Ngày 2/10, một cơ sở sản xuất cải bắc thảo bị đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện sử dụng nguyên liệu là bắp cải thối gom từ từ chợ đầu mối để sản xuất. Thông tin này khiến dư luận và nhiều người mê món cải bắc thảo hoang mang.
Theo các chuyên gia an toàn thực phẩm, món cải bắc thảo làm từ bắp cải thối tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ với sức khỏe con người.
Bắp cải thối hỏng - nguyên liệu để sản xuất cải bắc thảo mới phát hiện, là loại thực phẩm nằm trong danh sách độc hại nhất được các chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không nên ăn, hãy vứt bỏ.
Vì thế, với món cải bác thảo làm từ bắp cải thối, bạn cũng cần tránh tuyệt đối nếu không muốn gặp phải những nguy cơ với sức khỏe.
Cải bắc thảo là từ bắp cải thối hỏng, đã phân hủy sẽ sinh ra chất nitrit độc hại, chất này đóng vai trò trong sự hình thành methemoglobin trong máu người, sau khi ăn vào cơ thể sẽ có phản ứng ngộ độc.
Triệu chứng ngộ độc ở nhiều mức độ khác nhau như đau đầu, chóng mặt, đầy hơi và một số hiện tượng không mong muốn khác. Trường hợp nặng có thể gây ra chuột rút nặng, hôn mê.
Chất methemoglobin còn có thể khiến máu mất các chức năng ô-xy, nôn mửa, tím tái… Những trường hợp bị nặng có thể bất tỉnh, co giật, khó thở, không cấp cứu kịp thời có thể đe dọa tính mạng.
Bắp cải là loại rau có nhiều dinh dưỡng. Các nhà khoa học đánh giá, ngoài các loại vitamin A, B, E, C, chất xơ,...rau bắp cải chứa hàm lượng nguyên tố kẽm cao hơn cả trong cá, thịt.
Video: Rùng mình 3 tấn thực phẩm bẩn, bốc mùi thối ở Nghệ An
Khi được nấu chín, loại cải này còn là nguồn cung cấp các chất sắt, mangan, folat, đường và nhiều chất khác có lợi cho sức khỏe.
Nhưng vì là loại rau mọc sát đất nên cần phải có cách chế biến đảm bảo vệ sinh, khuyến cáo mọi người không sử dụng những lá rau thối và không ăn rau cải luộc đã để qua đêm.
Để đảm bảo an toàn, người tiêu dùng nên lựa chọn tự chế biến cải bắc thảo tại nhà vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vừa đảm bảo dinh dưỡng cho gia đình.
Bình luận