Thương xá Tax được xây dựng vào những năm 80 của thế kỷ trước và sắp bị phá bỏ để xây dựng toà nhà 40 tầng.
Thương xá Tax ngày ấy được mang tên Les Grands Magazins Charner (GMC) được xây dựng theo phong cách kiến trúc Pháp với những nét chấm phá mang đậm đường nét văn hóa Á Đông.
GMC tọa lạc tại vị trí đẹp nhất của trung tâm Sài Gòn, kinh doanh các mặt hàng bazar sang trọng được nhập khẩu chủ yếu từ Anh, Pháp và các nước phương tây nhằm phục vụ cho giới thượng lưu Sài thành và các đại điền chủ lục tỉnh Nam kỳ vào thời kỳ đó.
Để tận dụng tối đa công năng và hiệu quả sử dụng tòa nhà, người chủ GMC đã quyết định đập bỏ tháp đồng hồ và xây thêm một tầng nữa, đồng thời chữ GMC được đặt trên nóc tòa nhà, quan khách có thể nhìn thấy từ rất xa.
Đầu thập niên 60 của thế kỷ 20, tòa nhà GMC được Hội Mậu dịch đổi tên thành Thương xá Tax, mặt bằng được chia nhỏ và cho các tiểu thương thuê vị trí để buôn bán. Vào thời kỳ này, việc mua bán vẫn rất nhộn nhịp, hàng hóa không khác mấy so với trước, đồng thời, các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới bắt đầu được du nhập nhiều hơn vào Việt Nam.
Sau ngày giải phóng 30/4/1975, tòa nhà Thương xá Tax được giao lại cho UBND Thành phố. Tòa nhà không còn là địa điểm kinh doanh sầm uất; mặt bằng thỉnh thoảng được tận dụng làm không gian trưng bày các mặt hàng, máy móc công nghiệp do các đơn vị quốc doanh của thành phố sản xuất.
Vào ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6/1978, một lần nữa Thương xá Tax được đổi tên thành Cửa hàng phục vụ thiếu nhi Thành phố, với đội ngũ mậu dịch viên khăn quàng đỏ, đánh dấu sự náo nhiệt trở lại của tòa nhà tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh sau một thời gian trầm lắng.
Đến năm 1981, trên cơ sở sáp nhập Cửa hàng phục vụ thiếu nhi và các quầy hàng chuyên kinh doanh trong tòa nhà trước đó, UBND Thành phố quyết định thành lập Cửa hàng bách hóa tổng hợp Thành phố trực thuộc Sở Thương nghiệp để nâng tầm hoạt động, phục vụ rộng rãi nhu cầu người tiêu dùng và tòa nhà trở thành một trong những cửa hàng lớn nhất Việt Nam thời bấy giờ.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử cùng biến động của thành phố, tòa nhà vẫn tiếp tục tồn tại một cách bền vững và lặng lẽ. Tuy nhiên, dấu ấn thời gian ngày một in hằn trên từng cây cột và từng mảng tường của tòa nhà.
Những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ 20, tòa nhà một lần nữa được cải tạo và chuẩn bị cho giai đoạn buôn bán tấp nập, thịnh vượng mới. Thời điểm này, tòa nhà trở thành một trung tâm giao dịch thực sự, hàng hóa tại đây vô cùng phong phú, từ hàng may mặc, mỹ nghệ đến những mặt hàng xa xỉ.
Ngày 19/1/1998, dòng chữ Thương xá Tax chính thức được đặt trên nóc tòa nhà thay thế dòng chữ Cửa hàng bách hóa tổng hợp Thành phố, đánh đấu sự trở lại của một thương hiệu đã tồn tại và ăn sâu vào nếp nghĩ của người Sài Gòn.
Ngày 26/4/2003, trung tâm thương mại hiện đại mang tên Thương xá Tax được khánh thành trên cơ sở đại tu toàn bộ tòa nhà đã đáp ứng được sự mong đợi của lãnh đạo cũng như đông đảo nhân dân thành phố và du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.
