Hội nghị APEC là diễn đàn quan trọng để các nhà lãnh đạo và giới doanh nghiệp các nền kinh tế APEC đối thoại, giao lưu.
Trong khuôn khổ các hội nghị của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), sáng 9/11, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc đã diễn ra lễ khai mạc Hội nghị các nhà lãnh đạo và giới doanh nghiệp APEC (APEC CEO Summit).
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất, tiềm lực lớn nhất và hợp tác sôi động nhất trên thế giới, dẫn dắt sự phục hồi và phát triển kinh tế toàn cầu. Hiện khu vực này chiếm tới 40% dân số thế giới, 57% Tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu và 48% thương mại thế giới.
Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng châu Á - Thái Bình Dương đã bước vào giai đoạn phát triển mới, tài chính, kỹ thuật, thông tin, trao đổi nhân sự đạt trình độ cao.
Vị thế của khu vực châu Á – Thái Bình Dương không ngừng được nâng cao, sự liên kết giữa các nền kinh tế khu vực ngày càng chặt chẽ, tầm quan trọng và sự cần thiết nhất thể hóa khu vực ngày một nổi bật.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhận định, tuy nhiên, khu vực này cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức trên nhiều phương diện. Các nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự phục hồi của một số nền kinh tế khu vực còn chậm; nhiệm vụ nâng cao chất lượng và hiệu quảkinh tế châu Á - Thái Bình Dương vô cùng khó khăn, phương hướng và trọng điểm đẩy nhanh tiến trình nhất thể hóa kinh tế khu vực không đồng nhất.
Theo Chủ tịch Tập Cận Bình, các nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần tăng cường nỗ lực nhằm tạo dựng đối tác tin cậy lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi và cùng xây dựng một nền kinh tế mở. Bên cạnh đó, các nền kinh tế cũng cần khai thác những hướng đi mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng và lên kế hoạch cho sự kết nối toàn diện.
Ông Tập Cận Bình nói: “Chúng ta cần chung tay xây dựng quan hệ đối tác giữa các nước thành viên APEC trên cơ sở tin cậy song phương, hợp tác trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Tất cả mọi người đều có mục tiêu chung là tìm kiếm đối tác, tìm kiếm các điểm chung song vẫn bảo tồn sự khác biệt của mỗi bên. Mọi việc đều sẽ suôn sẻ một khi chúng ta có nhiều đối tác”.
“Chúng ta cần tăng cường lòng tin, loại bỏ những nghi ngại, thông qua sự trao đổi thẳng thắn và sâu rộng mọi vấn đề. Chúng ta cần thay thế tư duy “người chiến thắng sẽ giành tất cả” bằng tư duy tất cả mọi người cùng thắng nhằm tăng cường sự phát triển của châu Á ngày càng thịnh vượng hơn, qua đó thúc đẩy sự thịnh vượng của toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, ông Tập Cận Bình cho hay.
Hội nghị các nhà lãnh đạo và giới doanh nghiệp APEC là diễn đàn quan trọng để các nhà lãnh đạo và giới doanh nghiệp các nền kinh tế APEC đối thoại, giao lưu. Đây cũng là hoạt động của giới doanh nghiệp có sức ảnh hưởng nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong một tuyên bố trước báo giới mới đây, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, bà Susan Rice cho biết: “Mỹ mong muốn mở rộng hợp tác và thảo luận một loạt các vấn đề thương mại và đầu tư với các nước thành viên APEC tại hội nghị lần này”.
Bà Rice nói: “Hội nghị Thượng đỉnh APEC có mục tiêu là tăng cường thương mại và đầu tư giữa các các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chúng tôi mong muốn thúc đẩy các thỏa thuận quan trọng như thỏa thuận về công nghệ của Tổ chức Thương mại Quốc tế. Chúng tôi cũng mong muốn thảo luận về các vấn đề thương mại và đầu tư tại hội nghị APEC lần này”.
