(VTC News) - Lần nào con lên thăm, ông Chấn cũng hỏi câu: “Đã minh oan cho bố chưa?”.
Bà có niềm tin chắc chắn rằng chồng mình vô tội, nên cùng các con bắt đầu viết đơn kêu oan, gửi đi khắp nơi.
“Kiếm được đồng nào tôi lại dành dụm để đi kêu oan, nên các con tôi, chỉ duy nhất đứa út được học hết cấp 3, những đứa còn lại chỉ học tới lớp 9 rồi nghỉ”, bà Chiến khóc ngất khi kể lại sự việc.
Cho đến giờ, những người trong gia đình ông Chấn không nhớ nổi đã gửi đi bao nhiêu lá đơn kêu cứu và gửi đi những đâu để kêu oan.
Anh Nguyễn Hữu Quyết, con trai trưởng khẳng định: “Đơn thư và tài liệu tính ra có lẽ cũng xếp đầy được một xe ô tô rồi đấy!”.
Thương bố bị dính líu vào oan sai, hàng tháng, anh Quyết và mẹ đều lên thăm hỏi, tiếp tế đồ ăn thức uống cho ông Chấn tại trại giam.
Mỗi lần đến thăm, trại chỉ cho phép được gửi đồ tiếp tế không quá 20kg. Nhưng lần nào gia đình cũng gửi tới 60, 70kg, cầu mong quản giáo chấp nhận, những mong ông Chấn không phải chịu quá nhiều khổ cực, yên tâm chờ ngày trở về.
Gia cảnh càng lúc càng khó khăn, anh em, hàng xóm thương tình người cho ít khoai, người cho ít đỗ, thóc, người cho cân thịt, người cho gói mì chính...
Thời điểm con gái út là Nguyễn Thị Thu lập gia đình, cũng là lúc ông Chấn chuyển trại lên cải tạo ở Vĩnh Phúc, tin chưa kịp thông báo về. Cả gia đình lên báo tin vui cho bố, nhưng dò hỏi mãi mới tìm thấy, chỉ kịp gặp nhau được một ít thời gian lại tất tả trở về.
Có lần, cả gia đình lên thăm đúng lúc ông ốm nặng nên nhờ các cán bộ trại giam nhắn với gia đình là không thể ra gặp được.
Chị Thu cho biết: “Chúng tôi nhờ cán bộ nhắn với bố gắng gượng ra gặp các con và mẹ, vì đường sá xa xôi, thi thoảng mới lên thăm được. Cuối cùng bố cũng cố đi ra trong bộ dạng gầy gò, ốm yếu, cả nhà lại nhìn nhau khóc cạn nước mắt”.
Gặp gỡ người thân, ông chỉ hỏi độc câu: “Đã minh oan được cho bố chưa? Nếu không phải con liệt sĩ, bố đã bị xử bắn lâu rồi, còn đâu đến ngày được minh oan nữa!".
Trước khi đi xuất khẩu lao động, cô con gái đầu Nguyễn Thị Quyền nhất quyết đòi được gặp mặt bố. Hôm đó, anh Quyết chở em bằng xe máy, do quá mệt mỏi, đi xe loạng choạng bị ngã, cô em gái bị thương phải cấp cứu tại Bệnh viện Vĩnh Yên. Buổi đi thăm hôm đó coi như hủy bỏ. Tiền nằm viện chữa trị lại thêm gánh nặng với gia đình.
Tính đến giờ, số nợ của gia đình ông Chấn đã lên đến 170 triệu đồng. Số tiền đó chi phí cho việc thăm hỏi và đưa đơn kiện khắp nơi.
Sau này, phát hiện manh mối hung thủ thực sự, niềm tin về sự vô tội của ông Chấn ngày càng được củng cố. Cả gia đình họp nhau lại, thể hiện quyết tâm, dù phải bán hết đất cát, nhà cửa, cũng phải minh oan cho bố.
Anh Quyết nhớ lại, lần gặp bố gần đây nhất là hồi tháng 7. Hôm đó, nhìn bố sa sút cả tinh thần và thể chất mà ai cũng chảy nước mắt. Tuy nhiên, ông Chấn vẫn động viên cả nhà gửi đơn kêu oan cho mình.
Khoảng 1 năm trở lại đây, bà Chiến vì quá mệt mỏi đã ngã bệnh. 10 năm đi lại tiếp tế cho chồng, thu thập bằng chứng và kêu oan, nhưng vô vọng, khiến người đàn bà vốn khỏe mạnh, nhanh nhẹn kiệt sức, bệnh tật đầy người.
Hôm có thông tin về hung thủ, bà Chiến có nhiều hy vọng, nên bỗng khỏe lại. Bà tiếp tục vay mượn tiền bạc để gửi đơn lần nữa. Bên cạnh đó, gia đình gom góp gạo, mắm chuẩn bị cho chuyến đi lên Vĩnh Phúc thăm ông Chấn. Và điều kỳ diệu đã xảy ra.
