Giữa cựu HLV trưởng ĐTVN Phan Thanh Hùng với người chuẩn bị làm HLV trưởng ĐT Việt Nam Hoàng Anh Tuấn có rất nhiều điểm trùng hợp. Nhưng cảm giác như hai con người này lại thuộc về hai “triết lý bóng đá” riêng, và không loại trừ khả năng cái khác ấy sẽ khiến cho quá trình xây dựng ĐT Việt Nam diễn ra không suôn sẻ.
Ông cũng cố gắng thuyết phục một bộ phận cầu thủ rằng chiến thuật 4-2-3-1 mà ông Phan Thanh Hùng áp dụng là rất phù hợp với thể hình, thể lực của cầu thủ Việt Nam lúc này. Cuối cùng, ông còn giới thiệu cho ông Hùng một chuyên gia thể lực người Anh được đánh giá là “cạ ruột” của mình để lấp vào cái… điểm chết thể lực mà ngay từ đầu ông Phan Thanh Hùng đã nhìn ra.
Cách ông Tuấn làm việc với ông Hùng dù rất gần gũi thân thiện nhưng về mặt bản chất vẫn là cách làm việc của một cấp dưới với… một cấp trên. Sự dưới – trên mà ở đó có thể ông Tuấn không hoàn toàn đồng tình với các quan điểm về xây dựng đội bóng và xây dựng chiến thuật của ông Hùng, nhưng ông tuyệt nhiên, tuyệt đối không bao giờ để cho những sự “không đồng tình” (nếu có) được phát lộ?
Chúng tôi có cảm giác như vậy bởi nếu gạt qua mối quan hệ cấp dưới – cấp trên, để nhìn nhận ông Tuấn, ông Hùng trong tư cách của hai “vị tướng” có vị thế ngang bằng, sòng phẳng nhau, không khó thấy rằng giữa hai con người này là cả một… trời khác biệt. Những năm cầm quân ở Khánh Hoà, ông Tuấn chứng tỏ mình là một nhà cầm quân cứng rắn, khác hẳn với hình ảnh một Phan Thanh Hùng… ưa tình cảm ở CLB Hà Nội.T&T.
Cũng từ cách vận hành, thi đấu của CLB Khánh Hoà không khó thấy rằng ông Tuấn luôn chủ trương đá bóng dài, thậm chí là đá rát để tận dụng ưu thế về thể lực của một đội bóng mà có những thời điểm được đánh giá là “đội bóng khoẻ nhất V.League”. Nó khác và khác rất nhiều so với kiểu đá nhỏ nhuyễn, dựa trên phẩm chất kĩ thuật của các tiền vệ mà ông Hùng gây dựng ở HN.T&T và cả ở ĐT Việt Nam sau này.
Chính vì những khác biệt căn cốt như thế nên ngay từ bây giờ, sẽ là không thừa nếu đặt ra câu hỏi: Trên cương vị thuyền trưởng ĐTQG, ông Tuấn sẽ tiếp tục phát huy những gì ông Hùng để lại, hay sẽ “phá ngôi nhà cũ” để quyết xây một… “ngôi nhà mới” theo quan điểm riêng của mình?
Trong một cuộc trả lời báo chí mới đây, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, kiêm Phó chủ tịch VFF Phạm Văn Tuấn đã băn khoăn rất nhiều về việc “phát triển chiến lược” của ĐTQG, cái chiến lược mà trong mắt ông Tuấn thì suốt những năm qua gần như chẳng có một… kế hoạch xuyên suốt nào.
Ông Tuấn lấy bằng chứng rằng lúc thích lối chơi kĩ thuật thì ĐT Việt Nam mời thầy Brazil, lúc thích đá kiểu Đức thì mời thầy Đức, và lúc trọng kiểu đá thiên về sức của người Anh thì lại chọn thầy Anh. Chính vì đặc điểm này nên ông Tuấn cho rằng giờ là lúc cần phải xác định rõ một chiến lược phát triển đội tuyển, và tất cả các ông HLV trưởng đội tuyển khi ngồi lên ghế đều phải đi theo chiến lược đã vạch ra.
Chúng tôi đồng tình với cách nhìn nhận mang tính chiến lược, dài hơi như vậy. Và vì vậy trong giai đoạn nhạy cảm này, vấn đề lớn nhất của ĐT Việt Nam không đơn thuần chỉ nằm ở sự chuyển giao giữa ông Hùng với ông Tuấn, cũng không nằm ở việc “ông Tuấn rốt cuộc có tiếp nối chiến lược Phan Thanh Hùng hay không?”, mà nằm ở chỗ, rốt cuộc ĐT Việt Nam rồi sẽ được xây dựng với một chiến lược, một bản sắc nào?
Những nhà làm chuyên môn ở VFF cùng Hội đồng HLV QG cần phải trả lời rõ ràng, chuẩn xác câu hỏi này trước khi đưa ông Tuấn hay ông A, ông B, ông C nào khác… ngồi lên ghế thuyền trưởng ĐTQG.
Trong cuộc trao đổi với chúng tôi ngày hôm qua, Tổng thư kí VFF Ngô Lê Bằng nhấn đi nhấn lại về những điểm tương đồng giữa ông Hùng với ông Tuấn, và kết luận rằng: “Khi còn cầm ĐT Việt Nam, anh Hùng chọn anh Tuấn cũng vì những điểm tương đồng như vậy”.