Theo VOV
Trong khuôn khổ các hội nghị của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), sáng 9/11, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc đã diễn ra lễ khai mạc Hội nghị các nhà lãnh đạo và giới doanh nghiệp APEC (APEC CEO Summit).
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất, tiềm lực lớn nhất và hợp tác sôi động nhất trên thế giới, dẫn dắt sự phục hồi và phát triển kinh tế toàn cầu. Hiện khu vực này chiếm tới 40% dân số thế giới, 57% Tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu và 48% thương mại thế giới.
Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi các nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần tăng cường đối tác tin cậy lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi và xây dựng nền kinh tế mở |
Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng châu Á - Thái Bình Dương đã bước vào giai đoạn phát triển mới, tài chính, kỹ thuật, thông tin, trao đổi nhân sự đạt trình độ cao.
Vị thế của khu vực châu Á – Thái Bình Dương không ngừng được nâng cao, sự liên kết giữa các nền kinh tế khu vực ngày càng chặt chẽ, tầm quan trọng và sự cần thiết nhất thể hóa khu vực ngày một nổi bật.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhận định, tuy nhiên, khu vực này cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức trên nhiều phương diện. Các nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự phục hồi của một số nền kinh tế khu vực còn chậm; nhiệm vụ nâng cao chất lượng và hiệu quảkinh tế châu Á - Thái Bình Dương vô cùng khó khăn, phương hướng và trọng điểm đẩy nhanh tiến trình nhất thể hóa kinh tế khu vực không đồng nhất.
Theo Chủ tịch Tập Cận Bình, các nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần tăng cường nỗ lực nhằm tạo dựng đối tác tin cậy lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi và cùng xây dựng một nền kinh tế mở. Bên cạnh đó, các nền kinh tế cũng cần khai thác những hướng đi mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng và lên kế hoạch cho sự kết nối toàn diện.
Ông Tập Cận Bình nói: “Chúng ta cần chung tay xây dựng quan hệ đối tác giữa các nước thành viên APEC trên cơ sở tin cậy song phương, hợp tác trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Tất cả mọi người đều có mục tiêu chung là tìm kiếm đối tác, tìm kiếm các điểm chung song vẫn bảo tồn sự khác biệt của mỗi bên. Mọi việc đều sẽ suôn sẻ một khi chúng ta có nhiều đối tác”.
“Chúng ta cần tăng cường lòng tin, loại bỏ những nghi ngại, thông qua sự trao đổi thẳng thắn và sâu rộng mọi vấn đề. Chúng ta cần thay thế tư duy “người chiến thắng sẽ giành tất cả” bằng tư duy tất cả mọi người cùng thắng nhằm tăng cường sự phát triển của châu Á ngày càng thịnh vượng hơn, qua đó thúc đẩy sự thịnh vượng của toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, ông Tập Cận Bình cho hay.
Hội nghị các nhà lãnh đạo và giới doanh nghiệp APEC là diễn đàn quan trọng để các nhà lãnh đạo và giới doanh nghiệp các nền kinh tế APEC đối thoại, giao lưu. Đây cũng là hoạt động của giới doanh nghiệp có sức ảnh hưởng nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong một tuyên bố trước báo giới mới đây, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, bà Susan Rice cho biết: “Mỹ mong muốn mở rộng hợp tác và thảo luận một loạt các vấn đề thương mại và đầu tư với các nước thành viên APEC tại hội nghị lần này”.
Bà Rice nói: “Hội nghị Thượng đỉnh APEC có mục tiêu là tăng cường thương mại và đầu tư giữa các các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chúng tôi mong muốn thúc đẩy các thỏa thuận quan trọng như thỏa thuận về công nghệ của Tổ chức Thương mại Quốc tế. Chúng tôi cũng mong muốn thảo luận về các vấn đề thương mại và đầu tư tại hội nghị APEC lần này”.
Theo VOV
Bình luận