Ảnh: Bốn mẹ con bán hàng rong mắc kẹt trong nhà trọ tồi tàn 6m2 giữa đại dịch

Đời sốngThứ Sáu, 17/09/2021 08:00:00 +07:00
(VTC News) -

Khi Hà Nội chưa giãn cách, chị Ngoan cho 3 con vào xe đẩy rồi rong ruổi khắp ngõ phố để bán hàng rong, nhưng 2 tháng nay 4 mẹ con chỉ biết quanh quẩn trong khu trọ.

Video: Cuộc sống khốn khó của người lao động nghèo, người khuyết tật trong đại dịch

Ảnh: Bốn mẹ con bán hàng rong mắc kẹt trong nhà trọ tồi tàn 6m2 giữa đại dịch - 1

Khu trọ Vườn Cau nằm lọt thỏm giữa những khu đô thị sầm uất trên đường Phạm Văn Đồng (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Đây là nơi sinh sống của những người lao động tự do từ quê lên thành phố bươn trải mưu sinh. 

Ảnh: Bốn mẹ con bán hàng rong mắc kẹt trong nhà trọ tồi tàn 6m2 giữa đại dịch - 2

Dịch bệnh kéo dài khiến những người lao động nghèo ở đây rơi vào cảnh thất nghiệp. Suốt 2 tháng Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, họ chỉ biết bám trụ lại nhà trọ, không biết đi đâu về đâu.

Ảnh: Bốn mẹ con bán hàng rong mắc kẹt trong nhà trọ tồi tàn 6m2 giữa đại dịch - 3

Nằm cuối dãy nhà cấp 4 là căn phòng trọ khoảng 6m2 của 4 mẹ con chị Chu Thị Bích Ngoan (quê ở Phú Thọ). Do chồng ở quê không có việc làm nên chị phải mang theo 3 con nhỏ xuống Hà Nội mưu sinh. 

Ảnh: Bốn mẹ con bán hàng rong mắc kẹt trong nhà trọ tồi tàn 6m2 giữa đại dịch - 4

"4 năm trước, vẫn biết khi quyết định mưu sinh ở chốn thị thành sẽ có nhiều điều trắc trở và khó khăn, tuy nhiên chỉ còn cách đó tôi mới có thể bảo vệ và cho 3 đứa con của mình có cuộc sống tốt hơn", chị Ngoan chia sẻ.

Ảnh: Bốn mẹ con bán hàng rong mắc kẹt trong nhà trọ tồi tàn 6m2 giữa đại dịch - 5

Ngày rời quê hương lên Hà Nội mưu sinh, 2 con gái song sinh của chị vừa tròn 1 tuổi, còn con trai út mới 20 ngày tuổi.

Ảnh: Bốn mẹ con bán hàng rong mắc kẹt trong nhà trọ tồi tàn 6m2 giữa đại dịch - 6

Khi Hà Nội chưa giãn cách, chị Ngoan cùng các con dậy từ 5h sáng để bắt đầu một ngày đi bán hàng. Chị tận dụng chỗ trống của xe đẩy hàng và đưa cả 3 con nhỏ đi khắp các ngóc ngách, phố phường để bán tăm bông, bút bi, đế giày… “Do không đủ tiền cho con đi mẫu giáo, ở nhà thì không có ai trông nên bất đắc dĩ tôi phải mang các con đi theo. Nhiều người bảo tôi là lừa đảo, chỉ là con nuôi, con mượn mới tha lôi đi như thế. Có người độc mồm còn bảo tôi mượn 3 đứa nhỏ để lấy lòng thương của mọi người. Nhưng có ai biết được hoàn cảnh của mình đâu, bỏ con ở nhà nhỡ con làm sao tôi không sống nổi, ở nhà trông con thì không có tiền lo cho chúng nó", người mẹ bán hàng rong nghẹn ngào.

Ảnh: Bốn mẹ con bán hàng rong mắc kẹt trong nhà trọ tồi tàn 6m2 giữa đại dịch - 7

Tần tảo sớm hôm, mỗi tháng chị cũng chỉ kiếm được 5-6 triệu/tháng. Với số tiền này, chị dành ra một khoản để đóng tiền thuê nhà, số còn lại để lo việc ăn uống cho các con, chứ không để dành được đồng nào.  

