• Zalo

10 căn bệnh chực chờ tấn công con người trong mùa đông

Sức khỏeThứ Bảy, 15/12/2018 10:11:00 +07:00Google News

Những căn bệnh như hen suyễn, viêm họng sẽ bị nặng hơn khi trời trở lạnh, và người đã có sẵn bệnh cần chuẩn bị để đối phó với mùa đông.

1 11

 Cảm lạnh là căn bệnh hàng đầu mà ai cũng dễ mắc phải khi trời rét cắt da cắt thịt. Bạn có thể ngăn ngừa cảm lạnh bằng cách rửa tay thường xuyên. Điều này giúp giữ vệ sinh sau khi tay bạn chạm vào những đồ vật “đã qua tay nhiều người” như tay nắm cửa, công tắc đèn… Nếu bạn bị cảm lạnh, hãy sử dụng khăn giấy dùng một lần thay vì khăn tay bằng vải để tránh liên tục tái nhiễm trùng từ chính bạn. (Ảnh: KT)

2

Cúm có thể gây tử vong nếu bạn chủ quan. Tiêm vaccine cúm có thể giúp bảo vệ bạn trong vòng một năm. Những người trên 65 tuổi cũng nên tiêm vaccine chống viêm phổi để phòng mùa đông. (Ảnh: KT)

3 12

Viêm họng: Đau họng, viêm họng và ho là bệnh phổ biến trong mùa đông và chủ yếu là do virus gây ra. Một biện pháp chữa viêm họng nhanh chóng và dễ dàng là súc miệng bằng nước muối ấm. Hãy hòa tan một thìa cafe muối trong một cốc nước ấm để súc miệng. Nước muối có đặc tính chống viêm và có thể có tác dụng làm dịu cơn ho và rát cổ họng.  

4 5

Hen suyễn: Không khí lạnh là tác nhân chính gây ra các triệu chứng hen suyễn như thở khò khè và khó thở. Những người mắc bệnh hen suyễn nên đặc biệt cẩn thận trong mùa đông. Các bác sĩ khuyến cáo, người mắc bệnh hen suyễn nên tránh ra ngoài đường vào những ngày trời lạnh và có gió. Nếu phải đi ra ngoài, bạn hãy mang theo khăn quàng và khẩu trang để giữ ấm vùng cổ, tránh gió lạnh tạt vào mũi, miệng. Đặc biệt, những người bị hen suyễn phải luôn mang thuốc bên mình. (Ảnh: KT)

5 5

Norovirus là nỗi ám ảnh khi mùa đông đến. Norovirus là một loại bệnh dạ dày cực kỳ dễ lây nhiễm vào mùa đông. Trẻ nhỏ và người già đặc biệt có nguy cơ lây nhiễm. Khi nhiễm norovirus, bạn sẽ bị nôn mửa và tiêu chảy, do đó, điều quan trọng là phải uống nhiều nước để tránh mất nước. (Ảnh: KT)

6 7

Viêm khớp: Mùa đông cũng là khắc tinh của những người bị đau khớp. Những người bị viêm khớp cho biết, các khớp xương của họ cứng hơn và bị đau hơn vào mùa đông. Tuy nhiên, không có cơ sở nào chứng minh rằng thời tiết lạnh hơn sẽ gây ra bệnh đau khớp. Một số chuyên gia cho rằng, con người bị trầm cảm hơn trong thời tiết mùa đông, khiến họ cảm nhận nỗi đau sâu sắc hơn. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng, việc tập thể dục hàng ngày có thể giúp cải thiện thể chất và cả tinh thần của người bệnh. Bơi lội là môn thể thao lý tưởng cho những người có vấn đề về khớp. (Ảnh: KT)

7 7

Bệnh lở miệng: Đây là dấu hiệu cho thấy chúng ta đang bị căng thẳng hoặc tâm trạng đi xuống. Căn bệnh này không nguy hiểm, nhưng sẽ làm bạn khó chịu khi nói, khi ăn uống... Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh nếu chú ý chăm sóc bản thân và giữ tinh thần trong mùa đông u ám. (Ảnh: KT)

8 9

Lên cơn đau tim: Các cơn đau tim rất phổ biến trong mùa đông, có thể là do thời tiết lạnh làm tăng huyết áp và trái tim phải hoạt động nhiều hơn để giữ ấm cơ thể trong mùa đông. 

9 9

Hiện tượng Raynaud hay hội chứng Raynaud là tình trạng máu chảy đến ngón tay, ngón chân bị giảm do mạch máu bị hẹp và thường xảy ra khi bạn tiếp xúc với nhiệt độ thấp hoặc bị stress. Da ở các ngón tay, ngón chân sẽ trở nên trắng, chuyển xanh, sau đó tím đi và kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Nếu không điều trị kịp thời, bạn sẽ bắt đầu bị nhức và nổi nhọt. Nếu tuần hoàn máu quá thấp trong thời gian dài, chỗ da đó có nguy cơ bị hoại tử vĩnh viễn. (Ảnh: KT)

10

Da khô là tình trạng phổ biến và thường tồi tệ hơn trong mùa đông, khi độ ẩm trong không khí xuống thấp. Bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm để bảo vệ làn da trong mùa đông. Thời gian tốt nhất để thoa kem dưỡng ẩm là sau khi tắm và một lần nữa khi đi ngủ. (Ảnh: KT.)

(Nguồn: VOV.VN)
Bình luận
vtcnews.vn