(VTC News)- Liệu những hành động gần đây của ban tổ chức trận đấu tuyển VN-Arsenal có phải là một hình thức tạo scandal, đánh bóng thương hiệu bài bản và hết sức chuyên nghiệp?
Ban Tổ chức tự “chế” giá thuê sân
Theo ông Cấn Văn Nghĩa, Giám đốc Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình, thì chuyện thuê sân, hợp đồng chưa được ký, các bên chưa có buổi làm việc chính thức nào đàm phán về việc thuê sân cũng như khâu tổ chức trận bóng tại Mỹ Đình.
Ông Nghĩa còn cho biết thêm: “Đây là trận đấu mình phải giữ thương hiệu quốc gia, chứ không phải sân của CLB hay địa phương nào. Vì thế mà chúng tôi sẽ phải sơn lại gần như toàn bộ sân, làm công tác tu dưỡng mặt cỏ…thế mới xứng tầm ĐTQG đá với Arsenal. Phía Arsenal rất quan tâm tới mặt sân, các phòng ban chức năng và an ninh, chứ Khu liên hợp không đặt nặng vấn đề kinh phí thuê sân.”
Quan trọng hơn, ông Nghĩa bức xúc bởi lí do “Chúng tôi chưa ký hợp đồng, chưa có văn bản chính thức gì về việc thuê sân cho trận đấu nhưng những ngày qua VFF và Eximbank, HAGL cố tình tự chế ra giá thuê sân để tạo scandal cho sự kiện này thì thật đáng buồn. Họ đã không vì bóng đá mà chỉ quan tâm đến kinh doanh, kiếm lời từ sự kiện này. Tôi cảm thấy thương cho người hâm mộ chúng ta trong sự kiện này họ sẽ bị những nhà tổ chức chặt chém với giá vé rất cao”.
Với giá vé trung bình 1 triệu/ 1 vé nhân với 40 nghìn chỗ ngồi Ban Tổ chức trận đấu đã thu về 40 tỷ đồng, chưa tính đến số tiền thu về từ quảng cáo tại sân Mỹ Đình và truyền hình dự kiến tương đương số tiền bán vé, như vậy VFF, Eximbank và HAGL thu về từ thương vụ này lên tới gần 100 tỷ đồng. Chưa kể đến hậu thương vụ này, cổ phiếu Eximbank và HAGL sẽ biến động “có lợi” như thế nào cho 2 doanh nghiệp này.
Có thể thấy, nếu Ban Tổ chức có thuê sân Mỹ Đình với giá 1,5 tỉ đồng (tương dương 74.000 USD) thực chất cũng chẳng thấm vào đâu so với BTC các trận đấu quốc tế trên của Thái Lan, Malaysia và thậm chí Indonesia.
Với Thái Lan, mỗi trận đấu với các CLB châu Âu, BTC các trận đấu đã phải trả cho ban quản lý sân Rajamangala (thuộc Bộ Thể thao và Du lịch Thái Lan quản lý) 1 triệu USD mỗi trận, riêng trận với Barcelona phí sân lên đến 1,2 triệu USD, đây cũng là trận đấu có giá vé đắt nhất trong số bốn CLB trên đến Thái Lan du đấu.
Tương tự khi Barcelona và Liverpool sang Malaysia thi đấu, BTC cũng phải trả cho sân Bukit Jalil con số gần 1 triệu USD/trận.
Scandal đánh bóng thương hiệu?
Trả lời báo chí, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết “trận đấu này chỉ là do liên đoàn bóng đá và một nhóm cá nhân, doanh nghiệp đứng ra tổ chức, chứ không liên quan gì đến Bộ, cho đến giờ phút này Bộ cũng chưa nhận được báo cáo hay công văn gì về tổ chức trận đấu”.
Thêm nữa VFF là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, Ngân hàng Eximbank và HAGL là những doanh nghiệp kinh doanh ngân hàng và bóng đá chuyên nghiệp chứ không phải những đơn vị trên là tổ chức chính trị hay cơ quan quản lý Nhà nước.
Vì thế, biến việc tổ chức trận đấu gặp Arsenal thành “nhiệm vụ chính trị” theo cách chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ trả lời báo chí trong khi đó đơn thuần chỉ là thương vụ kinh doanh của các doanh nghiệp có phần... hơi quá.
Bên cạnh đó, việc BTC đặt mức giá vé khá cao, cụ thể mức thấp nhất sẽ là 700.000 đồng, thay vì 400.000 đồng như dự tính ban đầu, giá vé cao nhất là 1.500.000 và có thể có sự điều chỉnh sau ngày 20/6 tới đây khiến nó có vẻ nằm ngoài... "sức chịu đựng" của khá đông người hâm mộ Việt Nam.
Tất nhiên, sự cuồng nhiệt của cổ động viên Việt Nam sẽ không bị giới hạn bởi vài ba trăm nghìn, Song cách mà ban tổ chức trận đấu đánh tiếng với dư luận dễ khiến người khác liên tưởng tới một vụ scandal đánh bóng thương hiệu bài bản, nhiều lớp lang chặt chẽ.
Sau những thông tin từ phía VFF và Ban tổ chức trận đấu tuyển VN-Arsenal về mức phí thuê sân lên đến 1,5 tỷ đồng, có vẻ phía ban quản lý sân vận động Mỹ Đình đang rơi vào thế yếu. Tuy nhiên, giống như cách ông Cấn Văn Nghĩa phát biểu trước giới truyền thông, mức giá này của phía Mỹ Đình, có cái lý của nó.
Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng tải quan điểm được cho là "ủng hộ" ban quản lý sân Mỹ Đình.
Ban Tổ chức tự “chế” giá thuê sân
Theo ông Cấn Văn Nghĩa, Giám đốc Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình, thì chuyện thuê sân, hợp đồng chưa được ký, các bên chưa có buổi làm việc chính thức nào đàm phán về việc thuê sân cũng như khâu tổ chức trận bóng tại Mỹ Đình.
Arsenal sang Việt Nam- sự kiện nóng bỏng của thể thao nước nhà |
Ông Nghĩa còn cho biết thêm: “Đây là trận đấu mình phải giữ thương hiệu quốc gia, chứ không phải sân của CLB hay địa phương nào. Vì thế mà chúng tôi sẽ phải sơn lại gần như toàn bộ sân, làm công tác tu dưỡng mặt cỏ…thế mới xứng tầm ĐTQG đá với Arsenal. Phía Arsenal rất quan tâm tới mặt sân, các phòng ban chức năng và an ninh, chứ Khu liên hợp không đặt nặng vấn đề kinh phí thuê sân.”
Quan trọng hơn, ông Nghĩa bức xúc bởi lí do “Chúng tôi chưa ký hợp đồng, chưa có văn bản chính thức gì về việc thuê sân cho trận đấu nhưng những ngày qua VFF và Eximbank, HAGL cố tình tự chế ra giá thuê sân để tạo scandal cho sự kiện này thì thật đáng buồn. Họ đã không vì bóng đá mà chỉ quan tâm đến kinh doanh, kiếm lời từ sự kiện này. Tôi cảm thấy thương cho người hâm mộ chúng ta trong sự kiện này họ sẽ bị những nhà tổ chức chặt chém với giá vé rất cao”.
Với giá vé trung bình 1 triệu/ 1 vé nhân với 40 nghìn chỗ ngồi Ban Tổ chức trận đấu đã thu về 40 tỷ đồng, chưa tính đến số tiền thu về từ quảng cáo tại sân Mỹ Đình và truyền hình dự kiến tương đương số tiền bán vé, như vậy VFF, Eximbank và HAGL thu về từ thương vụ này lên tới gần 100 tỷ đồng. Chưa kể đến hậu thương vụ này, cổ phiếu Eximbank và HAGL sẽ biến động “có lợi” như thế nào cho 2 doanh nghiệp này.
Có thể thấy, nếu Ban Tổ chức có thuê sân Mỹ Đình với giá 1,5 tỉ đồng (tương dương 74.000 USD) thực chất cũng chẳng thấm vào đâu so với BTC các trận đấu quốc tế trên của Thái Lan, Malaysia và thậm chí Indonesia.
Với Thái Lan, mỗi trận đấu với các CLB châu Âu, BTC các trận đấu đã phải trả cho ban quản lý sân Rajamangala (thuộc Bộ Thể thao và Du lịch Thái Lan quản lý) 1 triệu USD mỗi trận, riêng trận với Barcelona phí sân lên đến 1,2 triệu USD, đây cũng là trận đấu có giá vé đắt nhất trong số bốn CLB trên đến Thái Lan du đấu.
Tương tự khi Barcelona và Liverpool sang Malaysia thi đấu, BTC cũng phải trả cho sân Bukit Jalil con số gần 1 triệu USD/trận.
Scandal đánh bóng thương hiệu?
Trả lời báo chí, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết “trận đấu này chỉ là do liên đoàn bóng đá và một nhóm cá nhân, doanh nghiệp đứng ra tổ chức, chứ không liên quan gì đến Bộ, cho đến giờ phút này Bộ cũng chưa nhận được báo cáo hay công văn gì về tổ chức trận đấu”.
Ai được lợi từ thương vụ này? |
Thêm nữa VFF là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, Ngân hàng Eximbank và HAGL là những doanh nghiệp kinh doanh ngân hàng và bóng đá chuyên nghiệp chứ không phải những đơn vị trên là tổ chức chính trị hay cơ quan quản lý Nhà nước.
Vì thế, biến việc tổ chức trận đấu gặp Arsenal thành “nhiệm vụ chính trị” theo cách chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ trả lời báo chí trong khi đó đơn thuần chỉ là thương vụ kinh doanh của các doanh nghiệp có phần... hơi quá.
Bên cạnh đó, việc BTC đặt mức giá vé khá cao, cụ thể mức thấp nhất sẽ là 700.000 đồng, thay vì 400.000 đồng như dự tính ban đầu, giá vé cao nhất là 1.500.000 và có thể có sự điều chỉnh sau ngày 20/6 tới đây khiến nó có vẻ nằm ngoài... "sức chịu đựng" của khá đông người hâm mộ Việt Nam.
Tất nhiên, sự cuồng nhiệt của cổ động viên Việt Nam sẽ không bị giới hạn bởi vài ba trăm nghìn, Song cách mà ban tổ chức trận đấu đánh tiếng với dư luận dễ khiến người khác liên tưởng tới một vụ scandal đánh bóng thương hiệu bài bản, nhiều lớp lang chặt chẽ.
P.V
Bình luận