ngày 9.4.2011 hồi đáp cho biết: “Khoảng ngân sách 4.979 tỷ đồng là gánh nặng với nhà nước. Con số này chỉ là khái toán, thực tế sẽ cao hơn nhiều. Trong bối cảnh cân đối ngân sách nhà nước những năm tới còn khó khăn, vẫn cần ưu tiên bố trí chi cho những công trình thiết yếu...”.
Công văn của Bộ Tài chính do Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh ký cũng đã đưa ra ý kiến: “Trong trường hợp chi phí tổ chức đại hội chủ yếu bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước thì đề nghị chưa nên đăng cai mà để đến khi điều kiện kinh tế Việt Nam cho phép”.
Sau công văn của Bộ tài chính, Bộ VH-TT&DL mất hơn 1 năm trời lập hồ sơ kế hoạch chi tiết đăng cai ASIAD đã lùi con số 5.155 tỷ đồng xuống còn 3.000 tỷ đồng (150 triệu USD) và thay đổi tỷ lệ vốn ngân sách từ 96% xuống còn 28%. Điều đó có nghĩa nguồn vốn huy động xã hội hóa từ 4% được “thổi” lên mức 72%.
Với hồ sơ chi tiết kinh phí của Bộ VH-TT&DL, Bộ Tài chính tiếp tục gửi một công văn khác vào ngày 8.7.2013 cho rằng khoản vốn 72% xã hội hóa thiếu căn cứ và đề nghị bộ VH-TT&DL giải trình tiếp.
Cho đến nay Bộ VH-TT&DL không giải trình được cụ thể làm cách nào để huy động 72% vốn xã hội hóa ngoại trừ số tiền ghi nhớ 500 triệu USD từ một đối tác Hàn Quốc với đề án xây cụm tổ hợp sân lòng chảo xe đạp.
Ngay cả dự án 10.000 tỷ đồng này hiện cũng đang tắc vì phía Hàn Quốc đòi ưu đãi về thuế suất cũng như đặt điều kiện kinh doanh cá cược thể thao sau ASIAD, điều mà pháp luật Việt Nam chưa cho phép.
Trong buổi giải trình trước các đại biểu Quốc hội hôm 18.3 của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh và phần giải trình của Tổng cục trưởng Vương Bích Thắng trước Phó thủ tướng Vũ Đức Đam hôm 31.3 vẫn khẳng định kinh phí từ ngân sách tổ chức ASIAD “vẫn là 150 triệu USD”. Ông Hoàng Vĩnh Giang – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Olympic Việt Nam khi trả lời báo chí nước ngoài vẫn nói phần ngân sách nhà nước chi cho ASIAD là 150 triệu USD.
Ngày 31.3. 2014, ông Phan Đình Tân, người phát ngôn của Bộ VH-TT&DL cho biết: “Chúng tôi vẫn tổ chức ASIAD 18 theo kế hoạch và tổng số tiền cho việc tổ chức vẫn là 150 triệu USD”
Căn cứ vào những giải thích của đại diện Bộ VH-TT&DL, Tổng cục TDTT và Ủy ban Olympic Việt Nam có thể hiểu được 150 triệu USD là tiền ngân sách. Nhiệm vụ của Bộ VH-TT&DL sẽ kiếm 72% nguồn vốn chính huy động xã hội hóa.
Không xã hội hóa được, ngân sách lại gánh?
Nếu như coi 150 triệu USD là 28% kinh phí do nhà nước hỗ trợ tổ chức ASIAD 18. Vậy 72% nguồn còn lại tức tương đương 400 triệu USD, Bộ VH-TT&DL huy động bằng cách nào ?
Làm phép toán nhanh: 150 triệu USD ngân sách đảm nhận + 400 triệu USD xã hội hóa + trượt giá do lạm phát trung bình 6%/năm (5 năm) = 700 triệu USD là tổng kinh phí dự toán tổ chức ASIAD 18.