Thương xá Tax ngày ấy mang tên Les Grands Magazins Charner (GMC) được xây dựng theo phong cách kiến trúc Pháp với những nét chấm phá mang đậm đường nét văn hóa Á Đông. GMC tọa lạc tại vị trí đẹp nhất của trung tâm Sài Gòn.
Thương xá Tax cùng với những công trình kiến trúc khác như: Chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố, Nhà hát lớn Thành phố, Dinh Thống Nhất đã và đang cùng nhau góp phần quảng bá hình ảnh, con người Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng đến với bạn bè thế giới.
Tuy nhiên, đến năm 2015, nơi đây sẽ xây dựng cao ốc 40 tầng với số vốn hàng trăm triệu USD. Khoảng 500m2 của Thương xá Tax phải bàn giao cho Ban Quản lý Đường sắt đô thị để thi công tháp thông gió ga Nhà hát thành phố của tuyến metro số 1. Vì vậy, những đơn vị, cá nhân kinh doanh tại đây sẽ phải chuyển ra khỏi trung tâm thương mại trước tháng 10/2014.
Thông tin về việc đóng cửa Thương Xá Tax, một công trình kiến trúc được xây dựng từ những năm 1880 khiến người dân cảm thấy hụt hẫng và tiếc nuối.
Đối với nhiều người dân Sài Gòn, Thương Xá Tax không đơn thuần là một nơi để mua sắm, mà còn là nơi họ đặt chân tới để tìm những hoài niệm của Sài Gòn năm xưa, hay đơn giản là tìm lại ký ức những khi mua cuốn vở, cây bút, món quà sinh nhật nho nhỏ... cũng đạp xe tới đây, háo hức chọn đồ.
Công trình hơn 130 tuổi sắp không còn, khiến nhiều người dân thành phố lại một lần nữa hoài niệm về những biểu tượng gắn liền với Sài Gòn đã và sắp mất đi, để nhường chỗ cho những công trình mới hơn, hiện đại hơn phục vụ cuộc sống của người dân thành phố.
Một số hình ảnh "độc" về Thương xá Tax:
Theo Khám phá
Thương xá Tax ngày ấy được mang tên Les Grands Magazins Charner (GMC) được xây dựng theo phong cách kiến trúc Pháp với những nét chấm phá mang đậm đường nét văn hóa Á Đông.
GMC tọa lạc tại vị trí đẹp nhất của trung tâm Sài Gòn, kinh doanh các mặt hàng bazar sang trọng được nhập khẩu chủ yếu từ Anh, Pháp và các nước phương tây nhằm phục vụ cho giới thượng lưu Sài thành và các đại điền chủ lục tỉnh Nam kỳ vào thời kỳ đó.
Để tận dụng tối đa công năng và hiệu quả sử dụng tòa nhà, người chủ GMC đã quyết định đập bỏ tháp đồng hồ và xây thêm một tầng nữa, đồng thời chữ GMC được đặt trên nóc tòa nhà, quan khách có thể nhìn thấy từ rất xa.
Thương xá Tax được xây dựng vào những năm 80 của thế kỷ trước. |
Đầu thập niên 60 của thế kỷ 20, tòa nhà GMC được Hội Mậu dịch đổi tên thành Thương xá Tax, mặt bằng được chia nhỏ và cho các tiểu thương thuê vị trí để buôn bán. Vào thời kỳ này, việc mua bán vẫn rất nhộn nhịp, hàng hóa không khác mấy so với trước, đồng thời, các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới bắt đầu được du nhập nhiều hơn vào Việt Nam.
Sau ngày giải phóng 30/4/1975, tòa nhà Thương xá Tax được giao lại cho UBND Thành phố. Tòa nhà không còn là địa điểm kinh doanh sầm uất; mặt bằng thỉnh thoảng được tận dụng làm không gian trưng bày các mặt hàng, máy móc công nghiệp do các đơn vị quốc doanh của thành phố sản xuất.
Vào ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6/1978, một lần nữa Thương xá Tax được đổi tên thành Cửa hàng phục vụ thiếu nhi Thành phố, với đội ngũ mậu dịch viên khăn quàng đỏ, đánh dấu sự náo nhiệt trở lại của tòa nhà tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh sau một thời gian trầm lắng.
