(VTC News) – Trong cuộc chạy thử của tàu sân bay Thi Lang Trung Quốc, chiến đấu cơ J-15 đã được thử nghiệm tính năng lên xuống.
Trong lần chạy thử gần đây ở cảng Đại Liên, vùng đông bắc Trung Quốc, tàu sân bay Thi Lang đã thử nghiệm tính năng lên xuống của chiến đấu cơ J-15.
Sau một năm chạy thử trên biển, Thi Lang được chọn là phương tiện thử nghiệm và huấn luyện tính năng lên xuống của các chiến đấu cơ. Dự kiến phải vài tháng nữa mới hoàn tất dự án này.
Theo trang mạng Sina, tàu sân bay là loại tàu khá phức tạp, có hơn 5.000 binh sĩ, mỗi người một nhiệm vụ, boong tàu nhỏ mà số lượng nhân viên thì đông. Do đó, hiệu suất công việc chưa cao.
Tàu sân bay Thi Lang được cho là có thể chứa được gần trăm chiến đấu cơ. Vấn đề đặt ra là vận chuyển như thế nào để đảm bảo mức an toàn tối đa. Khi đó, cần thiết phải có một cần cẩu.
Khi mới xuất hiện trong lịch sử quân sự, tàu sân bay không có cần cẩu, mà có thì vai trò của nó cũng không lớn, việc vận chuyển các chiến cơ ra vào kho chứa chủ yếu thông qua hai đường băng nhỏ trên boong tàu.
Điển hình nhất là mẫu hạm của Nhật Bản, nó có boong tàu 3 tầng. Boong cao nhất là nơi hạ cánh, boong giữa và cuối là nơi cất cánh. Boong cất cánh thông với kho máy bay. Do đó, khi máy bay được đưa ra khỏi kho chứa có thể lập tức cất cánh.
Tuy nhiên, do không có cần cầu, nên việc cất cánh của các chiến cơ diễn ra khá chậm. Từ rất sớm, các cần cẩu đã được trang bị trên các mẫu hạm. Tuy nhiên, đa số các cần cẩu được bố trí ở giữa sàn tàu.
Quanh cần cẩu là những chiếc thang dây. Độ chống sóng và an toàn của nó là khá cao. Nhưng mức độ rung lắc tương đối lớn, phải cần tới vài trăm tấn thép để gia cố.
Tàu sân bay đầu tiên (tạm thời mang tên Thi Lang) của nước này sẽ được sáp nhập vào các hạm đội hải quân thuộc Quân đội Giải phóng Trung Quốc vào đúng ngày quốc khánh 1/10 tới, tờ South China Morning Post – nhật báo bằng tiếng Anh có trụ sở ở Hong Kong dẫn lời các nhà nghiên cứu đại lục.
Theo nguồn tin trên, tàu sân bay Trung Quốc Thi Lang được tu sửa và nâng cấp, trên cơ sở "mua sắt vụn" chiếc tàu Varyag của Liên Xô cũ từ phía Ukraine năm 1998.
Sau một năm chạy thử trên biển, Thi Lang được chọn là phương tiện thử nghiệm và huấn luyện tính năng lên xuống của các chiến đấu cơ. Dự kiến phải vài tháng nữa mới hoàn tất dự án này.
Theo trang mạng Sina, tàu sân bay là loại tàu khá phức tạp, có hơn 5.000 binh sĩ, mỗi người một nhiệm vụ, boong tàu nhỏ mà số lượng nhân viên thì đông. Do đó, hiệu suất công việc chưa cao.
Tàu sân bay Thi Lang được cho là có thể chứa được gần trăm chiến đấu cơ. Vấn đề đặt ra là vận chuyển như thế nào để đảm bảo mức an toàn tối đa. Khi đó, cần thiết phải có một cần cẩu.
Khi mới xuất hiện trong lịch sử quân sự, tàu sân bay không có cần cẩu, mà có thì vai trò của nó cũng không lớn, việc vận chuyển các chiến cơ ra vào kho chứa chủ yếu thông qua hai đường băng nhỏ trên boong tàu.
Điển hình nhất là mẫu hạm của Nhật Bản, nó có boong tàu 3 tầng. Boong cao nhất là nơi hạ cánh, boong giữa và cuối là nơi cất cánh. Boong cất cánh thông với kho máy bay. Do đó, khi máy bay được đưa ra khỏi kho chứa có thể lập tức cất cánh.
Tuy nhiên, do không có cần cầu, nên việc cất cánh của các chiến cơ diễn ra khá chậm. Từ rất sớm, các cần cẩu đã được trang bị trên các mẫu hạm. Tuy nhiên, đa số các cần cẩu được bố trí ở giữa sàn tàu.
Quanh cần cẩu là những chiếc thang dây. Độ chống sóng và an toàn của nó là khá cao. Nhưng mức độ rung lắc tương đối lớn, phải cần tới vài trăm tấn thép để gia cố.
Tàu sân bay đầu tiên (tạm thời mang tên Thi Lang) của nước này sẽ được sáp nhập vào các hạm đội hải quân thuộc Quân đội Giải phóng Trung Quốc vào đúng ngày quốc khánh 1/10 tới, tờ South China Morning Post – nhật báo bằng tiếng Anh có trụ sở ở Hong Kong dẫn lời các nhà nghiên cứu đại lục.
Theo nguồn tin trên, tàu sân bay Trung Quốc Thi Lang được tu sửa và nâng cấp, trên cơ sở "mua sắt vụn" chiếc tàu Varyag của Liên Xô cũ từ phía Ukraine năm 1998.
Hiện tàu này chưa có tên chính thức, nhưng đã được đưa vào chạy thử chín lần. Lần cuối cùng tàu sân bay Trung Quốc ra khơi vào ngày 30/7, với hải trình 25 ngày đêm. Đây được coi là lần chạy thử lâu nhất kể từ khi Varyag ra khơi lần đầu tiên vào tháng 8/2011.
Tàu sân bay Varyag có chiều dài 304,5m và chiều rộng 37m với trọng lượng choán nước 58.500 tấn. Chiếc tàu đã được Trung Quốc tân trang lại toàn bộ với nhiệm vụ mới là phương tiện huấn luyện và nghiên cứu.
Tàu sân bay Varyag chạy thử lần đầu tiên từ một cảng ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Đông Bắc Trung Quốc, ngày 10/8/2011.
Những bức ảnh về vụ thử nghiệm của tàu sân bay Trung Quốc đang lan truyền trên mạng:
Đỗ Hường
Bình luận