Ảnh: Bốn mẹ con bán hàng rong mắc kẹt trong nhà trọ tồi tàn 6m2 giữa đại dịch - 8

Chiếc xe đẩy được một người bà con tặng chính là phương tiện duy nhất hỗ trợ chị mưu sinh. Hơn 2 tháng Hà Nội thực hiện Chỉ thị 16 cũng là khoảng thời gian chiếc xe nằm yên trong một góc của xóm trọ.

Ảnh: Bốn mẹ con bán hàng rong mắc kẹt trong nhà trọ tồi tàn 6m2 giữa đại dịch - 9

Trong 4 năm mẹ con chị lăn lộn mưu sinh ở Hà Nội, có lẽ đây chính là giai đoạn khó khăn, vất vả nhất. Ước mơ cho các con được đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa chưa biết bao giờ mới thành hiện thực. 

Ảnh: Bốn mẹ con bán hàng rong mắc kẹt trong nhà trọ tồi tàn 6m2 giữa đại dịch - 10

“Ở đây toàn những hoàn cảnh khó khăn, chủ trọ cũng không có điều kiện dư dả nên cũng chỉ hỗ trợ được mỗi tháng 100.000 đồng tiền phòng mà thôi. Trong xóm trọ này, ai cũng thương 4 mẹ con chị Ngoan lắm. Nhìn sáng nào cũng thấy 4 mẹ con cắp nách nhau đi mà thương không kìm nổi nước mắt. Tôi coi 3 đứa nhỏ như con cháu của mình, cứ lúc nào rảnh là tôi lại sang chơi với bọn trẻ, lúc thì bát canh, khi thì hộp sữa... gọi là tình cảm hàng xóm thôi chứ mình cũng không có nhiều", chị Phạm Thị Vân (43 tuổi, quê ở Hưng Yên) nói.

Ảnh: Bốn mẹ con bán hàng rong mắc kẹt trong nhà trọ tồi tàn 6m2 giữa đại dịch - 11

Ở cùng khu trọ Vườn Cau, chị Bùi Thị Huấn (36 tuổi, ở Kim Bôi, Hoà Bình) là người khuyết tật bẩm sinh. Chị không thể làm được những công việc bưng bê, bốc vác như những người bình thường. Xuống Hà Nội, chị làm việc ở đoàn hát của người khuyết tật.

Ảnh: Bốn mẹ con bán hàng rong mắc kẹt trong nhà trọ tồi tàn 6m2 giữa đại dịch - 12

Trong một lần đi hát, chị Huấn gặp và quen với anh Chu Văn Nguyện (quê Ba Vì, Hà Nội). Sau một thời gian tìm hiểu, hai người quyết định dọn về ở chung để có thể đỡ đần nhau trong cuộc sống hàng ngày. 

Ảnh: Bốn mẹ con bán hàng rong mắc kẹt trong nhà trọ tồi tàn 6m2 giữa đại dịch - 13

Thời gian dịch COVID-19 chưa bùng phát, hàng ngày, anh Nguyện chở chị Huấn tới các điểm đoàn hát dừng chân, còn anh sẽ vào các chợ ở Hà Nội bán tăm bông. Mỗi tháng, bình quân mỗi người kiếm được 3-4 triệu đồng, cũng đủ để trang trải cuộc sống hàng ngày. 

Ảnh: Bốn mẹ con bán hàng rong mắc kẹt trong nhà trọ tồi tàn 6m2 giữa đại dịch - 14

"Từ ngày Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, đoàn hát của Huấn dừng hoạt động, bản thân tôi cũng không thể tiếp tục công việc bán tăm bông. Hơn 2 tháng, cuộc sống của hai chúng tôi chỉ quanh quẩn trong căn phòng trọ vỏn vẹn 8m2, thiếu thốn mọi bề. Cũng may mắn vì đợt vừa rồi, Hà Nội triển khai chiến dịch tiêm chủng cho toàn dân nên tôi đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Sắp tới, nếu Hà Nội hết giãn cách và người lao động được đi làm trở lại, tôi cũng an tâm phần nào", anh Nguyện chia sẻ.

Ảnh: Bốn mẹ con bán hàng rong mắc kẹt trong nhà trọ tồi tàn 6m2 giữa đại dịch - 15

Bữa cơm chỉ có lạc rang, ít canh bí luộc của những người lao động nơi xóm trọ nghèo. Từ ngày giãn cách, ngoài sự chắt chiu, tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu, họ chỉ biết trông cậy vào sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các mạnh thường quân.

Đắc Huy - Văn Giang
Bình luận
vtcnews.vn