Quả đúng là suốt quá trình “nằm gai nếm mật” với Phan Thanh Hùng trong giai đoạn chuẩn bị thi đấu tại AFF Suzuki Cup 2012, ông Tuấn chứng tỏ mình là một… cánh tay đắc lực. Ông cố gắng dung hoà các mối quan hệ trong đội tuyển để xây dựng không khí “đội tuyển giống như một gia đình” mà ông Hùng nêu ra.
Ông Hùng, ông Tuấn khác xa nhau về tư duy chiến thuật? |
Ông cũng cố gắng thuyết phục một bộ phận cầu thủ rằng chiến thuật 4-2-3-1 mà ông Phan Thanh Hùng áp dụng là rất phù hợp với thể hình, thể lực của cầu thủ Việt Nam lúc này. Cuối cùng, ông còn giới thiệu cho ông Hùng một chuyên gia thể lực người Anh được đánh giá là “cạ ruột” của mình để lấp vào cái… điểm chết thể lực mà ngay từ đầu ông Phan Thanh Hùng đã nhìn ra.
Cách ông Tuấn làm việc với ông Hùng dù rất gần gũi thân thiện nhưng về mặt bản chất vẫn là cách làm việc của một cấp dưới với… một cấp trên. Sự dưới – trên mà ở đó có thể ông Tuấn không hoàn toàn đồng tình với các quan điểm về xây dựng đội bóng và xây dựng chiến thuật của ông Hùng, nhưng ông tuyệt nhiên, tuyệt đối không bao giờ để cho những sự “không đồng tình” (nếu có) được phát lộ?
Chúng tôi có cảm giác như vậy bởi nếu gạt qua mối quan hệ cấp dưới – cấp trên, để nhìn nhận ông Tuấn, ông Hùng trong tư cách của hai “vị tướng” có vị thế ngang bằng, sòng phẳng nhau, không khó thấy rằng giữa hai con người này là cả một… trời khác biệt. Những năm cầm quân ở Khánh Hoà, ông Tuấn chứng tỏ mình là một nhà cầm quân cứng rắn, khác hẳn với hình ảnh một Phan Thanh Hùng… ưa tình cảm ở CLB Hà Nội.T&T.
Cũng từ cách vận hành, thi đấu của CLB Khánh Hoà không khó thấy rằng ông Tuấn luôn chủ trương đá bóng dài, thậm chí là đá rát để tận dụng ưu thế về thể lực của một đội bóng mà có những thời điểm được đánh giá là “đội bóng khoẻ nhất V.League”. Nó khác và khác rất nhiều so với kiểu đá nhỏ nhuyễn, dựa trên phẩm chất kĩ thuật của các tiền vệ mà ông Hùng gây dựng ở HN.T&T và cả ở ĐT Việt Nam sau này.
Đội tuyển Việt Nam sắp tới sẽ đi theo phong cách... K.Khánh Hòa? |
Chính vì những khác biệt căn cốt như thế nên ngay từ bây giờ, sẽ là không thừa nếu đặt ra câu hỏi: Trên cương vị thuyền trưởng ĐTQG, ông Tuấn sẽ tiếp tục phát huy những gì ông Hùng để lại, hay sẽ “phá ngôi nhà cũ” để quyết xây một… “ngôi nhà mới” theo quan điểm riêng của mình?
Trong một cuộc trả lời báo chí mới đây, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, kiêm Phó chủ tịch VFF Phạm Văn Tuấn đã băn khoăn rất nhiều về việc “phát triển chiến lược” của ĐTQG, cái chiến lược mà trong mắt ông Tuấn thì suốt những năm qua gần như chẳng có một… kế hoạch xuyên suốt nào.
Ông Tuấn lấy bằng chứng rằng lúc thích lối chơi kĩ thuật thì ĐT Việt Nam mời thầy Brazil, lúc thích đá kiểu Đức thì mời thầy Đức, và lúc trọng kiểu đá thiên về sức của người Anh thì lại chọn thầy Anh. Chính vì đặc điểm này nên ông Tuấn cho rằng giờ là lúc cần phải xác định rõ một chiến lược phát triển đội tuyển, và tất cả các ông HLV trưởng đội tuyển khi ngồi lên ghế đều phải đi theo chiến lược đã vạch ra.
Chúng tôi đồng tình với cách nhìn nhận mang tính chiến lược, dài hơi như vậy. Và vì vậy trong giai đoạn nhạy cảm này, vấn đề lớn nhất của ĐT Việt Nam không đơn thuần chỉ nằm ở sự chuyển giao giữa ông Hùng với ông Tuấn, cũng không nằm ở việc “ông Tuấn rốt cuộc có tiếp nối chiến lược Phan Thanh Hùng hay không?”, mà nằm ở chỗ, rốt cuộc ĐT Việt Nam rồi sẽ được xây dựng với một chiến lược, một bản sắc nào?
Những nhà làm chuyên môn ở VFF cùng Hội đồng HLV QG cần phải trả lời rõ ràng, chuẩn xác câu hỏi này trước khi đưa ông Tuấn hay ông A, ông B, ông C nào khác… ngồi lên ghế thuyền trưởng ĐTQG.
Theo CAND
Bình luận