Cách hiểu này xét ra đúng hơn về mặt thực tiễn hơn là tổ chức ASIAD với “tổng số tiền 150 triệu USD” như lời của người phát ngôn Bộ VH-TT&DL.
Tính đơn giản nếu “tổng số tiền tổ chức là 150 triệu USD” không thể nào xây dựng được Làng vận động viên, sân lòng chảo, trường đua ngựa, sân hockey, sân cricket, sân bóng bầu dục, sân bóng chày và nâng cấp SVĐ quốc gia Mỹ Đình… là những hạng mục VN phải làm.
Bộ trưởng Bộ kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh trả lời báo Tuổi Trẻ đã nói: “Bộ KH-ĐT cho rằng 150 triệu USD không đủ để làm ASIAD”.
Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Thế Phương cho biết thêm Bộ KH-ĐT có văn bản gửi Văn phòng chính phủ tính toán con số sơ bộ tổ chức ASIAD và tiết lộ “hơn gấp đôi (150 triệu USD) cũng không đủ”.
Tuần tới, dư luận chờ đợi lời giải trình chi tiết hơn của Bộ VH-TT&DL trước Chính phủ về kế hoạch tài chính mà trọng tâm là kế hoạch vận động 72% nguồn vốn xã hội hóa đến từ đâu, bằng cách nào.
Việc xã hội hóa cần tính toán đến trường hợp chắc chắn doanh nghiệp đủ năng lực đầu tư đến cùng chứ không phải nhận rồi không làm được khiến ngân sách nhà nước phải gánh thay.
Kinh phí tổ chức: tiền hậu bất nhất
Ngay sau khi nhận quyền đăng cai ASIAD từ Hội đồng Olympic châu Á (OCA) vào tháng 11.2012, Bộ VH-TT&DL đã đưa ra dự toán chi phí tổ chức là 5.155 tỷ đồng (khoảng 255 triệu USD), trong số này ngân sách Nhà nước góp 4.979 tỷ đồng - tức chiếm 96%.
Sau dự toán của Bộ VH-TT&DL thì Bộ Tài chính đã có công văn ngày 9.4.2011 hồi đáp cho biết: “Khoảng ngân sách 4.979 tỷ đồng là gánh nặng với nhà nước. Con số này chỉ là khái toán, thực tế sẽ cao hơn nhiều. Trong bối cảnh cân đối ngân sách nhà nước những năm tới còn khó khăn, vẫn cần ưu tiên bố trí chi cho những công trình thiết yếu...”.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trong phiên giải trình kinh phí tổ chức ASIAD 18 trước các đại biểu Quốc hội hôm 18.3 (ảnh: Trung Thành - VnExpress) |
Công văn của Bộ Tài chính do Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh ký cũng đã đưa ra ý kiến: “Trong trường hợp chi phí tổ chức đại hội chủ yếu bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước thì đề nghị chưa nên đăng cai mà để đến khi điều kiện kinh tế Việt Nam cho phép”.
Sau công văn của Bộ tài chính, Bộ VH-TT&DL mất hơn 1 năm trời lập hồ sơ kế hoạch chi tiết đăng cai ASIAD đã lùi con số 5.155 tỷ đồng xuống còn 3.000 tỷ đồng (150 triệu USD) và thay đổi tỷ lệ vốn ngân sách từ 96% xuống còn 28%. Điều đó có nghĩa nguồn vốn huy động xã hội hóa từ 4% được “thổi” lên mức 72%.
|
Cho đến nay Bộ VH-TT&DL không giải trình được cụ thể làm cách nào để huy động 72% vốn xã hội hóa ngoại trừ số tiền ghi nhớ 500 triệu USD từ một đối tác Hàn Quốc với đề án xây cụm tổ hợp sân lòng chảo xe đạp.
