(VTC News) - Bên cạnh việc tổ chức các trận đấu, người ta có thể dùng sân vận động để kiếm tiền từ vô vàn các dịch vụ khác.
Suốt một tuần qua, vụ Mỹ Đình "quát giá" thuê sân tổ chức trận tuyển VN-Arsenal khiến người hâm mộ nước nhà ngán ngẩm. Thậm chí, việc các tờ báo uy tín bậc nhất thế giới dẫn lại thông tin này càng làm thể diện bóng đá Việt Nam bị ảnh hưởng một cách tiêu cực.
Quả thật, nếu cứ nhất nhất làm kinh tế kiểu "mỳ ăn liền" theo cách ban quản lý khu liên hợp thể thao Mỹ Đình đề ra, thật khó để họ có một chiến lược làm kinh doanh hiệu quả nhất là khi chính thương hiệu của sân Mỹ Đình đang bị xuống giá một cách thảm hại.
Thực tế, Old Trafford, Emirates hay San Siro đã từ rất lâu rồi biến lợi ích từ danh tiếng, truyền thống CLB, kiến trúc hoành tráng, thành một kênh kiếm tiền hiệu quả,
Việc tổ chức tour tham quan các sân vận động và bán đồ lưu niệm cho người hâm mộ do đó là một nguồn thu không hề ít chút nào. Đơn cử như Manchester United. Gói tham quan riêng phòng truyền thống của CLB có giá 11 bảng (khoảng hơn 300.000), thêm 5 bảng nữa là có trọn bộ 70 phút tour hướng dẫn trọn gói toàn bộ khu vực sân. Ngoài ra, có giảm giá cho nhóm đông người, gia đình, sinh viên, học sinh hay các đối tượng được hỗ trợ khác.
Ở Emirates, trả 35 bảng, người hâm mộ sẽ được hưởng dịch vụ đặc biệt hơn với tour ngao du cùng hướng dẫn viên du lịch là một huyền thoại CLB như Lee Dixon, Perry Groves hay Charlie George...
Hay như Wembley, phải tốn từ 250.000 bảng đến 750.000 bảng kèm theo 10% doanh thu tiền vé để thuê sân bóng lịch sử này cho một buổi biểu diễn ca nhạc.
Ngoài ra, những nhà quản lý còn nghĩ ra những chiêu trò độc đáo khác để "thỏa mãn" tình yêu của người hâm mộ. Một chuyến bay tham quan thành phố Johanesburg và sân vận động Soccer City bằng trực thăng trong 1 giờ tốn khoảng 700 USD, chưa tính phụ phí. Dịch vụ này đặc biệt hút khách vào thời điểm diễn ra World Cup 2010, khi khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đổ về đây để theo dõi sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh.
Một ý tưởng khác là đội bóng có thể rao bán các mảng cỏ cũ của sân mỗi khi chuẩn bị cải tạo mặt cỏ. Còn nhớ hồi đầu năm nay, khi lên kế hoạch chuẩn bị thay mặt cỏ mới cho sân Old Trafford, CLB Manchester United đã nghĩ ra việc rao bán mảng cỏ cũ cho người hâm mộ làm kỷ niệm.
Trên trang eBay, đã có nhiều lời chào hàng cho một mảng cỏ sân Old Trafford với giá xấp xỉ 40 bảng. Không chỉ có MU, người hâm mộ nhiều đội bóng khác ở nước Anh như Chelsea, Everton, Fulham, West Ham cũng đều có thể làm điều tương tự khi các nhà kinh doanh nhận ra nhu cầu cực lớn từ dịch vụ này.
Ở Châu Âu, mỗi sân vận động ngoài chức năng tổ chức các trận đấu bóng đá còn tìm cách kiếm tiền từ việc kinh doanh đám cưới. Tại nước Anh, sân DW của Wigan, sân Emirates, sân Anfield và sân Etihad của Manchester City đều sẵn sàng cung cấp trọn gói dịch vụ tổ chức đám cưới cho những cặp đôi có nhu cầu.
Dĩ nhiên để đổi lấy việc tổ chức một trong những sự kiện quan trọng nhất trong cuộc đời bên với khung cảnh của SVĐ hoành tráng bên cạnh, bạn phải trả chi phí không hề rẻ. Ví dụ như ở sân DW chỉ riêng việc đăng ký từ sớm để giữ chỗ đã mất một khoản phí 300 bảng, còn giá bữa ăn cho mỗi khách lên đến hơn 50 bảng.
Không chỉ có lễ cưới, sân Goodison Park của Everton còn cung cấp dịch vụ chôn cất bộ tro của người hâm mộ ngay dưới mặt cỏ của sân. Tính đến năm 2004, khi dịch vụ này bị ngừng lại do không còn chỗ, đã có hơn 800 tro cốt của người hâm mộ đội bóng áo xanh vùng Merseyside được chôn dưới mặt cỏ của sân này. Dĩ nhiên, dịch vụ này không mang mục đích thương mại.
Vỹ thanh: Ở Mỹ Đình lúc này, buồn thay, những dịch vụ thực sự phục vụ người yêu thể thao như vậy còn quá ít ỏi. Thay vào đó là những hàng quán xô bồ, phản cảm.
Liệu danh tiếng, hình ảnh của sân vận động quốc gia trước, trong và sau trận đấu với Arsenal có xứng với tầm quốc tế, " mặt cỏ xịn nhất" Đông Nam Á như người trong cuộc quảng cáo hay không?
