Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba của tỷ phú Jack Ma hiện đang điêu đứng vì nền kinh tế Trung Quốc và một số yếu tố khác dẫn đến những khó khăn trong việc kinh doanh.
Đến nay đã được tròn một năm kể từ khi Alibaba của tỷ phú Jack Ma niêm yết trên sàn chứng khoán New York với đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất lịch sử. Mặc dù có một khởi đầu mạnh mẽ, nhưng cổ phiếu của Alibaba đã hoàn toàn xuống dốc trong năm 2015.
Đã từng có thời điểm, Alibaba (BABA, Tech30) có giá trị thị trường lớn hơn Walmart (WMT) và Amazon (AMZN, Tech30). Giờ đây, cổ phiếu của tập đoàn này đã giảm 45% kể từ mức đỉnh ngày 15.11.2014 và giao dịch dưới mức giá ban đầu là 68 USD.
"Nếu được lựa chọn lại, tôi sẽ giữ công ty mình ở trạng thái tư nhân. Cuộc sống đã trở nên khó khăn khi tiến hành IPO", tỷ phú Jack Ma cho biết vào hồi đầu năm nay.
Hãy nói với các nhà đầu tư rằng, 1.000 USD cổ phiếu Alibaba được mua vào đầu năm 2015 giờ chỉ đáng giá 635 USD.
Dưới đây là những yếu tố mà các nhà phân tích cho rằng đã khiến Alibaba của tỷ phú Jack Ma điêu đứng:
Kinh tế Trung Quốc: Cổ phiếu của Alibaba đã bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về biến động trên thị trường chứng khoán và nền kinh tế giảm tốc của Trung Quốc. Thương mại điện tử vẫn được xem là ngành kinh doanh chủ chốt của Alibaba, và bất kỳ sự suy giảm nào trong chi tiêu của người tiêu dùng sẽ tác động tiêu cực tới tốc độ tăng trưởng của công ty.
Hàng giả: Jack Ma và CEO của tập đoàn đã cam kết sẽ nhổ tận gốc các sản phẩm giả mạo đang được rao bán trên các nền tảng khác nhau của Alibaba. Tuy nhiên, sự quyết liệt trong hành động của Alibaba vẫn chưa đủ. Theo đó, tập đoàn này đã bị Gucci kiện hai lần vì những vấn đề liên quan đến hàng giả hàng nhái.
Quản lý doanh nghiệp: Alibaba đã từng chọn Mỹ, thay vì Hồng Kông (TQ), là nơi niêm yết doanh nghiệp. Trên thực tế, tập đoàn công nghệ này đã gặp khó khăn nhiều hơn kể từ khi tiến hành IPO.
Những yếu tố khác: Alibaba phải đối mặt với sự cạnh tranh gia tăng, đặc biệt là từ JD.com (JD), một công ty đã nhận được hỗ trợ bởi gã điện thoại di động khổng lồ ở Trung Quốc Tencent (TCEHY) và Hoàng tử Ả Rập Alwaleed bin Talal.
Tuy vậy, với phương châm “khách hàng xếp đầu tiên, nhân viên đứng thứ hai và cuối cùng là cổ đông", Jack Ma và công ty của ông vẫn chưa có nhiều hành động để giải quyết những mối lo ngại và những suy xét kỹ lưỡng của giới đầu tư, chuyên gia phân tích.
Tuy nhiên, ở đó vẫn có những yếu tố được xem là lạc quan, đó là Alibaba của tỷ phú Jack Ma vẫn giữ một vị trí thống trị tại một trong những thị trường hấp dẫn nhất trên thế giới.
Nguồn: Một Thế Giới
Đến nay đã được tròn một năm kể từ khi Alibaba của tỷ phú Jack Ma niêm yết trên sàn chứng khoán New York với đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất lịch sử. Mặc dù có một khởi đầu mạnh mẽ, nhưng cổ phiếu của Alibaba đã hoàn toàn xuống dốc trong năm 2015.
Đã từng có thời điểm, Alibaba (BABA, Tech30) có giá trị thị trường lớn hơn Walmart (WMT) và Amazon (AMZN, Tech30). Giờ đây, cổ phiếu của tập đoàn này đã giảm 45% kể từ mức đỉnh ngày 15.11.2014 và giao dịch dưới mức giá ban đầu là 68 USD.
"Nếu được lựa chọn lại, tôi sẽ giữ công ty mình ở trạng thái tư nhân. Cuộc sống đã trở nên khó khăn khi tiến hành IPO", tỷ phú Jack Ma cho biết vào hồi đầu năm nay.
Hãy nói với các nhà đầu tư rằng, 1.000 USD cổ phiếu Alibaba được mua vào đầu năm 2015 giờ chỉ đáng giá 635 USD.
Alibaba của tỷ phú Jack Ma điêu đứng vì nền kinh tế Trung Quốc |
Kinh tế Trung Quốc: Cổ phiếu của Alibaba đã bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về biến động trên thị trường chứng khoán và nền kinh tế giảm tốc của Trung Quốc. Thương mại điện tử vẫn được xem là ngành kinh doanh chủ chốt của Alibaba, và bất kỳ sự suy giảm nào trong chi tiêu của người tiêu dùng sẽ tác động tiêu cực tới tốc độ tăng trưởng của công ty.
Hàng giả: Jack Ma và CEO của tập đoàn đã cam kết sẽ nhổ tận gốc các sản phẩm giả mạo đang được rao bán trên các nền tảng khác nhau của Alibaba. Tuy nhiên, sự quyết liệt trong hành động của Alibaba vẫn chưa đủ. Theo đó, tập đoàn này đã bị Gucci kiện hai lần vì những vấn đề liên quan đến hàng giả hàng nhái.
Quản lý doanh nghiệp: Alibaba đã từng chọn Mỹ, thay vì Hồng Kông (TQ), là nơi niêm yết doanh nghiệp. Trên thực tế, tập đoàn công nghệ này đã gặp khó khăn nhiều hơn kể từ khi tiến hành IPO.
Những yếu tố khác: Alibaba phải đối mặt với sự cạnh tranh gia tăng, đặc biệt là từ JD.com (JD), một công ty đã nhận được hỗ trợ bởi gã điện thoại di động khổng lồ ở Trung Quốc Tencent (TCEHY) và Hoàng tử Ả Rập Alwaleed bin Talal.
Tuy vậy, với phương châm “khách hàng xếp đầu tiên, nhân viên đứng thứ hai và cuối cùng là cổ đông", Jack Ma và công ty của ông vẫn chưa có nhiều hành động để giải quyết những mối lo ngại và những suy xét kỹ lưỡng của giới đầu tư, chuyên gia phân tích.
Tuy nhiên, ở đó vẫn có những yếu tố được xem là lạc quan, đó là Alibaba của tỷ phú Jack Ma vẫn giữ một vị trí thống trị tại một trong những thị trường hấp dẫn nhất trên thế giới.
Nguồn: Một Thế Giới
Bình luận