Ngay cả dự án 10.000 tỷ đồng này hiện cũng đang tắc vì phía Hàn Quốc đòi ưu đãi về thuế suất cũng như đặt điều kiện kinh doanh cá cược thể thao sau ASIAD, điều mà pháp luật Việt Nam chưa cho phép.
Trong buổi giải trình trước các đại biểu Quốc hội hôm 18.3 của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh và phần giải trình của Tổng cục trưởng Vương Bích Thắng trước Phó thủ tướng Vũ Đức Đam hôm 31.3 vẫn khẳng định kinh phí từ ngân sách tổ chức ASIAD “vẫn là 150 triệu USD”. Ông Hoàng Vĩnh Giang – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Olympic Việt Nam khi trả lời báo chí nước ngoài vẫn nói phần ngân sách nhà nước chi cho ASIAD là 150 triệu USD.
Ngày 31.3. 2014, ông Phan Đình Tân, người phát ngôn của Bộ VH-TT&DL cho biết: “Chúng tôi vẫn tổ chức ASIAD 18 theo kế hoạch và tổng số tiền cho việc tổ chức vẫn là 150 triệu USD”
Căn cứ vào những giải thích của đại diện Bộ VH-TT&DL, Tổng cục TDTT và Ủy ban Olympic Việt Nam có thể hiểu được 150 triệu USD là tiền ngân sách. Nhiệm vụ của Bộ VH-TT&DL sẽ kiếm 72% nguồn vốn chính huy động xã hội hóa.
Asiad 18 nên được tổ chức thế nào?
|
Không xã hội hóa được, ngân sách lại gánh?
Nếu như coi 150 triệu USD là 28% kinh phí do nhà nước hỗ trợ tổ chức ASIAD 18. Vậy 72% nguồn còn lại tức tương đương 400 triệu USD, Bộ VH-TT&DL huy động bằng cách nào ?
Làm phép toán nhanh: 150 triệu USD ngân sách đảm nhận + 400 triệu USD xã hội hóa + trượt giá do lạm phát trung bình 6%/năm (5 năm) = 700 triệu USD là tổng kinh phí dự toán tổ chức ASIAD 18.
Cách hiểu này xét ra đúng hơn về mặt thực tiễn hơn là tổ chức ASIAD với “tổng số tiền 150 triệu USD” như lời của người phát ngôn Bộ VH-TT&DL.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh (bộ Kế hoạch-Đầu tư) cho biết: 150 triệu USD không thể làm ASIAD (ảnh: Thanh Niên) |
Tính đơn giản nếu “tổng số tiền tổ chức là 150 triệu USD” không thể nào xây dựng được Làng vận động viên, sân lòng chảo, trường đua ngựa, sân hockey, sân cricket, sân bóng bầu dục, sân bóng chày và nâng cấp SVĐ quốc gia Mỹ Đình… là những hạng mục VN phải làm.
Bộ trưởng Bộ kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh trả lời báo Tuổi Trẻ đã nói: “Bộ KH-ĐT cho rằng 150 triệu USD không đủ để làm ASIAD”.
Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Thế Phương cho biết thêm Bộ KH-ĐT có văn bản gửi Văn phòng chính phủ tính toán con số sơ bộ tổ chức ASIAD và tiết lộ “hơn gấp đôi (150 triệu USD) cũng không đủ”.
Tuần tới, dư luận chờ đợi lời giải trình chi tiết hơn của Bộ VH-TT&DL trước Chính phủ về kế hoạch tài chính mà trọng tâm là kế hoạch vận động 72% nguồn vốn xã hội hóa đến từ đâu, bằng cách nào.
Việc xã hội hóa cần tính toán đến trường hợp chắc chắn doanh nghiệp đủ năng lực đầu tư đến cùng chứ không phải nhận rồi không làm được khiến ngân sách nhà nước phải gánh thay.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nêu ý kiến về ASIAD 18
Theo Motthegioi
Bình luận