Quả thật, nếu cứ nhất nhất làm kinh tế kiểu "mỳ ăn liền" theo cách ban quản lý khu liên hợp thể thao Mỹ Đình đề ra, thật khó để họ có một chiến lược làm kinh doanh hiệu quả nhất là khi chính thương hiệu của sân Mỹ Đình đang bị xuống giá một cách thảm hại.
Thực tế, Old Trafford, Emirates hay San Siro đã từ rất lâu rồi biến lợi ích từ danh tiếng, truyền thống CLB, kiến trúc hoành tráng, thành một kênh kiếm tiền hiệu quả,
Sân Emirates được xây mới là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở London |
Việc tổ chức tour tham quan các sân vận động và bán đồ lưu niệm cho người hâm mộ do đó là một nguồn thu không hề ít chút nào. Đơn cử như Manchester United. Gói tham quan riêng phòng truyền thống của CLB có giá 11 bảng (khoảng hơn 300.000), thêm 5 bảng nữa là có trọn bộ 70 phút tour hướng dẫn trọn gói toàn bộ khu vực sân. Ngoài ra, có giảm giá cho nhóm đông người, gia đình, sinh viên, học sinh hay các đối tượng được hỗ trợ khác.
Ở Emirates, trả 35 bảng, người hâm mộ sẽ được hưởng dịch vụ đặc biệt hơn với tour ngao du cùng hướng dẫn viên du lịch là một huyền thoại CLB như Lee Dixon, Perry Groves hay Charlie George...
Hay như Wembley, phải tốn từ 250.000 bảng đến 750.000 bảng kèm theo 10% doanh thu tiền vé để thuê sân bóng lịch sử này cho một buổi biểu diễn ca nhạc.
Sân Emirates là địa điểm lý tưởng để tổ chức đám cưới. |
Ngoài ra, những nhà quản lý còn nghĩ ra những chiêu trò độc đáo khác để "thỏa mãn" tình yêu của người hâm mộ. Một chuyến bay tham quan thành phố Johanesburg và sân vận động Soccer City bằng trực thăng trong 1 giờ tốn khoảng 700 USD, chưa tính phụ phí. Dịch vụ này đặc biệt hút khách vào thời điểm diễn ra World Cup 2010, khi khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đổ về đây để theo dõi sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh.
Một ý tưởng khác là đội bóng có thể rao bán các mảng cỏ cũ của sân mỗi khi chuẩn bị cải tạo mặt cỏ. Còn nhớ hồi đầu năm nay, khi lên kế hoạch chuẩn bị thay mặt cỏ mới cho sân Old Trafford, CLB Manchester United đã nghĩ ra việc rao bán mảng cỏ cũ cho người hâm mộ làm kỷ niệm.
Trên trang eBay, đã có nhiều lời chào hàng cho một mảng cỏ sân Old Trafford với giá xấp xỉ 40 bảng. Không chỉ có MU, người hâm mộ nhiều đội bóng khác ở nước Anh như Chelsea, Everton, Fulham, West Ham cũng đều có thể làm điều tương tự khi các nhà kinh doanh nhận ra nhu cầu cực lớn từ dịch vụ này.
Một mảng cỏ sân Stamfort Bridge được rao bán. |
Ở Châu Âu, mỗi sân vận động ngoài chức năng tổ chức các trận đấu bóng đá còn tìm cách kiếm tiền từ việc kinh doanh đám cưới. Tại nước Anh, sân DW của Wigan, sân Emirates, sân Anfield và sân Etihad của Manchester City đều sẵn sàng cung cấp trọn gói dịch vụ tổ chức đám cưới cho những cặp đôi có nhu cầu.
Dĩ nhiên để đổi lấy việc tổ chức một trong những sự kiện quan trọng nhất trong cuộc đời bên với khung cảnh của SVĐ hoành tráng bên cạnh, bạn phải trả chi phí không hề rẻ. Ví dụ như ở sân DW chỉ riêng việc đăng ký từ sớm để giữ chỗ đã mất một khoản phí 300 bảng, còn giá bữa ăn cho mỗi khách lên đến hơn 50 bảng.
Nhiều fan Everton muốn mình được chôn cất dưới sân Goodison Park sau khi qua đời. |
Không chỉ có lễ cưới, sân Goodison Park của Everton còn cung cấp dịch vụ chôn cất bộ tro của người hâm mộ ngay dưới mặt cỏ của sân. Tính đến năm 2004, khi dịch vụ này bị ngừng lại do không còn chỗ, đã có hơn 800 tro cốt của người hâm mộ đội bóng áo xanh vùng Merseyside được chôn dưới mặt cỏ của sân này. Dĩ nhiên, dịch vụ này không mang mục đích thương mại.
Vỹ thanh: Ở Mỹ Đình lúc này, buồn thay, những dịch vụ thực sự phục vụ người yêu thể thao như vậy còn quá ít ỏi. Thay vào đó là những hàng quán xô bồ, phản cảm.
Liệu danh tiếng, hình ảnh của sân vận động quốc gia trước, trong và sau trận đấu với Arsenal có xứng với tầm quốc tế, " mặt cỏ xịn nhất" Đông Nam Á như người trong cuộc quảng cáo hay không?
Quán bia này đã tồn tại khá lâu ở Mỹ Đình |
Quán massage này vẫn đỏ đèn hàng đêm |
Chí Thiện
Bình luận