• Zalo

Ảnh: Xem nông dân Hà Tĩnh dùng trâu ép mía tạo mật độc nhất vô nhị

Đời sốngThứ Năm, 11/02/2021 13:31:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Ngày giáp Tết, nhiều người tìm về làng nghề mật mía ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) xem người dân dùng trâu ép mía nấu mật theo cách cổ truyền không nơi nào có được.

Ảnh: Xem nông dân Hà Tĩnh dùng trâu ép mía tạo mật độc nhất vô nhị - 1

Hàng năm, cứ vào dịp giáp Tết, nhiều người lại tìm về làng mật mía gia truyền nổi tiếng ở xã Thọ Điền (huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) để mua được loại mật thơm ngon phục vụ trong dịp Tết. Nhiều người hiếu kỳ cũng tìm đến đây để được tận mắt chứng kiến công nghệ sản xuất mật mía thủ công bằng sức trâu.

Ảnh: Xem nông dân Hà Tĩnh dùng trâu ép mía tạo mật độc nhất vô nhị - 2

Bật mí về nghề làm mật mía thủ công, anh Nguyễn Văn Dũng (SN 1980, ở thôn 1, xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) chia sẻ: "Gia đình tôi thường dậy từ 5h sáng gom mía vào bếp để ép lấy mật. Khác với nhiều hộ trong thôn, gia đình tôi duy trì việc dùng sức trâu ép mía nấu mật hơn 10 năm nay, đây là nghề truyền thống từ bố mẹ chúng tôi truyền lại".

Ảnh: Xem nông dân Hà Tĩnh dùng trâu ép mía tạo mật độc nhất vô nhị - 3

Theo anh Dũng, khác với những gia đình khác, gia đình anh Dũng dùng sức trâu để ép mía lấy nước, dùng máy móc, trong 5 giờ có thể ép được hơn 1 tấn mía cây, còn vận dụng sức trâu chỉ đạt năng suất từ 3-4 tạ. Việc làm thủ công phù hợp với hộ làm ăn nhỏ lẻ.

Ảnh: Xem nông dân Hà Tĩnh dùng trâu ép mía tạo mật độc nhất vô nhị - 4

Hiện xã Thọ Điền có hàng trăm hộ dân làm nghề nấu mật mía, đa số dùng máy cơ giới ép mía, thời gian vào vụ làm mật thường kéo dài từ 15-20 ngày. Tuy vậy, nhiều người vẫn còn duy trì vận dụng sức trâu vào sản xuất.

Ảnh: Xem nông dân Hà Tĩnh dùng trâu ép mía tạo mật độc nhất vô nhị - 5

Chứng kiến cảnh người dân dùng sức trâu ép mía, anh Nguyễn Thanh Tùng (ở thành phố Hà Tĩnh) không khỏi ngỡ ngàng chia sẻ: "Lần đầu tiên tiên tôi được chứng kiến cảnh sản xuất mật mía rất thú vị, con trâu và người thợ như một cỗ máy hoạt động nhịp nhàng, đây có lẽ là công nghệ sản xuất thủ công được truyền lại từ lâu đời, vừa có nét cổ xưa, cũng vừa tạo được đặc trưng riêng của làng nghề mật mía nơi đây".

Ảnh: Xem nông dân Hà Tĩnh dùng trâu ép mía tạo mật độc nhất vô nhị - 6

Sau khi hoàn thành công đoạn ép mía lấy nước, nước mía sẽ được đổ vào bể lọc để bắt đầu quá trình nấu mật. Chiếc chảo lớn dùng để nấu mật đặt trên bếp, hai bên có hai thùng nhôm với màng lọc đựng nước mía thô.

Ảnh: Xem nông dân Hà Tĩnh dùng trâu ép mía tạo mật độc nhất vô nhị - 7

Ngoài ra, nước mía được đun sôi trong 2 giờ, sau đó lọc lại khoảng 3-4 lần cho thật sạch. Trong quá trình nấu mật, người dân phải túc trực vớt bọt để nước không bị trào ra bếp, sau đó nấu tiếp 4 giờ nữa để tạo mật.

Ảnh: Xem nông dân Hà Tĩnh dùng trâu ép mía tạo mật độc nhất vô nhị - 8

Khi ép nước, phần thân cây mía được cho vào trụ sắt ép đi ép lại khoảng 4 lần. Khi bã mía hết nước, người dân gom lại đem ra sân phơi khô làm củi nấu.

Ảnh: Xem nông dân Hà Tĩnh dùng trâu ép mía tạo mật độc nhất vô nhị - 9

Trung bình mỗi gia đình làm mật mía ở xã Thọ Điền sở hữu từ một sào đến hơn một hecta mía. Cây mía trồng sau một năm là cho thu hoạch.

Ảnh: Xem nông dân Hà Tĩnh dùng trâu ép mía tạo mật độc nhất vô nhị - 10

Bình quân một ngày, mỗi gia đình ép được hơn 200 lít nước mía, nấu được 30-35 lít mật. Mỗi lít mật mía bán giá 45.000 đồng. Trung bình mỗi vụ, một gia đình làm mật thu về 30-35 triệu đồng.

Ảnh: Xem nông dân Hà Tĩnh dùng trâu ép mía tạo mật độc nhất vô nhị - 11

Mật mía Thọ Điền được đánh giá là sạch, thơm ngon được người dân địa phương sử dụng để kho thịt, kho cá, làm bánh ngào, bánh khảo, nấu chè…

PHAN ẤN
Bình luận
vtcnews.vn