• Zalo

Ảnh: Điều ít biết về những quốc ấn bằng vàng ròng của triều Nguyễn

Thời sựThứ Năm, 30/08/2018 07:38:00 +07:00Google News

Nhà Nguyễn có hàng trăm chiếc ấn được chế tác bằng vàng, bạc hoặc ngọc nhưng những chiếc ấn này được sử dụng vào việc gì không phải ai cũng biết.

Trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn cho làm hơn 100 chiếc ấn (làm bằng vàng, bạc thì gọi là Kim bảo, chế tác bằng ngọc thì gọi là Ngọc tỷ nhưng về sau không phân biệt rõ).

Thời vua Gia Long (1802 - 1820) có 12 chiếc ấn; thời vua Minh Mạng (1820 - 1840) có đến 15 chiếc. 10 chiếc ấn được làm vào thời vua Thiệu Trị (1841 - 1847); thời vua Tự Đức (1848 - 1883) cũng có 15 chiếc ấn ấn. Thời vua Kiến Phúc (1884) và vua Hàm Nghi (1885) lại chỉ có 1 chiếc ấn. Đến thời vua Đồng Khánh (1885 - 1888) có 5 chiếc ấn được đúc; thời vua Thành Thái (1889 - 1907) có 10 chiếc ấn. Thời vua Khải Định (1916 - 1924) có 12 chiếc và thời vua Bảo Đại (1925 - 1945) có 8 chiếc.

An Vang Thoi Nguyen

 Trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn cho làm hơn 100 chiếc ấn bằng vàng, bạc hoặc ngọc nhưng việc Hoàng gia triều Nguyễn sử dụng chúng vào mục đích gì, hậu thế sau này không phải ai cũng biết. (Ảnh: Nguyễn Vương)

Về cấu trúc và kiểu dáng của các bảo tỷ thời Nguyễn nói chung đều có 2 phần là thân ấn và quai ấn. Những biểu hiện thẩm mỹ từ những chiếc ấn này cũng góp phần để nhà Nguyễn tự khẳng định triều đại và vị thế đất nước. Biểu tượng chủ yếu trên ấn là con rồng, chân có 5 móng vì trong văn hoá phương Đông đây là linh vật tượng trưng cho nhà vua, sự chính thống của ngôi vị. 

Kim bảo và Ngọc tỷ triều Nguyễn đều là những bảo vật quốc gia nhưng đáng tiếc, một số chiếc ấn có tính biểu tượng như ấn Hoàng đế chi bảo đã thất tán tại Pháp. Một trong số những chiếc ấn bị đánh cắp hoặc tiêu huỷ là ấn Nam Phương Hoàng hậu chi bảo.

Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam chỉ còn lưu giữ được 85 chiếc ấn bằng vàng, bằng ngọc và bằng bạc được chế tác từ thời nhà Nguyễn.

Dưới đây là một số hình ảnh những Kim bảo thời nhà Nguyễn được phục dựng nguyên mẫu bằng gốm thếp vàng với tỷ lệ 1/1 cũng như ý nghĩa của từng chiếc. Hiện những chiếc ấn này đang được trưng bày tại một bên điện Thái Hoà trong Đại Nội Huế:

An 9a 3

 

An 9b 4

Ấn Quốc gia tín bảo bằng vàng, đúc vào niên hiệu Gia Long thứ nhất (1802). Ấn này dùng để đóng trên các văn kiện triệu tập các tướng lĩnh, phát động binh lính, trưng binh nhập ngũ cùng một số văn kiện quan trọng khác. (Ảnh: Nguyễn Vương)

An 8 18

Ấn Cảnh Tông Thuần hoàng đế chi bảo bằng vàng, đúc vào niên hiệu Thành Thái thứ nhất (1889). Ấn này do vua Thành Thái chỉ thị đúc, Cảnh Tông Thuần hoàng đế là miếu hiệu của vua Đồng Khánh. Ấn này dùng để thờ trong Thế Tổ Miếu. (Ảnh: Nguyễn Vương)

An 1 5

Ấn Văn lý mật sát bằng vàng, đúc vào niên hiệu Đồng Khánh nguyên niên (1886). Ấn này dùng để đóng vào các chỉ dụ, sớ chương đã có tẩy xoá hoặc thêm vào những chỗ giáp nhau của 2 tờ văn bản quan trọng. (Ảnh: Nguyễn Vương)

An 2 6

Ấn Từ Dũ Thái hoàng Thái hậu chi bảo bằng vàng, đúc vào niên hiệu Hàm Nghi nguyên niên (1885). Năm 1883, trong một di chiếu trước khi mất, vua Tự Đức đã tấn tôn Hoàng Thái hậu Từ dũ là Thái hoàng Thái hậu. Ấn này do vua Hàm nghi chỉ thị đúc nhân tổ chức lễ tấn tôn cho Hoàng Thái hậu Từ Dũ vào năm 1885. (Ảnh: Nguyễn Vương)

An 3 9

Ấn Bảo Đại thần hàn bằng vàng, đúc vào niên hiệu Bảo Đại nguyên niên (1926). Đây là ấn của vua Bảo Đại, dùng để đóng trên văn từ của vua viết bằng mực son (châu phê hoặc châu bút). (Ảnh: Nguyễn Vương)

An 4 10

 Ấn Tự Đức thần hàn bằng vàng, đúc vào năm Tự Đức thứ nhất (1848). Đây là ấn của vua Tự Đức dùng để đóng trên văn từ của vua viết bằng mực son (châu phê hoặc bút phê). (Ảnh: Nguyễn Vương)

An 6 12

Ấn Từ Minh Huệ hoàng hậu chi bảo bằng bạc mạ vàng, đúc vào thời Thành Thái, Duy Tân khoảng cuối năm 1906 đến giữa năm 1907. Đây là ấn của Từ Minh Huệ hoàng hậu (mẹ vua Thành Thái). (Ảnh: Nguyễn Vương)

An 7 13

Ấn Thánh Tổ Nhân hoàng đế chi bảo bằng vàng, đúc vào niên hiệu Thiệu Trị thứ nhất (1841). Ấn này do vua Thiệu Trị chỉ thị đúc, Thánh Tổ Nhân hoàng đế là miếu hiệu của vua Minh Mạng, ấn này dùng để thờ trong Thế Tổ Miếu. (Ảnh: Nguyễn Vương)

An 5 14

Ấn Hoằng Tông Tuyên Hoàng đế chi bảo bằng bạc mạ vàng, đúc vào niên hiệu Khải Định thứ 10 (1925). Sau khi vua Khải Định băng hà, chiếc ấn này đúc để dâng miếu hiệu, dùng để thờ trong Thế Tổ Miếu. (Ảnh: Nguyễn Vương)

An 10a 15
An 10b 16

Ấn Giản Tông Nghị hoàng đế chi bảo bằng vàng, đúc vào niên hiệu Kiến Phúc nguyên niên (1883). Sau khi vua Kiến Phúc băng hà, vua Hàm Nghi chỉ thị đúc ấn này để dâng miếu hiệu, Giản Tông Nghị hoàng đế là miếu hiệu của vua Kiến Phúc. Ấn này dùng để thờ trong Thế Tổ Miếu. (Ảnh: Nguyễn Vương)

Video: Chiêm ngưỡng những bảo vật quốc gia triều Nguyễn

NGUYỄN VƯƠNG
Chuyên đề: Tin nóng trong ngày
Bình luận
vtcnews.vn