• Zalo

Ảnh: Xóm trọ nghèo bên bãi đất ven sông Hồng lao đao trong đại dịch COVID-19

Tin nhanh 24hThứ Ba, 14/09/2021 15:28:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Hai tháng nay, người lao động nghèo ở xóm trọ bãi bồi sông Hồng "mắc kẹt" trong những căn phòng ẩm thấp vỏn vẹn 3m2, cuộc sống của họ trở nên bế tắc vì đại dịch.

Video: Cuộc sống khốn khó của người lao động nghèo trong xóm trọ trên bãi đất sông Hồng

Ảnh: Xóm trọ nghèo bên bãi đất ven sông Hồng lao đao trong đại dịch COVID-19 - 1

20 năm qua, những căn gác trọ vỏn vẹn khoảng 3m2 trên bãi đất sông Hồng ở phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội là nơi ở của hàng nghìn dân ngụ cư, có người đã sống tại đây quá nửa đời người.

Ảnh: Xóm trọ nghèo bên bãi đất ven sông Hồng lao đao trong đại dịch COVID-19 - 2

10 năm trước, sau khi trải qua biến cố mất đi người con trai vì bệnh suy thận, vợ chồng bà Hoàng Thị Guôm (63 tuổi, trú tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) khăn gói lên Hà Nội để mưu sinh. Hai ông bà thuê một căn gác nhỏ tại xóm trọ nghèo ở phố An Xá (phường Phúc Xá, quận Ba Đình). 

Ảnh: Xóm trọ nghèo bên bãi đất ven sông Hồng lao đao trong đại dịch COVID-19 - 3

"Tôi mất con cách đây hơn chục năm, đó cũng là khoảng thời gian đau đớn tột cùng của một người mẹ. Những năm tháng sau ấy tôi quyết định cùng chồng đi khỏi quê hương để đến một vùng đất khác, bắt đầu một cuộc sống mới, một hành trình mới mà ở đấy không còn những kí ức của biến cố năm nào. Tôi lên Hà Nội và bắt đầu đi bán hoa quả từ năm 2011. Rong ruổi gần hết một kiếp người nhưng vẫn chẳng đủ ăn. Thời gian gần đây dịch bệnh ập đến càng làm cho cuộc sống của tôi cũng như những người ngụ cư ở đây trở nên khốn khó bội phần", bà Guôm thở dài.

Ảnh: Xóm trọ nghèo bên bãi đất ven sông Hồng lao đao trong đại dịch COVID-19 - 4

Khi Hà Nội chưa giãn cách, bà Guôm thường dậy từ 5h sáng ra chợ để lấy các mặt hàng rau củ quả mang đi bán. Phương tiện duy nhất hỗ trợ bà là chiếc xe đạp cũ. Nhưng 2 tháng nay, chiếc xe nằm gọn trong góc nhà vì dịch bệnh. “Do tuổi đã cao nên tôi không còn đủ sức khoẻ để có thể làm cửu vạn, hay buôn bán lớn ở chợ Long Biên như những người khác. Tôi chỉ có thể bấu víu vào cái nghề buôn hoa quả nhỏ lẻ này để rau cháo qua ngày mà thôi. Chồng tôi ông ấy ngót nghét gần 70 rồi, cũng bệnh tật ốm đau liên miên nên tôi là lao động chính trong nhà. Hôm nào trời thương thì được 100.000 đồng, còn hôm nào trời mưa, chỉ kiếm được 30.000-50.000 đồng mà thôi", bà Guôm chia sẻ.

Ảnh: Xóm trọ nghèo bên bãi đất ven sông Hồng lao đao trong đại dịch COVID-19 - 5

Không có việc làm, những người lao động nghèo như bà Guôm mắc kẹt trong sự thiếu thốn trăm bề.

Ảnh: Xóm trọ nghèo bên bãi đất ven sông Hồng lao đao trong đại dịch COVID-19 - 6

Bữa cơm chỉ có quả trứng, ít rau xanh và lạc rang của vợ chồng bà Guôm.

Ảnh: Xóm trọ nghèo bên bãi đất ven sông Hồng lao đao trong đại dịch COVID-19 - 7

"Cuộc sống mình nghèo mãi, bất hạnh mãi nên cũng quen rồi. Đợt Hà Nội bắt đầu giãn cách cũng là lúc tôi nhận được tin đứa con gái còn lại của mình bị tai nạn giao thông ở Hưng Yên. Còn gì đau hơn khi con bị gãy chân mà bố mẹ chỉ biết nghe giọng con qua cái màn hình điện thoại. Không thể về vì sợ công an phạt, tôi cố gắng vay mượn gửi cho em nó mấy triệu để có thể trang trải viện phí", người phụ nữ gần 70 tuổi nghẹn ngào.