Nhớ lại hôm ấy, anh Quyết vẫn chưa hết bồi hồi, xúc động. Mọi người đang quây quần bên mâm cơm rau đạm bạc bữa tối, thì có mấy anh công an trên huyện đến thông báo gia đình chuẩn bị gặp một người đặc biệt.
Lúc đó, anh Quyết vẫn chưa hiểu mình sẽ được gặp ai. Sáng hôm sau, một chiếc xe ô tô biển xanh của Bộ Công an đỗ trước cửa đón mọi người.
Xe chạy lên phía Nội Bài, rồi rẽ qua quốc lộ 2 lên Vĩnh Phúc, con đường đã quá quen thuộc đối với gia đình mỗi lần lên thăm ông Chấn. Anh Quyết xúc động ôm chầm lấy mẹ, kêu to: “Vậy là lại được gặp bố rồi mẹ ơi!”.
Lên đến trại giam, biết tin ông Chấn đã được thả vì vô tội, tất cả mọi người trong gia đình đều òa khóc nức nở.
Chiều 4/11, khi chiếc xe chở ông Chấn về tới làng Me, đông đảo người làng đổ dồn sự chú ý tới ông Chấn. Họ mong được thấy ông Chấn gầy hay béo, có gì khác so với hồi năm 2003, lúc chưa đi tù.
Không ai để ý tới người một người đàn bà nhỏ bé đang ngất lên, ngất xuống. Bà Chiến, trong ngày mà những nỗ lực miệt mài kêu oan cho chồng suốt hơn 10 năm đã được đền đáp, bà lại khóc ngất vì niềm hạnh phúc.
Kỳ 2: Hành trình cay đắng
Cho đến khi xử phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, bà Nguyễn Thị Chiến (vợ Nguyễn Thanh Chấn, thôn Me, Nghĩa Trung, Việt Yên, Bắc Giang) vẫn không hiểu vì sao ông Chấn bị bắt. Một người chồng, người cha gương mẫu, hết mình vì vợ vì con, không thể dính vào một kỳ án chấn động địa phương thời bấy giờ, đó là hiếp dâm giết người.
Hình ảnh nhức nhối nhất trong lòng, có lẽ là lúc bà Chiến gượng dậy đi dự phiên tòa, rồi hình ảnh chồng mình bị công an giải lên xe ô tô về trại. Bà nhớ mãi cảnh ông Chấn nắm chặt tay bà và các con khóc lớn: “Tôi bị oan, mọi người phải giải oan cho tôi!”.
Bàn tay thò qua song cửa xe bịt bùng cứ xa dần, như muốn níu kéo. Mọi người tất tả chạy theo, bà Chiến ngã quỵ trong vòng tay người thân.
Cứ nhắc đến chồng là bà Chiến lại khóc ngất |
Bà có niềm tin chắc chắn rằng chồng mình vô tội, nên cùng các con bắt đầu viết đơn kêu oan, gửi đi khắp nơi.
“Kiếm được đồng nào tôi lại dành dụm để đi kêu oan, nên các con tôi, chỉ duy nhất đứa út được học hết cấp 3, những đứa còn lại chỉ học tới lớp 9 rồi nghỉ”, bà Chiến khóc ngất khi kể lại sự việc.
Cho đến giờ, những người trong gia đình ông Chấn không nhớ nổi đã gửi đi bao nhiêu lá đơn kêu cứu và gửi đi những đâu để kêu oan.
Anh Nguyễn Hữu Quyết, con trai trưởng khẳng định: “Đơn thư và tài liệu tính ra có lẽ cũng xếp đầy được một xe ô tô rồi đấy!”.
Thương bố bị dính líu vào oan sai, hàng tháng, anh Quyết và mẹ đều lên thăm hỏi, tiếp tế đồ ăn thức uống cho ông Chấn tại trại giam.
Mỗi lần đến thăm, trại chỉ cho phép được gửi đồ tiếp tế không quá 20kg. Nhưng lần nào gia đình cũng gửi tới 60, 70kg, cầu mong quản giáo chấp nhận, những mong ông Chấn không phải chịu quá nhiều khổ cực, yên tâm chờ ngày trở về.
Gia cảnh càng lúc càng khó khăn, anh em, hàng xóm thương tình người cho ít khoai, người cho ít đỗ, thóc, người cho cân thịt, người cho gói mì chính...
Thời điểm con gái út là Nguyễn Thị Thu lập gia đình, cũng là lúc ông Chấn chuyển trại lên cải tạo ở Vĩnh Phúc, tin chưa kịp thông báo về. Cả gia đình lên báo tin vui cho bố, nhưng dò hỏi mãi mới tìm thấy, chỉ kịp gặp nhau được một ít thời gian lại tất tả trở về.
