Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 (quận Hoàng Mai, Hà Nội) hiện có khoảng 200 - 300 bệnh nhân từ nặng đến nguy kịch. Trong đó, khoảng 40 ca F0 đang phải thở máy, nhiều F0 chưa tiêm vaccine hoặc mới chỉ tiêm mũi 1.
Đây là tuyến cuối trong điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Hà Nội và một số tỉnh, thành phía Bắc.
Trước khi bước vào khu điều trị, các y bác sĩ phải mặc đồ bảo hộ với mức độ cao nhất.
Bệnh viện luôn có sự hỗ trợ về nhân sự từ Bệnh viện Xanh Pôn và Sở Y tế Hà Nội, tình nguyện viên từ Trường Đại học Y Hà Nội.
Mạng sống của các bệnh nhân nặng, nguy kịch tại đây phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống máy móc và nỗ lực chăm sóc không ngừng nghỉ của đội ngũ y bác sĩ.
Theo PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Phó giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 Đại học Y Hà Nội, một bệnh nhân nặng phải thở máy đòi hỏi số lượng người phục vụ nhiều hơn rất nhiều so với bệnh nhân nhẹ.
Có những bệnh nhân nằm 1 tháng, thậm chí hơn 2 tháng khi ra viện vẫn phải thở oxy.
Đa phần các bệnh nhân diễn biến nặng đều mang bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp...
Bảng theo dõi trung tâm quan sát sức khoẻ toàn bộ bệnh nhân điều trị tại bệnh viện.
Phim chụp X-quang buồng phổi của một bệnh nhân mắc COVID-19 đang có triệu chứng nặng.
Các bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên luôn phải đảm bảo an toàn cao nhất trong quá trình làm việc.
Nhân viên y tế trực lấy dữ liệu thông tin bệnh nhân qua lớp kính ngăn cách.
Mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ 20 đến 30 ca F0 trong tình trạng nặng.
Phần lớn trong số này chủ yếu là người cao tuổi (từ 80 đến 90 và gần 100 tuổi), mắc bệnh lý nền.
Bình luận