Người thầy luôn muốn nhìn lớp mình toàn những cầu thủ ngoan ngoãn, nhưng họ luôn ấn tượng, nhớ và thương những cậu học trò cá biệt.
Nhưng Wenger vẫn muốn có một người như thế, hơn lúc nào hết. 8 năm không danh hiệu cũng là khoảng thời gian mà Arsenal xa vắng đi một thủ lĩnh đích thực, một cầu thủ quái chiêu có thể nhận hết sức ép về mình, để cho các đồng đội xung quanh chơi tốt hơn. Một cầu thủ như Suarez vậy!
Từ khi Thierry Henry ra đi, băng thủ quân lần lượt qua tay 4 cầu thủ, không ai trong số họ khiến Wenger và các CĐV Arsenal hài lòng. Cesc quá hiền, Robin van Persie đáp ứng trọn vẹn vai trò chuyên môn, nhưng không bao giờ là điểm tựa tinh thần. William Gallas thậm chí đã khóc khi đội nhà bị phạt một quả phạt đền. Còn Thomas Vermaelen? Chiếc băng thủ quân biến anh từ một điểm tựa trở thành thảm họa.
Vì sao Arsenal luôn là đội có nhiều ca chấn thương nặng nhất, khiến người xem ám ảnh nhất? Cũng là vì họ quá hiền, quá tuân thủ những chỉ thị của Wenger. Đối thủ thích đạp cầu thủ Arsenal một phần vì họ yên tâm là đám học trò hiền ngoan chả bao giờ dám trả đũa. Có ai dám đạp Suarez không?
Một cầu thủ phá rào như Suarez đúng là mang lại những phiền toái, nhưng nó cũng bằng số phiền toái mà anh ta mang lại cho đối thủ. Giật chỏ, đánh tay, húc đầu, cẩu xực, hậu vệ nào cũng phải "xa một tí thì lành hơn một tí" với anh. Chưa đụng Suarez đã lăn ra, hậu vệ cũng ngại ngần hơn trong những pha va chạm. Sự ức chế mà Suarez mang lại cho các đối thủ là một thứ vũ khí, tuy không đáng khuyến khích, nhưng cực kỳ hữu dụng. Arsenal không có thứ vũ khí ấy suốt mấy năm qua.
Cậu học sinh cá biệt không biết sợ. Hắn ta có thể lao vào những học sinh lớp cao hơn chỉ để chúng không bắt nạt những bạn cùng lớp. Khi Arsenal gặp những đối thủ chơi rắn, họ vẫn co mình chịu đựng hơn là đánh trả. Nếu có một người dám hy sinh ăn một thẻ vàng để xốc dạy tinh thần toàn đội, như Roy Keane, như Patrick Vieira, như Paul Scholes, cục diện tâm lý có thể khác. Với Suarez, Wenger sẽ có một người như thế.
Gã học sinh cá biệt ấy gây phiền phức, nhưng cũng biết hy sinh. Bạn có nhớ pha dùng tay cản bóng, chấp nhận bị đuổi để đội nhà có một cửa thắng trong hàng chục cửa thua trong màu áo ĐT Uruguay ở World Cup 2010? Hành động ấy, nếu xét trên khía cạnh hy sinh vì đội nhà, cũng đẹp không thua gì một siêu phẩm.
Wenger cần lắm một cậu học trò như thế để tạo ra những khác biệt, để thay đổi vận mệnh lớp học của mình. Đấy là lý do ông đang dốc sức lôi kéo cậu học trò của Liverpool về "lớp ngoan" Arsenal của mình?
Không có chúng, lớp học sẽ buồn bã biết bao. Phải chăng "thầy" Wenger cũng bắt đầu muốn có một học sinh cá biệt trong lớp, sau quá nhiều năm làm việc với những cậu học trò ngoan.