Có lần, cả gia đình lên thăm đúng lúc ông ốm nặng nên nhờ các cán bộ trại giam nhắn với gia đình là không thể ra gặp được.
Sau 10 năm tủi hổ, ông Chấn rất dễ xúc động |
Chị Thu cho biết: “Chúng tôi nhờ cán bộ nhắn với bố gắng gượng ra gặp các con và mẹ, vì đường sá xa xôi, thi thoảng mới lên thăm được. Cuối cùng bố cũng cố đi ra trong bộ dạng gầy gò, ốm yếu, cả nhà lại nhìn nhau khóc cạn nước mắt”.
Gặp gỡ người thân, ông chỉ hỏi độc câu: “Đã minh oan được cho bố chưa? Nếu không phải con liệt sĩ, bố đã bị xử bắn lâu rồi, còn đâu đến ngày được minh oan nữa!".
Trước khi đi xuất khẩu lao động, cô con gái đầu Nguyễn Thị Quyền nhất quyết đòi được gặp mặt bố. Hôm đó, anh Quyết chở em bằng xe máy, do quá mệt mỏi, đi xe loạng choạng bị ngã, cô em gái bị thương phải cấp cứu tại Bệnh viện Vĩnh Yên. Buổi đi thăm hôm đó coi như hủy bỏ. Tiền nằm viện chữa trị lại thêm gánh nặng với gia đình.
Tính đến giờ, số nợ của gia đình ông Chấn đã lên đến 170 triệu đồng. Số tiền đó chi phí cho việc thăm hỏi và đưa đơn kiện khắp nơi.
Sau này, phát hiện manh mối hung thủ thực sự, niềm tin về sự vô tội của ông Chấn ngày càng được củng cố. Cả gia đình họp nhau lại, thể hiện quyết tâm, dù phải bán hết đất cát, nhà cửa, cũng phải minh oan cho bố.
Anh Quyết nhớ lại, lần gặp bố gần đây nhất là hồi tháng 7. Hôm đó, nhìn bố sa sút cả tinh thần và thể chất mà ai cũng chảy nước mắt. Tuy nhiên, ông Chấn vẫn động viên cả nhà gửi đơn kêu oan cho mình.
Khoảng 1 năm trở lại đây, bà Chiến vì quá mệt mỏi đã ngã bệnh. 10 năm đi lại tiếp tế cho chồng, thu thập bằng chứng và kêu oan, nhưng vô vọng, khiến người đàn bà vốn khỏe mạnh, nhanh nhẹn kiệt sức, bệnh tật đầy người.
Hôm có thông tin về hung thủ, bà Chiến có nhiều hy vọng, nên bỗng khỏe lại. Bà tiếp tục vay mượn tiền bạc để gửi đơn lần nữa. Bên cạnh đó, gia đình gom góp gạo, mắm chuẩn bị cho chuyến đi lên Vĩnh Phúc thăm ông Chấn. Và điều kỳ diệu đã xảy ra.
Nhớ lại hôm ấy, anh Quyết vẫn chưa hết bồi hồi, xúc động. Mọi người đang quây quần bên mâm cơm rau đạm bạc bữa tối, thì có mấy anh công an trên huyện đến thông báo gia đình chuẩn bị gặp một người đặc biệt.
Lúc đó, anh Quyết vẫn chưa hiểu mình sẽ được gặp ai. Sáng hôm sau, một chiếc xe ô tô biển xanh của Bộ Công an đỗ trước cửa đón mọi người.
Xe chạy lên phía Nội Bài, rồi rẽ qua quốc lộ 2 lên Vĩnh Phúc, con đường đã quá quen thuộc đối với gia đình mỗi lần lên thăm ông Chấn. Anh Quyết xúc động ôm chầm lấy mẹ, kêu to: “Vậy là lại được gặp bố rồi mẹ ơi!”.
Lên đến trại giam, biết tin ông Chấn đã được thả vì vô tội, tất cả mọi người trong gia đình đều òa khóc nức nở.
Chiều 4/11, khi chiếc xe chở ông Chấn về tới làng Me, đông đảo người làng đổ dồn sự chú ý tới ông Chấn. Họ mong được thấy ông Chấn gầy hay béo, có gì khác so với hồi năm 2003, lúc chưa đi tù.
Không ai để ý tới người một người đàn bà nhỏ bé đang ngất lên, ngất xuống. Bà Chiến, trong ngày mà những nỗ lực miệt mài kêu oan cho chồng suốt hơn 10 năm đã được đền đáp, bà lại khóc ngất vì niềm hạnh phúc.
Hải Minh
Bình luận