Ảnh: Xóm trọ nghèo bên bãi đất ven sông Hồng lao đao trong đại dịch COVID-19 - 8

 Khuôn mặt không giấu nổi sự lo lắng và bất an của bà Guôm khi gọi điện về hỏi thăm sức khoẻ của người con gái mới bị tai nạn hồi tháng 7 vừa qua.

Ảnh: Xóm trọ nghèo bên bãi đất ven sông Hồng lao đao trong đại dịch COVID-19 - 9

Ông Phan Văn Vinh (68 tuổi, chồng bà Guôm) là thương binh hạng 3/4 nên sức khỏe yếu. Hàng ngày, ông ở nhà phụ bà công việc bếp núc, đến đêm thì ra chợ hoa quả Long Biên làm nghề tẩm quất cho những thương lái ở đây. 

Ảnh: Xóm trọ nghèo bên bãi đất ven sông Hồng lao đao trong đại dịch COVID-19 - 10

“Chủ trọ ở đây cũng nghèo khổ nên không thể hỗ trợ được nhiều cho chúng tôi trong giai đoạn giãn cách xã hội. Trong đợt Hà Nội triển khai chiến dịch tiêm chủng cho toàn dân, 2 vợ chồng tôi may mắn cũng nằm trong danh sách nên đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Nhận được thông tin Hà Nội đề xuất cho người lao động nghèo về quê, tôi vui lắm. Tôi muốn về để lo cho con gái, nó ở nhà một mình chẳng biết dựa dẫm vào ai. Hơn nữa ở quê còn vườn chuối đang đến giai đoạn thu hoạch, tôi không về thì không có ai thu hoạch, bỏ thì phí lắm", bà Guôm cho biết.

Ảnh: Xóm trọ nghèo bên bãi đất ven sông Hồng lao đao trong đại dịch COVID-19 - 11

Kế bên phòng trọ của vợ chồng bà Guôm là căn phòng trọ của bà Kim Thị Thành. Căn phòng tồi tàn nằm lọt thỏm giữa khu tập thể cũ, cửa gỗ ra vào mục nát. Để sống được trong không gian ẩm thấp vỏn vẹn chưa đầy 3m2, bà Thành phải tận dụng từng góc trong nhà để chứa đồ đạc.

Ảnh: Xóm trọ nghèo bên bãi đất ven sông Hồng lao đao trong đại dịch COVID-19 - 12

Bà Thành làm nghề thu gom phế liệu, thành quả mỗi ngày lao động cực nhọc đều được tập kết ngay tại dưới nơi bà đặt lưng ngủ nghỉ. Ảnh hưởng của dịch COVID-19, hơn 1 tháng nay, bà không thể đem bán phế liệu.

Ảnh: Xóm trọ nghèo bên bãi đất ven sông Hồng lao đao trong đại dịch COVID-19 - 13

Bà Thành cho biết: "Tôi mất chồng từ năm 27 tuổi, đến năm 2009 lại thất lạc 5 người con, cháu do đi làm ăn xa bị kẻ gian lừa. Suốt hàng chục năm qua, tôi vẫn luôn tìm kiếm thông tin về các con, các cháu. May mắn thay, nhờ sự giúp sức của các cơ quan chức năng nên tôi đã có được thông tin từ những người thân của mình. Hiện các con, cháu tôi đang ở Thanh Hóa và Tuyên Quang". 

Ảnh: Xóm trọ nghèo bên bãi đất ven sông Hồng lao đao trong đại dịch COVID-19 - 14

 Mọi sinh hoạt của bà đều diễn ra trong căn phòng 3m2. 

Ảnh: Xóm trọ nghèo bên bãi đất ven sông Hồng lao đao trong đại dịch COVID-19 - 15

"Hàng ngày tôi đi nhặt phế liệu, mỗi tháng thu nhập được khoảng 700.000 đồng, tôi dành 500.000 đồng đóng tiền trọ, số còn lại để mua đồ ăn. Cũng may có sự giúp đỡ của chính quyền, các nhà hảo tâm và bà con trong xóm trọ nên cuộc sống cũng đỡ gánh nặng hơn", bà Thành rưng rưng nước mắt chia sẻ. 

Ảnh: Xóm trọ nghèo bên bãi đất ven sông Hồng lao đao trong đại dịch COVID-19 - 16

Chị Hoàng Như Thuỳ ( 43 tuổi, quê Hưng Yên) cho biết: "Nhiều lúc, nghĩ đến bà Guôm, bà Thành là tôi lại chảy nước mắt vì thương. Dịch bệnh tất cả người lao động như chúng tôi trong xóm trọ này đều thất nghiệp, cũng may xung quanh còn có hàng xóm, đỡ đần nhau những lúc hoạn nạn thế này. Mong sao cho "bão dịch" sớm qua đi để chúng tôi có thể đi buôn bán trở lại".

Đắc Huy - Văn Giang
Bình luận
vtcnews.vn