Một người thầy không bao giờ biết được cậu học trò cá biệt có thể mang lại cho mình những phiền toái gì. Chọc thủng lốp xe, lấy mắt mèo đính vào ghế, hét lên khi đang... ngủ mớ. Với một người như Suarez cũng vậy, Wenger chả thể nào biết khi nào thì anh... cắn người, khi nào thì lăn đùng ra như thể bị trời giáng và ăn thẻ cho tội giả vờ. Tệ hơn, Suarez có thể cho cái lớp điểm mà Wenger đang chủ nhiệm trở nên xấu xí hơn.
Đã đến lúc Arsenal cần một cá tính mạnh như Suarez |
Nhưng Wenger vẫn muốn có một người như thế, hơn lúc nào hết. 8 năm không danh hiệu cũng là khoảng thời gian mà Arsenal xa vắng đi một thủ lĩnh đích thực, một cầu thủ quái chiêu có thể nhận hết sức ép về mình, để cho các đồng đội xung quanh chơi tốt hơn. Một cầu thủ như Suarez vậy!
Từ khi Thierry Henry ra đi, băng thủ quân lần lượt qua tay 4 cầu thủ, không ai trong số họ khiến Wenger và các CĐV Arsenal hài lòng. Cesc quá hiền, Robin van Persie đáp ứng trọn vẹn vai trò chuyên môn, nhưng không bao giờ là điểm tựa tinh thần. William Gallas thậm chí đã khóc khi đội nhà bị phạt một quả phạt đền. Còn Thomas Vermaelen? Chiếc băng thủ quân biến anh từ một điểm tựa trở thành thảm họa.
Vì sao Arsenal luôn là đội có nhiều ca chấn thương nặng nhất, khiến người xem ám ảnh nhất? Cũng là vì họ quá hiền, quá tuân thủ những chỉ thị của Wenger. Đối thủ thích đạp cầu thủ Arsenal một phần vì họ yên tâm là đám học trò hiền ngoan chả bao giờ dám trả đũa. Có ai dám đạp Suarez không?
Một cầu thủ phá rào như Suarez đúng là mang lại những phiền toái, nhưng nó cũng bằng số phiền toái mà anh ta mang lại cho đối thủ. Giật chỏ, đánh tay, húc đầu, cẩu xực, hậu vệ nào cũng phải "xa một tí thì lành hơn một tí" với anh. Chưa đụng Suarez đã lăn ra, hậu vệ cũng ngại ngần hơn trong những pha va chạm. Sự ức chế mà Suarez mang lại cho các đối thủ là một thứ vũ khí, tuy không đáng khuyến khích, nhưng cực kỳ hữu dụng. Arsenal không có thứ vũ khí ấy suốt mấy năm qua.
Suarez giống như một cậu học sinh cá biệt không biết sợ hãi |
Cậu học sinh cá biệt không biết sợ. Hắn ta có thể lao vào những học sinh lớp cao hơn chỉ để chúng không bắt nạt những bạn cùng lớp. Khi Arsenal gặp những đối thủ chơi rắn, họ vẫn co mình chịu đựng hơn là đánh trả. Nếu có một người dám hy sinh ăn một thẻ vàng để xốc dạy tinh thần toàn đội, như Roy Keane, như Patrick Vieira, như Paul Scholes, cục diện tâm lý có thể khác. Với Suarez, Wenger sẽ có một người như thế.
Gã học sinh cá biệt ấy gây phiền phức, nhưng cũng biết hy sinh. Bạn có nhớ pha dùng tay cản bóng, chấp nhận bị đuổi để đội nhà có một cửa thắng trong hàng chục cửa thua trong màu áo ĐT Uruguay ở World Cup 2010? Hành động ấy, nếu xét trên khía cạnh hy sinh vì đội nhà, cũng đẹp không thua gì một siêu phẩm.
Wenger cần lắm một cậu học trò như thế để tạo ra những khác biệt, để thay đổi vận mệnh lớp học của mình. Đấy là lý do ông đang dốc sức lôi kéo cậu học trò của Liverpool về "lớp ngoan" Arsenal của mình?
Theo Bongdaplus
Bình luận