Đến năm 1981, trên cơ sở sáp nhập Cửa hàng phục vụ thiếu nhi và các quầy hàng chuyên kinh doanh trong tòa nhà trước đó, UBND Thành phố quyết định thành lập Cửa hàng bách hóa tổng hợp Thành phố trực thuộc Sở Thương nghiệp để nâng tầm hoạt động, phục vụ rộng rãi nhu cầu người tiêu dùng và tòa nhà trở thành một trong những cửa hàng lớn nhất Việt Nam thời bấy giờ.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử cùng biến động của thành phố, tòa nhà vẫn tiếp tục tồn tại một cách bền vững và lặng lẽ. Tuy nhiên, dấu ấn thời gian ngày một in hằn trên từng cây cột và từng mảng tường của tòa nhà.
Thương xá Tax ngày ấy mang tên Les Grands Magazins Charner (GMC) được xây dựng theo phong cách kiến trúc Pháp với những nét chấm phá mang đậm đường nét văn hóa Á Đông. |
Những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ 20, tòa nhà một lần nữa được cải tạo và chuẩn bị cho giai đoạn buôn bán tấp nập, thịnh vượng mới. Thời điểm này, tòa nhà trở thành một trung tâm giao dịch thực sự, hàng hóa tại đây vô cùng phong phú, từ hàng may mặc, mỹ nghệ đến những mặt hàng xa xỉ.
Ngày 19/1/1998, dòng chữ Thương xá Tax chính thức được đặt trên nóc tòa nhà thay thế dòng chữ Cửa hàng bách hóa tổng hợp Thành phố, đánh đấu sự trở lại của một thương hiệu đã tồn tại và ăn sâu vào nếp nghĩ của người Sài Gòn.
Ngày 26/4/2003, trung tâm thương mại hiện đại mang tên Thương xá Tax được khánh thành trên cơ sở đại tu toàn bộ tòa nhà đã đáp ứng được sự mong đợi của lãnh đạo cũng như đông đảo nhân dân thành phố và du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.
Thương xá Tax ngày ấy mang tên Les Grands Magazins Charner (GMC) được xây dựng theo phong cách kiến trúc Pháp với những nét chấm phá mang đậm đường nét văn hóa Á Đông. GMC tọa lạc tại vị trí đẹp nhất của trung tâm Sài Gòn.
Thương xá Tax cùng với những công trình kiến trúc khác như: Chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố, Nhà hát lớn Thành phố, Dinh Thống Nhất đã và đang cùng nhau góp phần quảng bá hình ảnh, con người Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng đến với bạn bè thế giới.
Tuy nhiên, đến năm 2015, nơi đây sẽ xây dựng cao ốc 40 tầng với số vốn hàng trăm triệu USD. Khoảng 500m2 của Thương xá Tax phải bàn giao cho Ban Quản lý Đường sắt đô thị để thi công tháp thông gió ga Nhà hát thành phố của tuyến metro số 1. Vì vậy, những đơn vị, cá nhân kinh doanh tại đây sẽ phải chuyển ra khỏi trung tâm thương mại trước tháng 10/2014.
Thông tin về việc đóng cửa Thương Xá Tax, một công trình kiến trúc được xây dựng từ những năm 1880 khiến người dân cảm thấy hụt hẫng và tiếc nuối.
Đối với nhiều người dân Sài Gòn, Thương Xá Tax không đơn thuần là một nơi để mua sắm, mà còn là nơi họ đặt chân tới để tìm những hoài niệm của Sài Gòn năm xưa, hay đơn giản là tìm lại ký ức những khi mua cuốn vở, cây bút, món quà sinh nhật nho nhỏ... cũng đạp xe tới đây, háo hức chọn đồ.
Công trình hơn 130 tuổi sắp không còn, khiến nhiều người dân thành phố lại một lần nữa hoài niệm về những biểu tượng gắn liền với Sài Gòn đã và sắp mất đi, để nhường chỗ cho những công trình mới hơn, hiện đại hơn phục vụ cuộc sống của người dân thành phố.
Một số hình ảnh "độc" về Thương xá Tax:
Bình luận